ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8141/KH-SXD-PC |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2021 |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 1801/KH-UBND NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2021 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43/CT-TTG NGÀY 11/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ CÔNG VĂN SỐ 686/BTP-VĐCXDPL NGÀY 15/3/2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ SỐ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI SỞ XÂY DỰNG
Thực hiện Kế hoạch số 1801/KH-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 43/CT-TTg) về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và Công văn số 686/BTP-VĐCXDPL ngày 15/3/2021 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng xây dựng ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện tại Sở Xây dựng, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
1.1. Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu, rộng Chỉ thị số 43/CT-TTg ; các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện điểm số, thứ hạng Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 686/BTP-VĐCXDPL và các văn bản có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; gắn kết việc xây dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.
1.2. Xác định cụ thể các nội dung công việc và trách nhiệm của phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ, kịp thời, thống nhất, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.
2. Yêu cầu
2.1. Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị số 43/CT-Ttg và công việc được Bộ Tư pháp hướng dẫn tại Công văn số 686/BTP-VĐCXDPL; gắn với trách nhiệm, phát huy chủ động, tích cực của phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan; bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả trong thực hiện công tác xây dựng và thực thi pháp luật; phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật.
2.2. Việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số Chỉ thị số 43/CT-TTg và Kế hoạch này phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên gắn với việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật
1.1. Rà soát, sử dụng kết quả rà soát văn bản để đề xuất nội dung định hướng ưu tiên trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cơ quan cấp trên, những nội dung định hướng trong văn kiện của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về từng lĩnh vực cụ thể và thực tiễn địa phương để kịp thời tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng có trách nhiệm thường xuyên rà soát, xác định, sử dụng kết quả rà soát văn bản để đề xuất nội dung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật trên các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách của phòng chuyên môn, đơn vị và gửi báo cáo kết quả rà soát kèm theo danh mục nội dung về Phòng Pháp chế.
Phòng Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp các đề xuất, tham mưu Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.2. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Thành phố ban hành thuộc lĩnh vực quản lý để đề xuất nội dung hoàn thiện pháp luật; kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, quyền con người, quyền công dân, hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế Việt Nam mới gia nhập (CPTPP, EVFTA, RCEP...). Chú trọng thể chế hóa, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng thực hiện rà soát pháp luật khi có yêu cầu rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Thành phố ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị, cơ quan mình. Kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương hoặc đất nước và gửi báo cáo kết quả rà soát kèm theo danh mục nội dung về Phòng Pháp chế.
Phòng Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp các đề xuất, tham mưu trình Giám đốc Sở văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3. Thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ) và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình thực hiện việc xây dựng, soạn thảo và trình hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thành phố theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ). Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 04/3/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố, gắn với trách nhiệm của từng đơn vị trong soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các phòng chuyên môn, đơn vị, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu. Chú trọng kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách”.
Chú trọng công tác tổ chức lấy ý kiến, phát huy vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, đi vào thực chất, tăng cường tính phản biện, nhất là đối với các chính sách có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng đến quyền lợi ích của cá nhân, tổ chức; đồng thời, không ngừng đẩy mạnh, đổi mới các phương pháp, hình thức lấy ý kiến chuyên gia, đối tượng chịu sự tác động của văn bản và nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý để từ đó góp phần nâng cao tính khả thi và đồng thuận cao khi văn bản được ban hành.
Chú trọng đẩy mạnh việc kiện toàn công tác kiểm soát thủ tục hành chính, xem đây là công tác quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố. Theo đó, để đảm bảo chặt chẽ việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố. Thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (trước và sau khi ban hành).
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.4. Các phòng chuyên môn, đơn vị tự kiểm tra văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn; kịp thời tham mưu, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành và sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, gửi kết quả về Phòng Pháp chế.
Phòng Pháp chế tham mưu việc tăng cường hoạt động kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành để kịp thời phát hiện những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, trái pháp luật.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.5. Phòng Pháp chế tham mưu tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, đề nghị xây dựng Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.
Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy trình lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, đề nghị xây dựng Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.6. Nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi sát việc tiếp thu, giải trình và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo.
Phòng chuyên môn, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp Phòng Pháp chế và các cơ quan, tổ chức có liên quan nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi sát việc tiếp thu, giải trình và báo cáo Giám đốc Sở về kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Nâng cao chất lượng công tác pháp chế, đào tạo
2.1. Phòng Tổ chức - Cán bộ chủ trì phối hợp Phòng Pháp chế và các rà soát đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng chính sách, đánh giá tác động chính sách, soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa hệ thống quy phạm pháp luật ở tất cả các ngành, các cấp để có biện pháp bố trí cán bộ đủ năng lực làm công tác này; tham mưu kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế; cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật khi có yêu cầu của Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp.
2.2. Văn Phòng Sở, hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước để bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định.
2.3. Phòng Pháp chế chủ trì phối hợp Văn phòng Sở tham mưu khai thác, ứng dụng tối đa thành tựu khoa học, kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, nhằm bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.
3. Tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật
3.1. Phòng Pháp chế, Thanh tra Sở đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Xây dựng, đề ra biện pháp xử lý, kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành pháp luật và gửi báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực, theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về Sở Tư pháp; thực hiện nghiêm Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ, Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022” và Kế hoạch số 3110/KH-UB ngày 11/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.2. Tham gia ý kiến đối với đề xuất xây dựng Luật về tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm gắn kết công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
Phòng Pháp chế chủ trì phối hợp các phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan tham gia ý kiến đối với đề xuất xây dựng Luật về tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm gắn kết công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật và gửi về Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp.
3.3. Tăng cường hơn nữa năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.
Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng có trách nhiệm tăng cường hơn nữa năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng đối thoại với doanh nghiệp (thông qua Hệ thống “Đối thoại doanh nghiệp - chính quyền địa phương” của thành phố), người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.4. Phòng Pháp chế thường xuyên phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật. Đồng thời, không ngừng đổi mới phương pháp, tăng cường nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là khâu đầu vào trong tổ chức thi hành pháp luật.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.5. Phòng Pháp chế, Thanh tra Sở phối hợp các phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tình hình tổ chức thi hành pháp luật về xây dựng, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật và cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước; tăng cường thiết chế theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật để đề xuất các giải pháp thực thi hiệu quả; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; tham mưu Giám đốc Sở sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, đúng pháp luật đối với các vụ việc vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Các giải pháp cải thiện điểm số, thứ hạng Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật
4.1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành theo quy định. Tập trung nguồn lực để tổ chức soạn thảo văn bản quy định chi tiết đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn theo quy định. Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết, đồng thời đề xuất giải pháp để tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đó. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở điều kiện đầu tư, kinh doanh, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025; kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính trên tinh thần cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật
Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc nghiên cứu, soạn thảo, trình văn bản.
Phòng Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn, đơn vị trong quá trình xây dựng, tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của thành phố được thực hiện kịp thời và đúng tiến độ; phối hợp Phòng Tổ chức - Cán bộ tham mưu Giám đốc Sở có hình thức xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng chậm tiến độ và không bảo đảm chất lượng văn bản, cương quyết không xem xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân đề xảy ra tình trạng nợ ban hành văn bản.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4.2. Phòng Tổ chức - Cán bộ chủ trì tham mưu biên chế, kiện toàn tổ chức pháp chế, tổ chức làm công tác xây dựng pháp luật; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4.3. Văn phòng Sở chủ trì tham mưu về kinh phí cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Kinh phí thực hiện kế hoạch này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
1. Thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo triển khai thi hành các nhiệm vụ được phân công tại chỉ đạo kế hoạch này.
2. Phòng Pháp chế là đơn vị đầu mối thực hiện và có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này; kịp thời tổng hợp tình hình thực hiện và đề xuất phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Giám đốc Sở xem xét, quyết định; tổng hợp, tham mưu, dự thảo báo cáo trình Giám đốc Sở ký duyệt về tình hình thực hiện kế hoạch theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tư pháp.
Trên đây là nội dung kế hoạch tổ chức thực hiện Kế hoạch số 1801/KH-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và Công văn số 686/BTP-VĐCXDPL ngày 15/3/2021 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật tại Sở Xây dựng. Đề nghị Thủ trưởng các phòng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
|
KT.
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.