ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 01 tháng 4 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng trong mối liên kết vùng và khu vực; huy động nguồn lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
b) Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thành phố, quyết tâm xây dựng du lịch trở thành ngạnh kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và từng bước đưa Hải Phòng trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia, quốc tế.
2. Yêu cầu
Bám sát các nội dung của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và định hướng phát triển du lịch Hải Phòng nêu tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016 và Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy; xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện. Việc triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, với sự chủ động phối hợp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành, địa phương nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch bền vững.
1. Đến năm 2025
a) Xây dựng, phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, Vũ Yên trở thành trung tâm du lịch quốc tế, Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
b) Đón và phục vụ 20 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2,7 triệu lượt khách quốc tế.
- Tạo 18,5 - 20,5 nghìn việc làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
- 100% người lao động làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch và cán bộ quản lý du lịch được đào tạo, bồi dưỡng nghề, kiến thức du lịch.
2. Đến năm 2030
a) Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
b) Đón và phục vụ 35 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 5,8 triệu lượt khách quốc tế.
c) Tạo 23 - 25 nghìn việc làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục đổi mới tư duy về phát triển du lịch
a) Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư về vai trò, ý nghĩa của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, đem lại hiệu quả về kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng.
b) Đổi mới mạnh mẽ tư duy về phát triển du lịch theo hướng hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có cơ chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn.
c) Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và du khách trong việc thực hiện ứng xử văn minh du lịch, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Kết hợp các biện pháp phục hồi du lịch với nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; không ngừng nâng cao uy tín, sức hút thương hiệu du lịch Hải Phòng, xây dựng hình ảnh điểm đến Hải Phòng an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch
a) Ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch Hải Phòng, tập trung vào 04 nhóm cơ chế, chính sách: (1) thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; (2) khuyến khích, ưu đãi thu hút phát triển sản phẩm du lịch; (3) hỗ trợ, nghiên cứu phát triển thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá, hợp tác về du lịch; (4) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
b) Tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư; tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong quá trình đầu tư để thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào các dự án phát triển du lịch, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín để tạo đột phá trong việc xây dựng các khu du lịch trọng điểm. Kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính. Đồng thời có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng nhằm thu hút đầu tư từ người dân địa phương.
c) Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch (du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch khám chữa bệnh, du lịch thể thao).
d) Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ hãng hàng không mở đường bay mới đi/đến Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi theo Quyết định số 2025/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch
a) Quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư cho chương trình đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại các địa bàn có tiềm năng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối tới các khu, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ liên tỉnh và dẫn tới các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; cảng thủy nội địa chuyên dụng phục vụ khách du lịch.
b) Chú trọng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, nhất là khách sạn 5 sao, hệ thống trung tâm thương mại hiện đại, quy mô lớn, các khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, trung tâm hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện đạt đẳng cấp quốc tế. Khuyến khích đầu tư các công trình du lịch gần gũi với thiên nhiên, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch.
d) Đẩy mạnh triển khai hệ thống thông tin trong quản lý và phát triển du lịch: phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch, lữ hành, lưu trú, dịch vụ du lịch, các ứng dụng tiện ích... kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin chung của thành phố; tăng cường đầu tư các nguồn lực, cải thiện hạ tầng công nghệ để phát triển du lịch thông minh và các loại hình du lịch khác đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
4. Phát triển sản phẩm đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
a) Phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế của từng địa phương, cụ thể:
- Xây dựng, phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo có cơ sở vật chất hiện đại, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, khác biệt, có chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh khai thác sản phẩm du lịch thể thao (golf, đua xe đạp, chạy marathon...), kết nối với sản phẩm du lịch du thuyền nhằm mở rộng không gian, thu hút đối tượng khách có khả năng chi trả cao.
- Mở rộng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Kiến Thụy; du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe (suối khoáng nóng, khám chữa bệnh). Khôi phục, phát huy các di tích lịch sử, di tích cách mạng, làng nghề truyền thống, các lễ hội văn hóa như: Khu di tích Bạch Đằng Giang, Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc, Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Bến tàu không số (K15), Lễ hội chọi Trâu, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ... trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng Hải Phòng, điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Khai thác hiệu quả tuyến đường xuyên đảo từ bến phà Cái Viềng - xã Phù Long về thị trấn Cát Bà (tuyến đường ven biển đẹp nhất miền Bắc) thành sản phẩm du lịch mới, đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, ngắm cảnh gắn với du lịch tâm linh tại Đền Hiền Hào, xã Hiền Hào, huyện Cát Hải.
- Thúc đẩy phát triển du lịch MICE gắn với tổ chức các sự kiện văn hóa, hội nghị quốc tế lớn (tại Cát Bà, Đồ Sơn và khu vực trung tâm thành phố) kết hợp du lịch mua sắm.
b) Nghiên cứu phát triển thêm các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch đô thị về đêm kết hợp khai thác lợi thế văn hóa ẩm thực miền biển Hải Phòng (bánh đa cua, nem cua bể, chả chìa Hạ Lũng, cá mòi kho Kiến Thụy, bánh mỳ cay, dừa dầm, các món ốc...), đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, tạo điểm nhấn thu hút du khách (phố đi bộ, không gian ẩm thực ngoài trời...).
c) Hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành xây dựng, phát triển sản phẩm trên cơ sở kết nối xây dựng sản phẩm điểm đến du lịch đặc trưng, độc đáo, riêng có của du lịch Hải Phòng. Hình thành, kết nối các mắt xích trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch (bao gồm vận chuyển - lữ hành - lưu trú - dịch vụ khác) để đảm bảo tính đồng bộ, chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
5. Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch
a) Nghiên cứu thị trường khách du lịch, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của du khách để xây dựng các sản phẩm và chương trình quảng bá xúc tiến du lịch phù hợp, hiệu quả.
b) Chú trọng phân khúc thị trường khách nội địa, đặc biệt vào các dịp đầu xuân (mùa lễ hội), các kỳ nghỉ lễ, Tết, hè và trong điều kiện tình hình dịch bệnh, an ninh chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Mở rộng và thu hút khách du lịch từ các thị trường có đường bay thẳng tới Hải Phòng (thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Định, Kiên Giang, Lâm Đồng...).
c) Tiếp tục đẩy mạnh thu hút khách quốc tế từ các thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Úc, Tây Âu, Đông Âu, Liên Bang Nga..., các địa phương quốc tế có quan hệ giao lưu, hợp tác với Hải Phòng. Phát triển thị trường khách chuyên gia đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, khách Việt kiều thăm thân.
6. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển du lịch
a) Xây dựng và quảng bá hình ảnh Hải Phòng với thương hiệu điểm đến an toàn, tin cậy, chất lượng và hấp dẫn.
b) Đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động xúc tiến du lịch, chú trọng sử dụng các hình thức, công cụ xúc tiến du lịch mới; áp dụng công nghệ tiên tiến, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch. Tập trung triển khai dự án phát triển du lịch thông minh, hình thành và đưa vào vận hành một số ứng dụng cơ bản, đảm bảo tích hợp tiện ích thông minh, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch. Chú trọng, quan tâm đến các công cụ mạng xã hội, đảm bảo an ninh mạng trong xúc tiến quảng bá du lịch thành phố.
c) Đề xuất đăng cai các sự kiện quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng để quảng bá hình ảnh thành phố Hải Phòng đến bạn bè và du khách trong, ngoài nước. Tổ chức các chương trình xúc tiến tại các hội chợ đầu tư - thương mại - du lịch quốc tế, chú trọng quảng bá du lịch Hải Phòng tại một số quốc gia, vùng, lãnh thổ không bị ảnh hưởng của dịch bệnh và đang có nhiều nhà đầu tư tiềm năng để quảng bá, thu hút đầu tư vào Hải Phòng.
d) Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương trong nước và quốc tế (các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam; các địa phương thuộc hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc)...); với các hãng hàng không và hãng lữ hành lớn thực hiện các chương trình, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch tại chỗ và tại các thị trường trọng điểm quốc tế. Tổ chức các đoàn khảo sát, xúc tiến tại các thị trường trọng điểm trên cả nước, kết nối các doanh nghiệp du lịch của Hải Phòng và các địa phương, hợp tác đưa đón khách đến thành phố và ngược lại.
7. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
a) Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao, coi đây là khâu đột phá để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
b) Tăng cường hợp tác giữa 3 nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà trường trong phát triển nguồn nhân lực du lịch; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đào tạo phát triển nhân lực du lịch. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao năng lực (về kiến thức, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tin học và đạo đức nghề nghiệp) cho lao động ngành, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo và cấp độ vị trí việc làm.
c) Chú trọng liên kết, đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo nhân lực du lịch; đẩy mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài; tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực du lịch thông qua tự học, tự đào tạo. Tăng cường thu hút vốn, công nghệ tiên tiến nước ngoài phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch.
8. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
a) Tập trung triển khai thực hiện Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực du lịch phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế; coi trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch theo hướng bền vững.
b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và phân công, phân cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng trong phát triển du lịch. Nâng cao năng lực cho nhân lực tham mưu quản lý hoạt động du lịch ở cấp huyện tại những địa phương có hoạt động du lịch phát triển.
c) Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành và địa phương trong quản lý, hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ phát triển du lịch. Phát huy vai trò và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai hoạt động du lịch. Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; không để xảy ra hiện tượng chèo kéo, bắt chẹt, tăng giá dịch vụ, lừa đảo du khách... để tạo môi trường du lịch đồng bộ, an toàn, thân thiện, văn minh.
d) Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư thêm nguồn lực để tiến tới ứng dụng công nghệ, phương pháp thống kê hiện đại, chính xác trong lĩnh vực du lịch nhằm phục vụ tốt cho công tác dự báo thị trường, xây dựng kế hoạch, đầu tư và xúc tiến phát triển du lịch của thành phố.
9. Bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển du lịch
a) Phát huy trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân được giao quản lý tài nguyên du lịch, đảm bảo tuân thủ và khai thác hợp lý; tránh việc khai thác quá mức gây suy giảm hoặc xuống cấp tài nguyên.
b) Triển khai các chương trình giáo dục cộng đồng, tăng cường thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của dân cư và du khách về ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch; ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa, môi trường, tài nguyên du lịch. Tổ chức và phát động các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, xây dựng ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên xung quanh của nhân dân và khách du lịch.
c) Nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo ngăn chặn, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch.
d) Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động kinh doanh: giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC, hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du lịch; áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải - tái sử dụng - tái chế chất thải trong hoạt động phát triển du lịch; tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng xanh thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đèn compac, đèn quang năng, sử dụng ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc; khuyến khích và tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch; khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường; tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu điểm du lịch tự nhiên...
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch Hải Phòng; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này.
b) Đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (lồng ghép với báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương và thành phố về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn) và theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
c) Chủ trì cùng các ngành, địa phương liên quan tiếp tục tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch Hải Phòng và thực hiện chính sách hỗ trợ hãng hàng không mở đường bay mới đi/đến Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi theo Quyết định số 2025/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016.
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn đầu tư công cho các dự án đầu tư phát triển du lịch được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
b) Hướng dẫn và hỗ trợ các nhà đầu thực hiện các thủ tục đầu tư để triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án phát triển du lịch đảm bảo đúng tiến độ và quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến, kêu gọi hợp tác đầu tư; tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển du lịch thành phố.
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch.
Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, các phương thức dịch vụ vận tải khách du lịch đảm bảo thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành Du lịch thành phố.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn về đất đai đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng đất; xử lý các vướng mắc phát sinh (nếu có).
b) Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong hoạt động du lịch.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương quản lý quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực hiện chỉnh trang đô thị, tạo dựng cảnh quan tại các khu phố, khu du lịch để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các ngành, địa phương liên quan tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng sản phẩm phục vụ du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.
b) Tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hải Phòng sử dụng làm quà tặng du lịch. Đồng thời thực hiện các giải pháp kết nối sản phẩm, quà tặng lưu niệm tới các khu, điểm du lịch, trung tâm thương mại nhằm phục vụ người dân và du khách.
a) Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch.
b) Tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện nếp sống văn minh, hiện đại, tạo dựng hình ảnh đất và người Hải Phòng thân thiện, mến khách trong mắt bạn bè và du khách.
c) Tăng cường bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa các cấp trên địa bàn thành phố.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp lồng ghép các nội dung phát triển du lịch vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, các mô hình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao phục vụ khai thác, phát triển du lịch.
Lồng ghép việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Hải Phòng trong các sự kiện, hoạt động chính trị đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố.
Ưu tiên hỗ trợ các đề tài, đề án, dự án ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển du lịch theo các Chương trình, Kế hoạch về khoa học công nghệ; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh du lịch. Giới thiệu các sản phẩm phục vụ du lịch trên nền tảng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch.
a) Đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh tại các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố. Kịp thời phối hợp cung cấp thông tin, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp hiệu quả phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự an tâm, tin tưởng cho du khách khi đến với Hải Phòng.
b) Phối hợp hình thành các khu nghỉ dưỡng kết hợp khám chữa bệnh có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.
13. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, Cổng Thông tin điện tử thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các chủ trương, chính sách pháp luật về phát triển du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
b) Phối hợp với Sở Du lịch và các địa phương, đơn vị cung cấp nội dung thông tin, tài liệu tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nội dung của Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho các cơ quan báo chí thành phố, Cổng Thông tin điện tử thành phố và hệ thống thông tin cơ sở để tuyên truyền.
c) Phối hợp với Sở Du lịch tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về hình ảnh du lịch Hải Phòng và phát triển du lịch thông minh.
14. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
a) Tiếp tục tăng cường tiếp nhận thông tin, phối hợp xử lý các đối tượng ăn xin, lang thang cơ nhỡ, gây phản cảm và phiền hà cho khách du lịch; tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cấp phép lao động và quản lý lao động người nước ngoài hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.
b) Chỉ đạo tăng cường chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho lao động phục vụ hoạt động du lịch
a) Chủ trì triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội và phòng cháy chữa cháy tại các khu, điểm du lịch, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho du khách trong quá trình tham quan, du lịch tại Hải Phòng.
b) Phối hợp thẩm định các dự án, đề án trong lĩnh vực du lịch (về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội); kiểm tra, giám sát việc triển khai hoạt động của các dự án.
16. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Căn cứ Kế hoạch của thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện lồng ghép việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược du lịch Việt Nam đến năm 2030 với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Bố trí và đề xuất thành phố bố trí nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn, thúc đẩy hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quản lý. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng, hành vi đeo bám, chèo kéo, chặt chém gây phiền hà cho khách du lịch.
17. Hiệp hội Du lịch Hải Phòng
Chủ động phối hợp với Sở Du lịch triển khai Kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đạt chất lượng, hiệu quả.
18. Các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố
Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm kích cầu du lịch Hải Phòng với thông điệp “Hải Phòng - điểm đến an toàn và hấp dẫn”. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về du lịch Hải Phòng; sản xuất các chương trình, clip, phóng sự giới thiệu về chương trình kích cầu du lịch, thông tin rộng rãi tới đông đảo nhân dân và du khách.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan chủ động thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch này, đảm bảo hiệu quả và thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Du lịch) để xem xét, chỉ đạo. Định kỳ hàng năm có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Du lịch) về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.