ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2011- 2015
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV và Chương trình công tác của Thành ủy (khóa XV) về Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, để triển khai Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 đã được Ban Thường vụ Thành ủy kết luận tại Hội nghị ngày 25/5/2011, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Trong 5 năm qua (2001 – 2006), Thành phố đã quan tâm chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ và kế hoạch số 32, Kế hoạch số 62 của UBND Thành phố với 7 nhóm giải pháp cơ bản. Tập trung đầu tư, phát triển và quản lý hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, có những bước chuyển biến tích cực.
Trên cơ sở định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Thành phố triển khai nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, Quy hoạch phát triển vận tải thủy, Quy hoạch phát triển vận tải Đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời, huy động nguồn vốn đầu tư thực hiện các đề án, kế hoạch, dự án có tính cấp thiết nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về giao thông đô thị, phát triển giao thông nông thôn theo chương trình phát triển nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030 trong chương trình công tác của Thành ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải và an toàn giao thông, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải; đẩy mạnh tuyên truyền và kiểm tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông v.v… góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Nhiều công trình giao thông đã được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả như: Đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa; nút ngã tư Sở; nút ngã tư Vọng; cầu Vĩnh Thụy; Vành đai 3 (cầu Thanh Trì – Mai Dịch); Đại lộ Thăng Long; đường 32 (Nhổn – Sơn Tây và Sơn Tây – Trung Hà); cầu Vĩnh Tuy; hầm Kim Liên; đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài; Đường Lạc Long Quân; Cầu Tó; Cầu Bươu; Đường Nguyễn Phong Sắc (đoạn Xuân Thủy – Tô Hiệu); Đường Phúc La – Văn Phú; Đường trục phía Bắc Hà Đông; đường Lê Văn Lương kéo dài; Đường chợ 19/12; đường 77; Đường 73 (Ba Thá – Miếu Môn); Cầu Đen; cầu Phùng; Đường 74; Cầu Phùng Xá; Cầu Hòa Thạch; đường 78; đường 75B; đường 88; đường 80; Đường 21B; các cầu cho người đi bộ và nhiều tuyến đường chính liên Huyện, liên xã và đường trong các khu đô thị mới …. Tiếp tục thực hiện đường vành đai 1, vành đai 3 trên cao, đường Văn Cao – hồ Tây, Thái Hà – Láng v.v…
Mạng lưới giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư; Tính đến nay, tổng số km đường giao thông nông thôn đã được phủ mặt (mặt đường nhựa, bêtông xi măng, lát gạch … ) đạt 8.043,1 km, chiếm 62,13%.
Thực hiện duy tru, duy trì đảm bảo an toàn giao thông 1.614,7 km đường và cầu. Đã hoàn thành công tác tiếp nhận và đưa vào quản lý, duy tu hơn 160km đường, cầu do Bộ Giao thông vận tải bàn giao quản lý như đường quốc lộ 2, 3, 6, 32, 21, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến – Linh Đàm, cầu Phùng, một số cầu và hầm đi bộ …
Triển khai các giải pháp tổ chức giao thông như: tăng cường lực lượng phân luồng giao thông, tổ chức giao thông linh hoạt các nút, điều chỉnh chu ký đèn tín hiệu giao thông, bổ sung biển báo, kẻ sơn tổ chức giao thông, điều chỉnh dải phân cách tại các nút giao; qua đó bước đầu đem lại hiệu quả.
Kết quả trên đây đã góp phần giảm ùn tắc cục bộ 66/124 điểm; hàng năm giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí.
Nhiều điểm đỗ xe và bến xe quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Bến xe Yên Nghĩa (7.0ha); điểm đỗ xe Dịch Vọng (diện tích 15.279m2, sức chứa 230 xe); điểm đỗ xe Gia Thụy (diện tích 12.933 m2, sức chứa 180 xe) và nhiều điểm đỗ xe, trông giữ xe khác đã góp phần giải quyết một phần nhu cầu đỗ xe ngày càng cao của nhân dân.
Hoạt động vận tải hành khách công cộng đã có sự phát triển nhanh chóng. Từ năm 2001, dịch vụ xe buýt đã có những bước phục hồi rất nhanh (số lượng xe buýt tăng từ 237 xe và vận chuyển khoảng 19,7 triệu lượt hành khách năm 2001 lên 1145 xe và vận chuyển được 422 triệu lượt khách năm 2010, đáp ứng được 8-9% nhu cầu đi lại của nhân dân). Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh cũng ngày càng phát triển, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân (đến năm 2010 có khoảng 500 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, vận chuyển được 54.5 triệu lượt khách mỗi năm).
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một mạng lưới khung hoàn chỉnh về hạ tầng giao thông vận tải. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông quá thiếu (hiện tại chỉ chiếm khoảng 7 – 8% đất xây dựng đô thị), trong khi đó mức yêu cầu hợp lý cho một đô thị hiện đại là từ 20 – 26% (theo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, chỉ tiêu này là 20 - 25%). Mặt cắt ngang đường phần lớn là hẹp (mặt cắt ≥ 11m chỉ chiếm khoảng 30% và có quá nhiều nút giao đồng mức. Mạng lưới giao thông đường bộ chưa hoàn thiện, hoàn chỉnh để kết nối liên thông để tạo thành mạng lưới chính đồng bộ; các tuyến Vành đai chưa hoàn chỉnh và khép kín.
2. Phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh, góp phần ùn tắc giao thông. Hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe thiếu về số lượng và chất lượng dịch vụ chưa cao, phân bố không đều và hợp lý (mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu giao thông tĩnh).
Hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa phát triển (chỉ có loại hình xe buýt và mới đáp ứng được 8-9% nhu cầu đi lại), số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng rất nhanh (15% năm).
3. Việc phát triển đô thị chưa đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông vận tải, nhiều khu vực xây dựng thêm nhiều chung cư nhưng mạng lưới đường không phát triển tăng thêm, nhiều khu đô thị mới xây dựng chưa có hệ thống giao thông hoàn chỉnh kết nối với mạng lưới đường hiện có, thiếu các cầu vượt sông, hoặc có cầu nhưng tải trọng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân, nhất là ở một số khu vực các huyện ngoại thành.
4. Tổng chiều dài hệ thống giao thông nông thôn và nội đồng trên địa bàn Thành phố là 12.946,5 km. Tuy nhiên, còn lại 4.903,4 km đường đất và đường cấp phối chưa cứng hóa.
(Phụ lục 1: Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải thành phố Hà Nội)
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở tốc độ cao, quá trình đô thị hóa nhanh chóng trên địa bàn Thủ đô tác động mạnh tới sự phát triển các phương tiện giao thông, yêu cầu phải phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.
Quy hoạch chung phát triển Thủ đô Hà Nội đang trong giai đoạn trình phê duyệt và một số quy hoạch chuyên ngành khác như: quy hoạch phát triển giao thông vận tải; quy hoạch phát triển vận tải thủy; quy hoạch phát triển vận tải đường sắt; quy hoạch các bến bãi đỗ xe; quy hoạch vận tải hành khách công cộng đang trong quá trình lập, điều chỉnh, nên ảnh hưởng đến triển khai kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Nhiều công trình đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, một số dự án giao thông quan trọng có tính chất quyết định và tạo sự đột phá cho mạng lưới giao thông vận tải Thủ đô, đã chuẩn bị đầu tư và đang triển khai theo tiến độ hoàn thành trong 05 năm tới tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư cho phát triển giao thông vận tải Thủ đô (cầu Nhật Tân, Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường nối Nhật Tân – Nội Bài, các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai …; triển khai các tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Cát Linh – Hà Đông, Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo).
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XV xác định một trong các khâu đột phá quan trọng là: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường; do đó, là tiền đề để khai thác các nguồn lực, tạo ra bước phát triển về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong giai đoạn tới.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN GTVT GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố, đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng khung hiện đại góp phần phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; Kết nối các đô thị vệ tinh khu vực trung tâm Thành phố, góp phần dãn mật độ dân cư đô thị và phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Đa dạng hóa các loại hình, phương tiện vận tải hành khách công cộng (đường sắt đô thị, xe buýt nhanh ….) để từng bước giảm dần phương tiện giao thông cá nhân;
- Đầu tư xây dựng một số công trình giao thông cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị, giảm tai nạn giao thông.
- Đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã có quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng giao thông vận tải để làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án.
- Tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông thêm từ 0.3 – 0.5% một năm; đến 2015 tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,5 – 9% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh đạt 5%.
- Phát triển thêm 12 tuyến xe buýt (từ 65 tuyến lên 77 tuyến), đến năm 2015, đưa lượng hành khách sử dụng phương tiện xe buýt lên 777 triệu lượt hành khách/năm.
1. Hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải
Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải thành phố trong năm 2011 và các quy hoạch chuyên ngành phát triển vận tải thủy, vận tải đường sắt, vận tải hành khách công cộng, bến bãi đỗ xe … xong trong quý II/2012.
- Rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới các quy hoạch giao thông vận tải chi tiết trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, hoàn thành trong quý II/2012.
2. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khung (chi tiết tại phụ lục 2)
Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống khung hạ tầng đường bộ, nhanh chóng hoàn thành hệ thống đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và kết nối liên thông theo mạng, giải quyết các nút thắt, điểm ngẽn trong mạng lưới giao thông, đường sắt đô thị, hạ tầng xe buýt, bến bãi đỗ xe v.v…
2.1. Các tuyến đường quốc lộ, hướng tâm
- Hoàn thành các tuyến đường QL, đường hướng tâm: QL32 (đoạn Diễn – Nhổn); đường nối Nhật Tân – Nội Bài (Bộ GTVT); đường 1A (đoạn Cầu Chui – cầu Đuống, đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi, đoạn Ngọc Hồi – vành đai 4); QL2 (đoạn Phủ Lỗ - Nội Bài); QL6 (đoạn Ba La – Yên Nghĩa – Xuân Mai); đường cầu Vĩnh Tuy – Sài Đồng – Yên Viên – Ninh Hiệp …;
- Đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án và triển khai thi công các tuyến đường: QL5 (đoạn Sài Đồng – Hưng Yên), đường Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài …
2.2. Các tuyến đường vành đai
- Vành đai 1: Tập trung triển khai thi công, hoàn thành đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, Hoàng Cầu – Voi Phục;
- Vành đai 2: Tập trung triển khai thi công, hoàn thành đoạn Nhật Tân – Bưởi – Cầu Giấy, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, đoạn Ngã Tư Vọng – cầu Vĩnh Tuy. Hoàn thành chuẩn bị đầu tư, khởi công đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy và đường trên cao đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở;
- Vành đai 2, 5: Thi công, hoàn thành các đoạn: Đền Lừ - Kim Đồng, Nguyễn Phong Sắc, Lê Văn Lương – Nguyễn Trãi – Đầm Hồng;
- Vành đai 3: Hoàn thành giai đoạn 2 (đường trên cao) đoạn Mai Dịch – Pháp Vân (Bộ Giao thông vận tải), đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long, đoạn cầu Thăng Long – Nội Bài.
- Vành đai 3, 5: Thi công, hoàn thành các đoạn: Lê Trọng Tấn (Hà Đông) kéo dài đến đại lộ Thăng Long, đoạn Phúc La - QL1A. Hoàn thành CBĐT, khởi công đoạn: Đại lộ Thăng Long – QL32, QL32 – Thượng Cát – QL2.
- Vành đai 4: Triển khai thi công và hoàn thành đoạn từ QL32 đến QL6. Hoàn thành chuẩn bị đầu tư và khởi công đoạn từ QL1 cầu Mễ Sở, đoạn QL 32 – QL2 và đoạn QL2 – đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên …
- Vành đai 5: Hoàn thiện quy hoạch, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công một số đoạn trên tuyến.
2.3. Các tuyến đường kết nối trong nội đô
- Tập trung thi công, hoàn thành các tuyến đường chính kết nối trong nội đô: Văn Cao – hồ Tây, Cát Linh – La Thành, La Thành – Thái Hà – Láng, Yên Hòa – Bảo tàng Dân tộc học (Nguyễn Văn Huyên kéo dài), Tôn Thất Tùng kéo dài đến vành đai 3, Kim Mã – Trần Phú, Nguyễn Tam Trinh, đường nối Lê Đức Thọ - Xuân Phương, Nguyễn Hoàng Tôn, Núi Trúc – Sơn Tây, Liễu Giai – Núi Trúc, Hoàng Quốc Việt kéo dài – khu công nghiệp Nam Thăng Long, đường Lĩnh Nam, …
- Hoàn thành chuẩn bị đầu tư và khởi công các tuyến: đường 70 (Văn Điển – Hà Đông – Ngọc Trục – QL32 – Dốc Kẻ); và các tuyến đường kết nối giao thông khác theo quy định trên địa bàn các quận, huyện …
2.4. Các cầu qua sông
- Hoàn thành cầu Đông Trù (thuộc dự án đường 5 kéo dài), cầu Nhật Tân, cầu Phù Đổng 2, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2. Đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án các cầu lớn qua sông Hồng: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát và một số cầu qua sông Đuống, sông Nhuệ, sông Đáy …
- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo 35 cầu yếu trên địa bàn các quận, huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai. Ba Vì, Thạch Thất, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây, Thanh Trì, Hà Đông, Đống Đa … để đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo kết nối các khu vực, vùng, miền, khai thác tối đa mạng lưới đường hiện có và hợp lý hóa trong vận tải (chi tiết tại phụ lục số 4).
2.5. Về đầu tư các nút giao, cầu vượt cho người đi bộ để giải quyết một số điểm ùn tắc
- Hoàn thành các nút giao thông khác cốt: Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Đường Láng – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Đường Láng, Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng, Bắc Thăng Long – Nam Hồng, Nguyễn Sơn – Nguyễn Văn Cừ; cải tạo, mở rộng nút: Kim Mã – Liễu Giai, Chùa Bộc – Tây Sơn, Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, Láng Hạ - Thái Hà, nút đường 69 – Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng …
- Triển khai xây dựng các nút giao thông khác cốt, trực thông: điều chỉnh nút giao đường 5 – đường dẫn cầu Thanh Trì, nút giao Cầu Chui, nút Ô Chợ Dừa …
- Đầu tư xây dựng 15 cầu đi bộ qua đường trên các tuyến: Liễu Giai, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, Nguyễn Văn Cừ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Lương Bằng, Lạc Long Quân, Nguyễn Hoàng Tôn … theo kết cấu lắp ghép, gọn nhẹ, linh hoạt (chi tiết tại phụ lục số 3).
2.6. Các dự án đường sắt đô thị
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông năm 2014; đẩy nhanh tiến độ thi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) để đưa vào sử dụng năm 2016;
- Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi để hoàn thành năm 2018.
- Triển khai xây dựng hạ tầng kết nối giữa các tuyến đường sắt với các loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng khác, các bến bãi …
2.7. Về giao thông tĩnh
- Tập trung đầu tư các dự án xây dựng bến, bãi đỗ xe trong khu vực nội đô, ven đô; xây dựng các điểm trung chuyển đa phương thức, các nút giao thông đầu mối. Dành quỹ đất để bố trí các bãi đỗ xe ngoài khu vực đường vành đai 2 và ngoài vành đai 3; các bãi đỗ xe tải, bến xe khách ngoài vành đai 3. Tập trung đầu tư phát triển nhanh các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch trên địa bàn Hoàng Mai, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Sơn Tây, Sóc Sơn, Hà Đông … Ưu tiên đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng, các bãi đỗ xe ngầm có áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng thiếu bãi đỗ xe hiện nay.
- Phát triển diện tích các bến, bãi đỗ xe, dự kiến xây dựng khoảng 50 bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe lắp ghép hoặc bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô (chi tiết tại phụ lục 5). Cải tạo, nâng cấp một số bến xe hiện có (bến xe Mỹ Đình, bến xe phía Nam, bến xe Gia Lâm …).
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng các bến, bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh. Trong năm 2011, thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng mạng lưới bến, bãi đỗ xe để tiến hành quy hoạch sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung thành phố Hà Nội làm cơ sở để hình thành hệ thống bến, bãi đỗ hợp lý, tận dụng tối đa các không gian công cộng để áp dụng các công nghệ đỗ xe tiên tiến, tiết kiệm diện tích. Một số bãi và điểm đỗ xe hiện tại sẽ được rà soát và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình giao thông đi lại từng giai đoạn.
2.8. Phát triển hệ thống đường giao thông ngoại thành và xây dựng nông thôn mới
- Tập trung xây dựng, cải tạo một số tuyến trục chính khu trung tâm hành chính huyện, các tuyến đường liên huyện và một số tuyến trục chính của huyện có khả năng kết nối cao với hệ thống đường tỉnh lộ, hệ thống đường chính của Thành phố và các tuyến đường kết nối các khu đô thị mới với mạng lưới đường hiện có.
- Phấn đấu tỷ lệ cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn tính chung trên địa bàn toàn thành phố đạt 100%, tương ứng cần đầu tư xây dựng cải tạo, làm mới 4.900km đường giao thông nông thôn.
- Trên địa bàn các huyện, đặc biệt là các huyện có mật độ đường giao thông còn thấp như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Phú Xuyên … sẽ tập trung xây dựng một số đường trục chính của huyện, một số tuyến liên xã quan trọng, có ý nghĩa về phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch …
2.9. Vận tải đường thủy
Đầu tư cải tạo, mở rộng theo quy định một số cảng thủy nội địa quan trọng và một số bến phà qua sông để phát triển vận tải thủy trong những năm tới và khai thác tiềm năng thế mạnh về vận tải thủy trên các tuyến sông. Tập trung đầu tư xây dựng và mở rộng các cụm cảng Sơn Tây, cụm cảng Hà Nội, cụm cảng Thanh Trì và cảng Phù Đổng, cảng Hồng Vân …
2.10. Hạ tầng vận tải công cộng bằng xe buýt
- Xây dựng, hoàn chỉnh tuyến BRT Kim Mã – Hà Đông. Phát triển thêm 6 điểm trung chuyển xe buýt Sơn Tây, Đông Anh, Yên Nghĩa, cầu Bươu, Gia Thụy, Hòa Lạc (năm 2011 có 2 điểm, lên 8 điểm năm 2015). Xây dựng mới trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng tại Kim Mã (PTA). Xây dựng và hình thành cơ quan quản lý giao thông công cộng chung của Thành phố (PTA) để nhằm kết nối vận tải đa phương thức giữa đường sắt đô thị với các tuyến xe buýt.
- Trong 05 năm, phấn đấu tăng từ 65 tuyến xe buýt với sản lượng vận chuyển hành khách từ 422 triệu lượt (năm 2011) lên 77 tuyến với sản lượng 777 triệu lượt (năm 2015). Vận tải hành khách liên tỉnh tăng từ 550 tuyến (năm 2011) với sản lượng vận chuyển từ 57 triệu lượt (năm 2011) lên 630 tuyến với sản lượng 70 triệu lượt (năm 2015). Vận tải hành khách bằng taxi tăng từ 14.000 xe (vận chuyển khoảng 42 triệu lượt hành khách/năm) lên 20.000 xe (vận chuyển khoảng 70 triệu lượt hành khách/năm).
3. Công tác quản lý, duy trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
- Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, thực hiện duy tu, duy trì, tổ chức giao thông đảm bảo trật tự, an toàn các tuyến đường trên địa bàn Thành phố. Dự kiến cải tạo, nâng cấp từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế khoảng 40 tuyến đường (142km). Thực hiện duy tu, duy trì khoảng 1720 km đường thành phố quản lý, 1.360km do quận, huyện quản lý và khoảng 12.900Km đường giao thông nông thôn, nội đồng.
- Tiếp tục quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hiện có, tổ chức sắp xếp giao thông linh hoạt, hợp lý theo từng giai đoạn, theo từng khu vực; triển khai nghiên cứu áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho đại lộ Thăng Long và sử dụng rộng rãi các hệ thống điều khiển giao thông tự động (các trung tâm ATC) để nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tổ chức giao thông tại một số nút và trên một số tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc. Triển khai xây dựng Trung tâm quản lý điều khiển đèn tín hiệu giao thông chung của Thành phố (quy mô 1000 – 1200 nút giao thông) tại Kim Mã.
- Tăng cường tuyên truyền tạo sự ủng hộ của nhân dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đối với kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, giảm bức xúc về giao thông đô thị.
- Tuyên truyền để cộng đồng tham gia quản lý, giám sát công tác đầu tư, cải tạo hạ tầng giao thông và quản lý, duy trì các công trình hạ tầng giao thông nhằm phát huy hiệu quả dự án.
Trong 5 năm tới, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội là rất lớn, cụ thể là 153.712 tỷ đồng; bao gồm các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách thành phố, vốn ODA, vốn BT, BOT, PPP và nguồn vốn khác.
3. Cải cách thủ tục hành chính và kiện toàn bộ máy:
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian lập quy hoạch, chỉ giới đường đỏ dự án tuyến đường và chuẩn bị đầu tư dự án; nâng cao chất lượng lập, thẩm định, duyệt dự án.
Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ, nâng cao năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Xem xét, thành lập một số ban quản lý dự án thuộc Thành phố và thuộc sở chuyên ngành có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để triển khai các dự án về hạ tầng giao thông. Củng cố và kiện toàn bộ máy của Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị. Thành lập cơ quan quản lý giao thông công cộng chung Thành phố.
4.1. Chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng giảm bớt thời gian, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng.
- Cơ chế vốn ưu tiên đầu tư các khu tái định cư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng.
4.2. Chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư:
- Chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát các danh mục đã được thực hiện theo phương thức xã hội hóa đầu tư để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
- Xây dựng danh mục các dự án công trình hạ tầng giao thông trọng điểm để công khai kêu gọi các nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện.
4.3. Cơ chế, chính sách đặc thù
Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố áp dụng một số cơ chế đặc thù về thẩm định, phê duyệt dự án, chọn nhà thầu thi công để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, sớm triển khai thực hiện dự án; nhất là các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách về hạ tầng giao thông.
4.4. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án chuyên ngành.
- Xây dựng và thực hiện các đề án phát triển vận tải hành khách công cộng, quản lý và phát triển giao thông tĩnh, quản lý vận tải bằng taxi, phát triển các khu vực tuyến phố dành cho người đi bộ, đề án quản lý giao thông thông minh trên các trục chính thành phố, đề án xây dựng mạng lưới đường bộ trên cao.
- Xây dựng các văn bản phục vụ công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đặc biệt là tăng cường quản lý khai thác hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn.
- Xây dựng các quy chế đấu thầu khai thác dịch vụ xe buýt, đấu thầu duy tu, duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điều chỉnh, sửa đổi quy chế đấu thầu: đầu tư, kinh doanh các bến, bãi đỗ xe và một số quy định quản lý chuyên ngành khác. Tiến hành rà soát xây dựng lại định mức kinh tế - xã hội của dịch vụ vận tải hành khách công cộng, của công tác duy tu, duy trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
5. Công tác quản lý nhà nước về vận tải công cộng
Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Tiếp tục rà soát, sắp xếp và điều chỉnh lại luồng tuyến cho hợp lý, phát triển, mở rộng các tuyến buýt mới về các Huyện xa trung tâm Thành phố, các khu công nghiệp, các khu đô thị mới để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, nhằm tạo nên sự thuận lợi trong đi lại, góp phần điều tiết và giãn dân cho khu vực nội thành, giảm áp lực cho giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông.
6. Về công tác quản lý trật tự an toàn giao thông
- Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, đẩy mạnh công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông, cơ quan quản lý điều hành giao thông; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải.
- Đối với các công trình xây dựng cao tầng trong khu vực trung tâm từ vành đai 2 trở vào, khi thiết kế, thi công, phải bố trí bãi đỗ xe ngầm đáp ứng nhu cầu đỗ xe của bản thân Dự án, dành 30% diện tích đỗ xe cho nhu cầu đỗ xe công cộng của Thành phố.
V. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Thành phố và các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn Thành phố theo đúng kế hoạch, tiến độ.
- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông 2011 – 2015 và thực tế hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trong từng năm, làm căn cứ để bố trí các nguồn lực đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng nội dung trong phần III, báo cáo UBND Thành phố để trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập danh mục các dự án hạ tầng giao thông kêu gọi thu hút xã hội hóa đầu tư (BT, BOT, PPP) làm cơ sở để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, vốn đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng giao thông theo kế hoạch; trong đó, ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách. Kịp thời điều chỉnh nguồn vốn đầu tư phù hợp với tiến độ thực hiện các dự án.
3. Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải, các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải.
- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục về chỉ giới xây dựng tuyến đường, địa điểm quy hoạch; các thông số quy hoạch đối với các dự án hạ tầng giao thông …
- Rà soát, bố trí quỹ đất phục vụ cho các yêu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; quỹ đất đối ứng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông theo phương thức BT.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn ngân sách, bố trí nguồn vốn, kinh phí cho các dự án đầu tư hạ tầng giao thông.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đầu tư các dự án giao thông, kịp thời tổng hợp, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm báo cáo UBND Thành phố.
- Thực hiện nhanh chóng, thuận tiện các thủ tục giao đất, cấp đất cho các dự án hạ tầng giao thông, đất cho các dự án tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thi công công trình hạ tầng giao thông.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ với các công trình hạ tầng giao thông, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải giám sát chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật được thi công đồng bộ cùng với dự án hạ tầng giao thông, bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, mỹ quan đô thị.
- Bố trí nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thi công công trình hạ tầng giao thông.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với UBND các huyện, Sở Giao thông vận tải trong việc đầu tư, phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Huy động nguồn lực đẩy nhanh tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn các huyện, nhất là các huyện vùng xa, gặp nhiều khó khăn.
8. Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố
Phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư, các quận, huyện, thị xã trong công tác GPMB các dự án hạ tầng giao thông. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố và hướng dẫn các quận, huyện, thị xã về các cơ chế, chính sách và các giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Phát triển với Sở GTVT chỉ đạo công tác tuyên truyền về kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng, nhân dân.
10. UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây
- Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn.
- Cân đối các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; đối với các huyện gặp nhiều khó khăn, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn; Khai thác nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất và các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư các công trình giao thông.
- Đẩy nhanh thực hiện xã hội hóa đầu tư các công trình giao thông nông thôn.
- Quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng các dự án công trình giao thông trên địa bàn; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án.
12. Các Ban quản lý dự án của Thành phố
- Tập trung chỉ đạo, quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn.
- Chỉ đạo thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, đồng bộ, dứt điểm, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do thi công tới môi trường, giao thông và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
- Tăng cường củng cố bộ máy các ban quản lý dự án, nâng cao tính chủ động, năng lực, trình độ, kinh nghiệm và sự phối hợp với các sở, ngành thành phố trong giải quyết công việc.
1. Về quy hoạch đô thị gắn với di dời các công trình bệnh viện, trường học, khu công nghiệp ra khỏi trung tâm và phân bổ lại dân cư:
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tích cực triển khai thực hiện việc di dời bệnh viện, trường học, khu công nghiệp … ra khỏi trung tâm Thành phố theo quy hoạch nhằm giảm lưu lượng phương tiện, mật độ dân cư khu vực nội đô.
2. Về bố trí vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn:
Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương bổ sung, ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách trung ương nguồn vốn ODA cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, công trình hạ tầng giao thông khung trên địa bàn Thủ đô.
3. Về phân cấp quản lý đầu tư và quản lý khai thác, vận hành các công trình hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn:
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, phân cấp quản lý đầu tư, khai thác, vận hành toàn bộ các tuyến đường bộ thống nhất theo địa giới hành chính cho địa phương.
4. Về một số cơ chế đặc thù trong quy hoạch, lập dự án và triển khai các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách:
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND Thành phố thực hiện một số cơ chế đặc thù trong lập dự án, triển khai các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách nhằm đẩy nhanh tiến độ.
5. Về việc đóng góp của các chủ đầu tư xây dựng công trình đối với hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thủ đô:
Đề nghị Chính phủ cho phép Thành phố được quy định thu các khoản đóng góp hạ tầng của các chủ đầu tư các dự án, công trình khi sử dụng hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị chung của Thành phố, tạo nguồn thu cho đầu tư phát triển, quản lý, duy trì các công trình công cộng.
6. Về giảm phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Thành phố:
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xem xét, đề xuất về cơ chế, chính sách hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn một số thành phố lớn.
7. Về phát triển vận tải thủy nội địa:
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm triển khai cải tạo, nâng cấp các cảng trên sông Hồng và chỉnh trị sông Hồng, sông Đuống phục vụ giao thông và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.
Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, căn cứ tình hình triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố để đề xuất kiến nghị, báo cáo UBND Thành phố kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương các vấn đề nêu trên.
8. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tuyên truyền, phổ biến, vận động các tổ chức, thành viên có kế hoạch phối hợp thực hiện theo kế hoạch của Thành phố.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động đề xuất với UBND Thành phố những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thực hiện kế hoạch của Thành phố.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Đường giao thông đường bộ (năm 2010)
TT |
Loại đường |
Chiều dài (km) |
|
Toàn thành phố Hà Nội |
16.032 |
1 |
Quốc lộ (Bộ GTVT quản lý) |
80 |
2 |
Đường thành phố quản lý (Sở GTVT) |
1.615 |
3 |
Đường huyện quản lý |
1.390 |
4 |
Đường giao thông nông thôn (Xã quản lý) |
12.947 |
TT |
Tuyến/đoạn |
Tổng chiều dài Km |
Qua Hà Nội (km) |
Khổ đường (mm) |
Số ga |
Điểm giao cắt đồng mức |
Cầu DS |
1 |
Hà Nội – TPHCM |
1730 |
20,5 |
1000 |
3 |
25 |
1 |
2 |
Gia Lâm – Hải Phòng |
101.75 |
20 |
1000 |
3 |
6 |
1 |
3 |
Hà Nội - Lạng Sơn |
160 |
20 |
1000/1435 |
1 |
10 |
2 |
4 |
Đông Anh – Thái Nguyên |
75.3 |
30 |
1000/1435 |
3 |
5 |
2 |
5 |
Hà Nội – Lào Cai |
300 |
15 |
1000 |
3 |
10 |
2 |
6 |
Tuyến vành đai (phía Tây) |
40 |
40 |
1000/1435 |
4 |
6 |
8 |
- Trên địa bàn thành phố có 09 con sông với chiều dài gần 300km (sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu và sông Cà Lồ, sông Đà, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ). Hiện nay trên sông Hồng và sông Đuống có các tuyến vận tải thủy từ Hà Nội đi Việt Trì (75 km), Hòa Bình (150km), Hải Phòng (145km) và Thái Bình (118km). Có 16 cảng hàng hóa; 102 bến bốc xếp; 33 bến thủy nội địa; 66 bến khách ngang sông; 09 bến phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí.
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 03 sân bay: Nội Bài, Gia Lâm, Bạch Mai.
Sân bay Gia Lâm hiện chỉ phục vụ cho dịch vụ vận tải nội địa và quốc phòng với các loại máy bay nhỏ.
Sân bay Bạch Mai là sân bay chuyên dùng cho quân sự.
Sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc, hiện tại công suất khoảng dưới 10 triệu hành khách/năm (Nhà ga T2 đã được khởi công xây dựng 10/2008).
+ Xe ôtô: 360.293 chiếc các loại;
+ Xe máy 3.649.315 chiếc;
+ Xe đạp khoảng 1.000.000 chiếc;
+ Xích lô 300 xe.
6. Vận tải hành khách công cộng:
Hiện tại, mạng lưới tuyến xe buýt của thành phố đã có 80 tuyến (trong đó 65 tuyến có trợ giá, 15 tuyến kế cận không trợ giá) với hơn 1.145 xe, vận chuyển trên 1.116.000 lượt hành khách mỗi ngày (đáp ứng được khoảng 9% nhu cầu đi lại của thành phố).
7. Vận tải khách bằng xe taxi:
Trên địa bàn Thành phố có 113 doanh nghiệp hoạt động với trên 15.000 xe taxi (tính đến 15/03/2011). Tháng 3 năm 2011 đã vận chuyển được 40 triệu lượt hành khách.
8. Diện tích đất làm điểm đỗ xe, bãi đỗ xe
TT |
Quận Huyện |
Ô tô |
Xe máy |
||
Số điểm đỗ |
Diện tích |
Số điểm đỗ |
Diện tích |
||
1 |
Hoàn Kiếm |
144 |
18.317,00 |
177 |
12546,8 |
2 |
Ba Đình |
121 |
71.320,40 |
102 |
5417 |
3 |
Hai Bà Trưng |
106 |
22.304,22 |
137 |
4762 |
4 |
Đống Đa |
77 |
11.655,68 |
82 |
3034 |
5 |
Hoàng Mai |
18 |
72.572,000 |
8 |
2700 |
6 |
Long Biên |
9 |
13.353,00 |
18 |
2095 |
7 |
Cầu Giấy |
32 |
55.874,00 |
22 |
11639 |
8 |
Thanh Xuân |
15 |
679,00 |
61 |
8815 |
9 |
Tây Hồ |
20 |
1.551,60 |
11 |
515 |
10 |
Hà Đông |
6 |
378,60 |
7 |
594 |
11 |
Từ Liêm |
5 |
95.147 |
|
|
|
Tổng |
553 |
377.151,5 |
625 |
52.117,80 |
Tổng số điểm đỗ: 1.178 điểm
9. Bến xe khách, xe tải liên tỉnh
9.1- Bến xe khách
TT |
Tên bến xe |
Địa chỉ |
Diện tích (m2) |
Số PT tiếp nhận hiện tại (xe) |
Số lượt xe xuất bến BQ (lượt xe/ngày) |
1 |
Bến xe Lương Yên |
Số 3 Nguyễn Khoái – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội |
11.400 |
553 |
236 |
2 |
Bến xe Phía Nam |
Km6 – Giải Phóng |
36.480 |
931 |
890 |
3 |
Bến xe Mỹ Đình |
20 Phạm Hùng – huyện Từ Liêm – Hà Nội |
19.812 |
700 |
650 |
4 |
Bến xe Yên Nghĩa |
Phường Yên Nghĩa – Quận Hà Đông – Hà Nội (mới) |
69.000 |
450 |
|
5 |
Bến xe Gia Lâm |
Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Quận Long Biên – Hà Nội |
14.622 |
633 |
420 |
6 |
Bến xe Nước Ngầm |
KM8 – đường Giải Phóng – Quận Hoàng Mai – Hà Nội |
10.800 |
426 |
185 |
7 |
Bến xe Sơn Tây |
Quang Trung – Sơn Tây |
4.000 |
24 |
25 |
8 |
Bến xe Đan Phượng |
Thị trấn Phùng – huyện Đan Phượng – Hà Nội |
1.600 |
16 |
4 |
9 |
Bến xe Chúc Sơn |
Chúc Sơn – Chương Mỹ |
800 |
14 |
4 |
10 |
Bến xe Hoài Đức |
Thị trấn Trôi – huyện Hoài Đức – Hà Nội |
800 |
5 |
5 |
11 |
Bến xe Thường Tín |
Thường Tín – Thường Tín |
1.660 |
10 |
8 |
|
Tổng cộng |
|
170.174 |
|
|
Phần diện tích dành cho bến xe khách chiếm trên 28% tổng diện tích đất giao thông tĩnh. Có 33 bến xe nội tỉnh tại địa bàn các huyện với quy mô nhỏ.
9.2 – Các bến xe tải
TT |
Tên bến |
Quy mô (m2) |
1 |
Bến xe tải Gia Thụy |
1.800 |
2 |
Bến xe tải Long Biên |
1.450 |
3 |
Bến xe tải Đền Lừ 1 |
4.599 |
4 |
Bến xe tải Kim Ngưu |
4.800 |
5 |
Bến xe tải Gia Lâm |
6.500 |
6 |
Bến xe tải Tân ấp |
2.500 |
7 |
Bến xe tải Dịch Vọng |
2.981 |
8 |
Bến xe tải Kim Ngưu 2 |
20.000 |
9 |
Bãi xe tải Sơn Tây (nằm trong bến xe Sơn Tây) |
5.000 |
|
Cộng |
49.630 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.