ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 811/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 26 tháng 04 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 429/QĐ-TTG NGÀY 24/3/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như sau:
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp được các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Nhiều đề tài, công trình, dự án, nhà máy, cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, cụ thể:
1. Phát triển công nghiệp sinh học về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực
- Đã đưa giống ngô biến đổi gen (NK 7328 Bt/GT, KN 67 Bt/GT) vào trồng tại một số địa phương; triển khai Dự án “Nạc hóa đàn heo”; Dự án “Lai cải tạo đàn bò”; Đề tài “Đánh giá khả năng thích nghi của giống cừu Phan Rang nuôi tại Gia Lai”; Đề tài “Thử nghiệm một số cặp lai giữa lợn rừng Thái Lan và lợn nái bản địa tại Gia Lai”; Dự án “Nuôi khảo nghiệm hươu sao tại địa bàn tỉnh Gia Lai”; Dự án “Xây dựng trang trại chăn nuôi tiên tiến theo công nghệ và giống lợn Đan Mạch tại Gia Lai”… Bên cạnh đó, tỉnh đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các viện triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án trong lĩnh vực chăn nuôi, bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguồn gen quý hiếm, góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân.
- Các đơn vị hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ đã quan tâm đầu tư, triển khai các Dự án: “Đầu tư tăng cường năng lực Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ tỉnh Gia Lai” với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng; “Đầu tư Khu thực nghiệm ứng dụng khoa học và công nghệ” với kinh phí 40 tỷ đồng. Thông qua các đề tài, dự án, tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và các hội nghị tổng kết đầu bờ để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cơ sở và người dân. Ngoài ra, cử hàng trăm lượt cán bộ kỹ thuật tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về nuôi cấy mô tế bào thực vật, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm và chuẩn đoán di truyền trong nông nghiệp; tập huấn nông dân sản xuất theo phương pháp FFS, nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
- Tỉnh đã đẩy mạnh nghiên cứu thực nghiệm, riêng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, từ năm 2007 đến nay đã có 12 đề tài, dự án nghiên cứu thực nghiệm công nghệ sinh học và ứng dụng kết quả phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và các trung tâm khuyến nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; trung tâm dịch vụ nông nghiệp các địa phương đã có nhiều giải pháp đưa giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt ứng dụng vào sản xuất như:
+ Các giống lúa: OM4900, TBR225, LH12, Đài thơm 8, Sươn Lâm 1, TBR 279, Bắc thơm 7, lúa nước HT1, TH85, ML48, RVT, Kim cương 111, VNR 20; Nếp 87, 97;
+ Các giống ngô lai Bioseed 9698, LVN10, CP888, C919, CP333, ngô nếp NH88, Bạch long F1, ngô ngọt Hi brix -53;
+ Các giống sắn KM 94, KM 95, KM 98-5;
+ Các giống lạc cao sản L14, L16, DHT1;
+ Các giống cà phê mới TRS1, TRS4, TR4, TR11;
+ Các giống cao su BV6; giống mía LK92-11, KK3, Uthoong 7, Uthoong 10, Uthoong 12, K93-207, K2000-89.
- Các Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngân - thị xã An Khê, Cơ sở tư nhân Trần Thị Thu Thủy tại thị trấn Chư Ty - huyện Đức Cơ, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Công ty Việt Nga Gia Lai, các phòng nuôi cấy mô thực vật Invitro trên địa bàn tỉnh hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 300.000 cụm hoa cúc các loại; khoảng 200.000 cây giống lan rừng, lan hồ điệp và gần 30.000 bầu hồ tiêu giống Vĩnh Linh sạch bệnh, giống nấm các loại đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu cây giống của người dân.
- Phong trào chăn nuôi bò lai, nuôi heo hướng nạc thông qua các chương trình, dự án đã phát triển rộng khắp và mang lại hiệu quả kinh tế cao; ngoài ra còn đưa một số giống vật nuôi mới phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm tạo ra sản phẩm sạch, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp như: Dê Bách Thảo, cừu Phan Rang, heo siêu nạc, ong lấy mật, vịt trời, gà Đông Tảo, bò lai, kỳ đà, dê lai, giống gia súc, gia cầm bản địa chất lượng tốt vào thử nghiệm; một số kỹ thuật mới trong chăn nuôi đã được ứng dụng như: Nuôi lợn, gà sử dụng đệm lót lên men, thức ăn lên men, nuôi chim Yến; ứng dụng công nghệ sinh học để chế biến thức ăn chăn nuôi cho đại gia súc từ cỏ và phụ phẩm nông nghiệp, sử dụng nguồn thức ăn có dược liệu tại địa phương.
- Công tác nghiên cứu lựa chọn giống, các mô hình trình diễn, các mô hình nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè với quy mô cộng đồng và quy mô hộ gia đình được nhiều địa phương áp dụng. Một số mô hình nuôi cá nước ngọt (cá Chình, cá Diêu hồng, cá Thát lát, cá Tầm, cá Lăng nha đuôi đỏ; các giống cá năng suất cao như cá Diêu hồng đơn tính, cá Rô phi đơn tính, cá Rô đầu vuông, cá Chép lai V1) bước đầu mang lại kết quả tốt, hiệu quả kinh tế cao. Đã hình thành địa chỉ tin cậy cung cấp cá giống cho người dân.
- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành hàng chục nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh của các doanh nghiệp, hàng năm cung ứng hàng trăm ngàn tấn phân phục vụ sản xuất nông nghiệp, xuất bán ngoài tỉnh và xuất khẩu. Trong đó, sử dụng phân hữu cơ hoai mục được ủ với chế phẩm Trichoderma và chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật đối kháng (Phyto-M, SH-BV1, Phyto-PP1); sử dụng một số chủng xạ khuẩn ưa nhiệt phân giải cellulose phân lập để phân hủy vỏ cà phê dùng làm phân bón.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học như bã chua ngọt, bã sinh học trong phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng; đưa các tiến bộ khoa học công nghệ quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), ICM trên cây trồng; triển khai có hiệu quả việc sử dụng phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học thay thế một số loại thuốc hóa học trong canh tác và phòng trừ dịch hại cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo đất, giúp tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ Ve sầu hại cà phê và Xén tóc hại mía; sử dụng công nghệ gen trong việc chẩn đoán bệnh trên cây hồ tiêu, nghiên cứu quy trình nuôi cấy mô cây tiêu để sản xuất giống sạch bệnh; thử nghiệm sản xuất giống Đông Trùng hạ thảo bằng dịch thể, nghiên cứu cải tiến môi trường Đông Trùng hạ thảo giúp tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.
- Nhiều nông dân đã có cách làm sáng tạo, tự nghiên cứu, thử nghiệm thuốc trừ sâu sinh học, dùng phân hữu cơ vi sinh, cải tiến nông cụ thu hoạch, đóng gói sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu hàng hóa trên thị trường, điển hình tại huyện Chư Sê, có chủ trang trại đã pha chế thành công thuốc đặc trị, tận diệt rệp phấn trắng vườn tiêu, năng suất tiêu bình quân 11 - 15 tấn/ha; cải tiến máy chế biến tiêu trắng từ trục ngang sang trục đứng, năng suất tăng gấp 2 lần so với máy cũ. Xuất khẩu mặt hàng tiêu đỏ, chế biến từ tiêu chín, đóng gói, hút chân không, sản phẩm duy nhất có trong ngành Hồ tiêu Việt Nam. Chính sự độc đáo của sản phẩm tiêu đỏ nên giá cao gấp đôi giá tiêu đen…
Đã hình thành các nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu như: Chế biến đường, tinh bột sắn, hạt điều, cà phê, mủ cao su, chè, v.v… phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; đã ứng dụng các chế phẩm bao, bì bọc trái cây, rau củ quả tươi để bảo vệ nông sản trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ; ứng dụng các công nghệ sấy để bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản thu hoạch.
4. Phát triển công nghệ vắc xin trong phòng bệnh vật nuôi, thủy sản
Hằng năm, tỉnh đã triển khai các kế hoạch tiêm phòng vắc xin như lở mồm long móng gia súc, viêm da nổi cục trâu bò, cúm gia cầm, v.v… cũng như xã hội hóa trong tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, nhờ đó góp phần phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ một số công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2025
- Triển khai ứng dụng, phát triển các công nghệ sinh học thế hệ mới; tiếp cận và làm chủ công nghệ tạo các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản, xử lý môi trường...) trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế dần các sản phẩm nguồn gốc hóa học.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản, xử lý môi trường, vắc xin thế hệ mới, bộ dụng cụ chuẩn đoán...) trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cụ thể: Trên 40% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; tăng tỷ lệ sử dụng chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi, thủy sản 40 - 50%, đáp ứng 50% nhu cầu vắc xin cho vật nuôi, tiến tới thay thế dần các sản phẩm nguồn gốc hóa học.
- Tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất ở quy mô công nghiệp; tạo và phát triển được giống cây trồng, vật nuôi mang tính trạng cải tiến như: Chống chịu các sâu bệnh hại chính, các điều kiện bất thuận, sinh trưởng nhanh thích ứng với biến đổi khí hậu... phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Áp dụng rộng rãi các quy trình sản xuất an toàn sinh học và đa dạng hóa các sản phẩm sinh học phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Nâng cao năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị để tiếp nhận, ứng dụng chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp, tiến tới hình thành ngành công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ sinh học nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sinh học theo các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề, bồi dưỡng ngắn hạn bảo đảm chất lượng, đặc biệt chú trọng đào tạo chuyên gia trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ) theo nhóm công tác chuyên ngành phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
2.2. Đến năm 2030
- Làm chủ được một số công nghệ sinh học nông, lâm, ngư nghiệp thế hệ mới; tạo ra một số sản phẩm có quy mô công nghiệp được áp dụng vào thực tiễn sản xuất trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Diện tích trồng các giống mới được tạo ra từ các kỹ thuật công nghệ sinh học chiếm trên 30%; trên 70% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; tỷ lệ sử dụng chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi, thủy sản 60 - 70%, đáp ứng cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi.
- Tăng cường ứng dụng các giải pháp xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học ở đô thị, khu công nghiệp và vùng nông thôn nhằm phòng ngừa, khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
1. Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
1.1. Về cây trồng nông, lâm nghiệp
- Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm các loại cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, phục tráng các giống đã sản xuất đại trà ở địa phương; bảo tồn nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi bản địa đã được phê duyệt tại Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
- Bảo tồn, lưu giữ, phục tráng nguồn gen cây trồng, những giống quý hiếm, giá trị kinh tế cao ở địa phương; nghiên cứu du nhập những giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với đặc điểm vùng sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thực hiện tốt quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu gieo ươm tạo cây con, chăm sóc rừng giống.
1.2. Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cây và đất trồng trọt
- Ứng dụng công nghệ sinh học tạo các chế phẩm sinh học thế hệ mới nhằm quản lý dịch bệnh cây trồng và kiểm soát dư lượng các chất cấm trong nông sản và giám định, chuẩn đoán độ phì nhiêu, sức khỏe đất trồng trọt, nước tưới.
- Phát triển công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp như: Phân bón vi sinh, thuốc, chế phẩm sinh học trong bảo quản, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, vật nuôi; tạo cơ sở hình thành nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn mang lại giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
1.3. Về vật nuôi, thủy sản
- Quản lý tốt và nâng cao chất lượng đàn heo, bò đực giống; phát triển và nâng cao công tác thụ tinh nhân tạo bò, heo; bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi, thủy sản quý, có giá trị kinh tế cao tại địa phương, quản lý tốt việc sản xuất giống gia cầm.
- Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản xuất giống tại địa phương, nhất là giống bò, heo và gia cầm; quản lý chặt chẽ chất lượng giống, đảm bảo giống khỏe và sạch bệnh.
- Phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao gắn với các đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế; phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, thương mại thủy sản đảm bảo thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).
1.4. Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe giống gia súc, gia cầm, thủy sản
- Ứng dụng và làm chủ công nghệ thế hệ mới phát triển phương pháp phát hiện nhanh, giám định tác nhân gây một số bệnh quan trọng, bệnh mới phát sinh ở vật nuôi, thủy sản, kiểm soát dư lượng các chất cấm trong thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, thủy sản; công nghệ tạo chế phẩm nâng cao sức đề kháng, hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của vật nuôi, thủy sản; sản xuất thuốc thú y sinh học có hiệu quả kinh tế cao; chuyển giao quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ enzym, protein, vi sinh vật tạo sản phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng vật nuôi, nâng cao sức đề kháng đối với các yếu tố sinh học, phi sinh học.
1.5. Về bảo quản sau thu hoạch
- Ứng dụng công nghệ phát triển phương pháp kiểm định, đánh giá an toàn và chất lượng thực phẩm từ cây trồng, vật nuôi, thủy sản; giám định, chuẩn đoán tác nhân gây bệnh, giảm chất lượng nông sản, thực phẩm; công nghệ tạo chế phẩm sinh học, nâng cao giá trị gia tăng các phụ phẩm chế biến sau thu hoạch.
- Phát triển công nghệ tạo chế phẩm sinh học phục vụ sơ chế, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản chủ lực.
2. Xây dựng, phát triển tiềm lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
2.1. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa máy móc, thiết bị
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các phòng thí nghiệm sinh học, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm; bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật; nâng cấp Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi… tạo điều kiện cho cán bộ tham gia nghiên cứu, triển khai ứng dụng, chuyển giao, bảo tồn gen…
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mới phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
2.2. Đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực khoa học đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chú trọng đào tạo mới và đào tạo nâng cao đội ngũ chuyên gia có trình độ cao theo hướng hình thành các tổ chức làm việc về công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
- Tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật viên về công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp, kết hợp bồi dưỡng tập huấn chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp cho các doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh.
3. Xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm nông sản ở quy mô công nghiệp, gồm:
- Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
- Phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi... phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.
- Chế phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
- Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, thủy sản, thuốc thú y sinh học, quản lý dịch bệnh hại quan trọng đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và kiểm soát dư lượng các chất cấm.
4. Truyền thông nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học nông nghiệp
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Thường xuyên phổ biến đến người dân các kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất về công nghệ sinh học, các kết quả nổi bật của công nghiệp sinh học nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư và khuyến công để giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp và các cấp, các ngành về các tiến bộ, kỹ thuật của công nghệ sinh học nông nghiệp tạo cơ sở cho việc phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1. Phát triển khoa học và công nghệ
- Hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp trong nông nghiệp.
- Gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.
- Nâng cao năng lực các tổ chức khoa học và công nghệ, các trung tâm kiểm định an toàn sinh học, các phòng kỹ thuật công nghệ để có đủ khả năng tiếp cận, nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp quy mô công nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học.
- Cân đối, bố trí nguồn ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ để đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên phát triển công nghệ sinh học. Triển khai lồng ghép các nguồn kinh phí sự nghiệp khác (sự nghiệp nông nghiệp, bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông, y tế…) để hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ, dự án đầu tư; hỗ trợ ươm tạo công nghệ trong các doanh nghiệp; triển khai các mô hình thực nghiệm, trình diễn, nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
- Các ngành, địa phương chủ động đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học do các Bộ, ngành Trung ương quản lý nhằm tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô công nghiệp và thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp theo cơ chế thị trường và các cơ chế, chính sách mới do Trung ương ban hành về ưu đãi cho phát triển nhanh các doanh nghiệp công nghệ sinh học vừa và nhỏ, đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp sinh học, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầu tư trong lĩnh vực này.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ và doanh nghiệp công nghiệp sinh học thông qua việc ưu tiên cử cán bộ nghiên cứu đi đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành công nghệ sinh học bậc tiến sĩ, thạc sĩ; đào tạo chuyên gia đầu ngành về công nghệ sinh học nông nghiệp.
- Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực có đủ trình độ tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong công nghiệp sinh học, đào tạo chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua các nhiệm vụ hợp tác song phương, đa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học nói chung và công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp nói riêng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giới thiệu mô hình doanh nghiệp công nghiệp sinh học nông nghiệp.
- Tuyên truyền khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghiệp sinh học nông nghiệp sản xuất trong nước.
5. Kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sinh học
- Tăng cường đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước từ nhiều thành phần kinh tế cho phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
- Tập trung kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư vào công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Đăng ký các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sinh học theo kế hoạch đầu tư công hằng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn.
(Danh sách các dự án kêu gọi đầu tư, các dự án trong danh mục đầu tư công vào công nghiệp sinh học tại Phụ lục kèm theo).
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở tham gia vào lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp phát triển mạnh để tạo hiệu ứng lan tỏa.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành có liên quan tham mưu, trình duyệt các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm về công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện lập dự toán triển khai các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, trong đó đề xuất cụ thể từng nguồn kinh phí thực hiện (nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân,…) và tổng hợp chung vào dự toán gửi Sở Tài chính theo thời gian quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm theo quy định của Luật Đầu tư công.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các đề án, dự án, chương trình đầu tư phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
3. Sở Tài chính
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán cho năm sau, căn cứ khả năng ngân sách tỉnh và dự toán của các đơn vị liên quan xây dựng đúng quy định. Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ sinh học, tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ về hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu; công nghệ sinh học hiện đại (trong và ngoài nước) trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp; phát triển thị trường công nghệ đối với các sản phẩm công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị liên quan trong việc thu hút hoặc phối hợp với các viện, trường, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thường xuyên khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp đối với nguồn nhân lực phục vụ công nghệ sinh học ngành nông nghiệp. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học ngành nông nghiệp.
7. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị có liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trong nước và xuất khẩu.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, triển khai thực hiện các chính sách về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật và sản phẩm công nghệ sinh học phù hợp với các cam kết quốc tế và chính sách, pháp luật của Việt Nam.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp; các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; giới thiệu các mô hình doanh nghiệp công nghiệp sinh học nông nghiệp; thông tin, tuyên truyền để nông dân sử dụng các sản phẩm công nghiệp sinh học nông nghiệp sản xuất của tỉnh và trong nước.
10. Sở Ngoại vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
11. Các Hội, Hiệp hội của tỉnh: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ, Hội Nữ doanh nhân tỉnh
Nâng cao vai trò thúc đẩy ứng dụng công nghiệp sinh học nông nghiệp cho các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp của tỉnh.
- Tổng hợp các doanh nghiệp, cơ sở có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung của Kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.
- Xây dựng hoặc đề xuất chương trình, kế hoạch đề tài nghiên cứu nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, xem xét, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
13. Nhiệm vụ chung: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch này và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Định kỳ ngày 15/12 hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHIỆP SINH HỌC
(Kèm theo Kế hoạch số: 811/KH-UBND ngày 26/04/2022 của UBND tỉnh)
STT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Quy mô dự kiến |
Ghi chú |
1 |
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm trọng điểm tại tỉnh Gia Lai |
Tp. Pleiku |
- Khu nhà sản xuất, hỗ trợ khởi nghiệp: Nhà 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD) 473 m2; - Khu hội nghị và làm việc: Nhà 02 tầng DTXD 971 m2, diện tích sàn (DTS) 1.151 m2; - Khu nhà trưng bày và hạ tầng thông tin khoa học công nghệ: Nhà 02 tầng DTXD 367 m2; DTS 706 m2; - Máy móc, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng nghiên cứu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến; - Các hạng mục phụ khác |
Theo Nghị quyết số 402/NQ-HĐND ngày 17/6/2021 của HĐND tỉnh, tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng. |
2 |
Hoàn thiện, tăng cường tiềm lực về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở vật chất bảo tồn quỹ gen |
Tp. Pleiku |
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Trung tâm bảo tồn quỹ gen; - Đầu tư hoàn thiện máy móc, thiết bị còn thiếu cho Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ; - Khu nhà bảo tồn gen và nuôi cấy mô: Nhà 02 tầng DTXD 390 m2; DTS 762 m2. |
Theo Nghị quyết số 423/NQ-HĐND ngày 17/6/2021 của HĐND tỉnh, tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng. |
3 |
Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở thông tin khoa học công nghệ phục vụ cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) |
Tp. Pleiku |
- Đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ khoa học công nghệ; - Đào tạo nhân lực tiếp nhận công nghệ thông tin ứng dụng khoa học và công nghệ, nhân lực chuyên sâu và sử dụng hệ thống quản lý; - Xây dựng trang Web cơ sở dữ liệu định hướng nông nghiệp thông minh, tích hợp kết nối với các mạng tiên tiến khu vực và quốc tế; - Cập nhật, bổ sung nguồn thông tin dữ liệu nông nghiệp thông minh trong nước và trên thế giới. |
Theo Nghị quyết số 407/NQ-HĐND ngày 17/6/2021 của HĐND tỉnh, tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng. |
4 |
Điều tra, bảo tồn một số loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai |
Gia Lai |
- Điều tra, thu thập thông tin, lập danh mục, định danh một số loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ trên diện tích rừng tỉnh Gia Lai; phân tích dược chất một số loại dược liệu quý hiếm; xây dựng quy trình nhân giống sơ bộ một số loài thực vật quý hiếm; đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn một số loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh. - Đầu tư mua sắm các trang thiết bị cấp cho lực lượng kiểm lâm để thực hiện công tác bảo tồn. - Xây dựng Khu thực nghiệm bảo tồn nguồn gen tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng |
Theo Nghị quyết số 403/NQ-HĐND ngày 17/6/2021 của HĐND tỉnh, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng. |
1 |
Dự án nhà máy chế biến rau củ quả |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Păh |
01 ha; 1.000 tấn/năm |
Đất do Nhà nước quản lý |
2 |
Dự án Nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Păh |
01 ha; 1.000 tấn/năm |
Đất do Nhà nước quản lý |
3 |
Dự án chế biến bảo quản sản phẩm dược liệu - Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Sê |
5 ha (bao gồm nhà xưởng, nhà máy và các hạng mục phụ trợ) |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
4 |
Dự án nhà máy chế biến rau, củ, quả, trái cây |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Sê |
7 ha (bao gồm nhà xưởng, nhà máy và các hạng mục phụ trợ) |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
5 |
Dự án nhà máy chế biến hạt tiêu, sản xuất tinh dầu hồ tiêu |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Sê |
7 ha (bao gồm nhà xưởng, nhà máy và các hạng mục phụ trợ) |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
6 |
Dự án nhà máy chế biến hạt Mắc Ca |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Sê |
2 ha (bao gồm nhà xưởng, nhà máy và các hạng mục phụ trợ) |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
7 |
Dự án nhà máy chế biến hạt Sachi |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Sê |
03 ha (bao gồm nhà xưởng, nhà máy và các hạng mục phụ trợ) |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
8 |
Dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc |
Cụm CN-TTCN huyện Chư Sê |
10 ha (bao gồm nhà xưởng, nhà máy và các hạng mục phụ trợ) |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
9 |
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón vi sinh |
Cụm CN huyện Ia Pa |
05 ha |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
10 |
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm |
Cụm CN huyện la Pa |
10 ha |
Đất Cụm CN-TTCN huyện |
11 |
Dự án sản xuất cà phê, hồ tiêu sạch thương phẩm |
Đường QH A3, Khu quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư 02 xã la Tôr - la Băng, huyện Chư Prông |
35.950 m2 |
Đất do Nhà nước quản lý |
12 |
Dự án các nhà máy sản xuất, chế biến nông nghiệp, vật liệu... |
Cụm CN-TTCN huyện Ia Grai |
53 ha |
Đất do Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh đang quản lý |
13 |
Dự án Trung tâm sản xuất hạt giống và rau sạch ứng dụng công nghệ cao |
Làng B, xã Gào, thành phố Pleiku |
30,85 ha |
Đất do Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh đang quản lý |
14 |
Dự án Trung tâm nghiên cứu và cung ứng giống rau, hoa, cây ăn quả Tây Nguyên |
Xã Cửu An và xã Xuân An, thị xã An Khê |
50 ha |
Đất sản xuất nông nghiệp của dân |
15 |
Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
Xã la Khươi, xã Nghĩa Hưng và thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh |
8,8 ha |
Đất do địa phương quản lý |
16 |
Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
Tổ dân phố 7, thị trấn la Kha, huyện la Grai |
40,37 ha |
Đất quy hoạch, hiện Công ty Cà phê Chư Păh đang quản lý |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.