ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8127/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 24 tháng 10 nám 2017 của Bộ Chính trị về sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Thành ủy và Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Nghị quyết 54 của Quốc hội);
Để triển khai, thi hành Kết luận 21 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 54 của Quốc hội kịp thời, đầy đủ, sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống hiệu quả và toàn diện, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai các nội dung, đề án thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Triển khai các nội dung, đề án thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, tham mưu cho các cấp theo thẩm quyền, kịp thời đưa các quy định của Nghị quyết vào thực thi hiệu quả, góp phần phát triển thành phố nhanh và bền vững, đóng góp nhiều hơn cho cả nước.
b) Xác định cụ thể từng công việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết 54 của Quốc hội, phân công trách nhiệm lãnh đạo, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố để triển khai có chất lượng, tạo sự đồng thuận của xã hội và bảo đảm tiến độ đề ra một cách khẩn trương
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy trong quá trình triển khai thực hiện Kết luận 21 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 54 Quốc hội; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tiến độ theo kế hoạch.
b) Thực hiện đúng theo các quy trình, thủ tục quy định tại Nghị quyết 54 của Quốc hội và các văn bản pháp luật liên quan.
c) Quá trình nghiên cứu, xây dựng các Đề án, đề xuất các nội dung phải đảm bảo tính khoa học, phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
d) Thực hiện tốt quy chế lấy ý kiến nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; lấy ý kiến các chuyên gia, đánh giá tác động xã hội, lắng nghe ý kiến xã hội trước khi ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố; đảm bảo khẩn trương và đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển thành phố nhanh hơn, bền vững hơn vì cả nước.
Trên cơ sở Nghị quyết 54 của Quốc hội và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, Ủy ban nhân dân thành phố xác định 21 đề án, nội dung thực hiện, trong đó có 13 đề án, nội dung thực hiện thường xuyên theo nhiệm vụ được phân công, 8 đề án cần tổ chức nghiên cứu, đề xuất. Cụ thể như sau:
1. Danh mục các đề án, nội dung lĩnh vực tổ chức bộ máy, quản lý đất đai, dự án:
a) Các đề án tổ chức nghiên cứu, đề xuất:
- Đề án phân cấp, ủy quyền.
- Đề án khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trên tất cả các lĩnh vực từ thành phố đến quận, huyện; đề xuất phương án sắp xếp, giao quyền tự chủ, xã hội hóa ở một số lĩnh vực.
- Đề án mô hình cơ quan quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp
b) Các đề án thực hiện thường xuyên theo nhiệm vụ được phân công:
- Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố giai đoạn 2017 - 2020
- Sắp xếp tổ chức, điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
- Đề án sắp xếp lại, tinh gọn các Ban quản lý các dự án của thành phố và quận, huyện.
- Đề án cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học về công tác ở các sở ban ngành, các khu công nghệ cao.
- Đề xuất danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định để có kế hoạch chuyển đổi hiệu quả.
- Đề xuất danh mục các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố dự kiến triển khai theo quy định Nghị quyết số 54 của Quốc hội.
- Đề xuất ứng vốn ngân sách thành phố thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trên địa bàn thành phố thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương. Trước mắt, đề xuất phương án triển khai đường Vành đai 3 bằng chuyển đổi vốn và hợp tác công tư.
- Thường xuyên rà soát các quy định khác nhau giữa Nghị quyết 54 của Quốc hội với luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề.
2. Danh mục các đề án, nội dung lĩnh vực tài chính, ngân sách:
a) Các đề án tổ chức nghiên cứu, đề xuất:
- Đề án phối hợp các Bộ ngành Trung ương thực hiện rà soát việc sắp xếp lại và xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố.
- Đề án thực hiện các loại phí, lệ phí chưa có trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí (trước mắt xác định 1-2 loại phí, lệ phí trình trong năm 2018);
- Đề án tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí (trước mắt xác định 1-2 loại phí, lệ phí trình trong năm 2018).
- Đề án thực hiện và sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương; chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đề án thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường (trước mắt xác định 1-2 loại thuế trình trong năm 2018).
b) Các đề án thực hiện thường xuyên theo nhiệm vụ được phân công:
- Đề xuất bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách Thành phố từ nguồn vượt thu.
- Dự toán, phân bổ ngân sách thành phố hàng năm.
- Kế hoạch dài hạn sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp (ưu tiên đầu tư các công trình giao thông, giảm ngập nước).
- Đề xuất phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho Thành phố vay lại.
- Đề xuất tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia ngân sách hợp lý, tạo điều kiện cho Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững theo định hướng của Đảng, Nhà nước.
III. BIỆN PHÁP VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân thành phố thành lập 2 Tổ chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung, đề án trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố thông qua trước khi báo cáo Thường trực Thành ủy, trình Ban Thường vụ Thành ủy và các cấp có thẩm quyền của thành phố, trung ương xem xét, quyết định. Cụ thể:
- Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố - Tổ trưởng, đồng chí Trương Văn Lắm - Tổ phó và một số cơ quan liên quan, chuyên gia làm thành viên: chỉ đạo các nội dung, đề án liên quan đến lĩnh vực tổ chức bộ máy, phân cấp ủy quyền, dự án, quản lý đất đai (theo kế hoạch).
- Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố - Tổ trưởng, đồng chí Phan Thị Thắng - Tổ phó và một số cơ quan liên quan, chuyên gia làm thành viên: chỉ đạo các nội dung, đề án liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân sách (theo kế hoạch).
2. Khẩn trương chuẩn bị các nội dung thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố bất thường vào quý I năm 2018 về:
- Tổ chức sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; cải cách hành chính, đánh giá sự hài lòng của người dân; tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học;
- Đề án phân cấp, ủy quyền;
- Các giải pháp chống thất thu thuế;
- Đề xuất điều chỉnh hoặc tăng thêm ít nhất một loại phí, lệ phí.
Chuẩn bị các nội dung, đề án khác theo tiến độ, trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại kỳ họp giữa năm 2018 hoặc kỳ họp bất thường vào quý 3 năm 2018 (nếu cần).
3. Các sở, ban, ngành thành phố:
a) Đối với các đề án, nội dung thực hiện thường xuyên theo nhiệm vụ được phân công: căn cứ vào quy định của Nghị quyết 54 của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chủ động tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện những nội dung, công việc thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý (phân công tại phụ lục kèm theo).
b) Đối với các đề án cần tổ chức nghiên cứu, đề xuất:
- Đề xuất thành lập nhóm nghiên cứu từng đề án, gửi Sở Nội vụ trước ngày 05 tháng 01 năm 2018.
- Xây dựng đề cương đề án, lấy ý kiến các cơ quan liên quan, các chuyên gia, trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố cho ý kiến trước 15 tháng 01 năm 2018.
- Chủ trì tổ chức nghiên cứu đề án được giao, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến góp ý, hoàn chỉnh trình Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố theo tiến độ yêu cầu (phân công tại phụ lục kèm theo).
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc triển khai thực hiện; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh.
4. Chủ động tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành Trung ương cùng tham gia nghiên cứu các đề án thuộc thẩm quyền của trung ương để trình các cơ quan, có thẩm quyền xem xét, quyết định trước tháng 12 năm 2018 để triển khai thực hiện. Cụ thể:
- Đề án thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
- Đề xuất phương án triển khai đường Vành đai 3 bằng chuyển đổi vốn và hợp tác công tư.
- Đề án phối hợp các Bộ ngành Trung ương thực hiện rà soát việc sắp xếp lại và xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương đang quản lý trên địa bàn Thành phố.
- Đề xuất phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút nguồn vốn trong dân.
5. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng các đề án, Ủy ban nhân dân thành phố gửi trước dự thảo cho Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam thành phố để giám sát quá trình triển khai thực hiện, tổ chức góp ý, phản biện để hoàn chỉnh trước khi trình các cấp có thẩm quyền thông qua.
6. Giao Sở Tài chính:
- Phối hợp các sở ban ngành liên quan bố trí kinh phí kịp thời, đầy đủ để tổ chức nghiên cứu các nội dung, đề án trên.
- Mời các tổ chức tài chính quốc tế nghiên cứu, đánh giá thu chi ngân sách của thành phố, đánh giá tín nhiệm tín dụng của thành phố, góp phần nâng cao vị trí của thành phố trong việc sử dụng các nguồn vốn vay.
7. Giao Sở Nội vụ phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất thành lập các Nhóm nghiên cứu từng đề án, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt trước ngày 08 tháng 01 năm 2018.
8. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đôn đốc, kiểm tra các sở ban ngành thực hiện các nội dung, đề án theo phân công, đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra; tham mưu Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Chính phủ 6 tháng năm 2018./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.