ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016 |
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020, Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia; Chương trình phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2016 như sau:
1. Đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
2. Đưa mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng;
3. Doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi các loại hình thương mại điện tử như doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - chính phủ (B2G) trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 7 tháng 5 năm 2014 của UBND Thành phố về việc ban hành “Quy định quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội căn cứ phạm vi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được phân công thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
2. Các thành viên Ban chỉ đạo thương mại điện tử Thành phố xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm; chủ động và tích cực tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, phức tạp, liên ngành; phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Tổ chức thiết lập và điều hành Hệ thống thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội;
2. Điều hành hiệu quả website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” có địa chỉ mạng tại http://bandomuasam.hanoi.gov.vn là một công cụ trực tuyến - bản đồ số, sử dụng nền tảng công nghệ web-base để cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực, du lịch, giải trí...trên địa bàn thành phố Hà Nội;
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận phục vụ hoạt động thương mại điện tử trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội và mở rộng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước;
4. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
5. Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho các đối tượng tham gia; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đồng.
- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thương mại, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- In tờ rơi tuyên truyền về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tuyên truyền về ứng dụng thương mại điện tử bằng các bài phóng sự phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
6. Khảo sát tình hình hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố thông qua phiếu điều tra, khảo sát (từ 30 đến 40 chỉ tiêu); Báo cáo và công bố kết quả điều tra, khảo sát.
Thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-BCT ngày 15/10/2008 của Bộ Công Thương ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực thương mại điện tử, Thông tư số 19/2012/TT-BCT ngày 20/7/2012 của Bộ Công Thương ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và Thương mại, Quyết định số 7637/QĐ-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương ban hành Hệ thống giải thích khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và Thương mại, tiến hành điều tra cơ bản, thống kê theo các chỉ tiêu: số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử ở mức độ hoàn chỉnh, số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử, số thương nhân có kết nối internet, số thương nhân triển khai ứng dụng phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động thương mại điện tử, số thương nhân áp dụng các biện pháp bảo mật công nghệ thông tin và thương mại điện tử, số thương nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, chi ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, số thương nhân sử dụng email thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, số thương nhân có website, số thương nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, số thương nhân đặt hàng trực tuyến, số thương nhân nhận đơn đặt hàng trực tuyến, giá trị mua hàng trực tuyến, giá trị bán hàng trực tuyến.
7. Kiểm tra thực tế tình hình hoạt động thương mại điện tử của một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Nguồn kinh phí thực hiện các nội dung “Kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội”: đã bố trí trong dự toán ngân sách năm 2016 của Sở Công Thương tại Quyết định số 245/QĐ-SCT ngày 04/03/2016 của Giám đốc Sở Công Thương và các nguồn kinh phí khác (nếu có).
2. Dự toán kinh phí thực hiện năm 2016 là: 456.000.000 đồng.
1. Ban chỉ đạo thương mại điện tử Thành phố:
Chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp các cấp, các ngành trực thuộc Thành phố, các thành viên Ban chỉ đạo trong công tác phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Sở Công Thương (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo):
2.1. Chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2016 trên địa bàn được Thành phố phê duyệt; Lập dự toán kinh phí chi tiết thực hiện Kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Tăng cường pháp chế trong quản lý hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố; tổ chức giám sát trực tuyến hoạt động thương mại điện tử trên môi trường mạng.
2.3. Chủ trì, phối hợp các cơ quan nhà nước là thành viên Ban chỉ đạo Thương mại điện tử Thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.
2.4. Điều phối hoạt động của Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Thương mại điện tử Thành phố.
2.5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, là đầu mối tổng hợp, yêu cầu các cơ quan nhà nước là thành viên Ban chỉ đạo Thương mại điện tử Thành phố báo cáo công tác phối hợp quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
3.1. Phối hợp Sở Công Thương tổ chức kết nối các doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung ứng giải pháp phần mềm, phần cứng hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử.
3.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các phòng Văn hóa - Thông tin, đài truyền thanh quận, huyện, thị xã, đài truyền thanh xã, phường, thị trấn và các cơ quan báo đài Hà Nội tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, quảng bá các doanh nghiệp tiêu biểu trong ứng dụng, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các website thương mại điện tử điển hình.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
4.1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên môi trường mạng.
4.2. Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên môi trường mạng.
4.3. Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tham gia giao dịch trên môi trường mạng.
5. Công an thành phố Hà Nội:
5.1. Phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử và các hành vi vi phạm khác trên môi trường mạng.
5.2. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý nhóm tội phạm công nghệ cao; tổ chức triển khai Luật An toàn thông tin mạng khi có hiệu lực.
5.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với nhân dân, nhất là các trường phổ thông và trường đại học, cao đẳng.
5.4. Tăng cường công tác phòng ngừa loại tội phạm công nghệ cao (thông tin - viễn thông).
6. Thanh tra Thành phố:
6.1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thương mại điện tử.
6.2. Phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố.
7. Cục Thuế thành phố Hà Nội:
7.1. Tiếp tục mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử, khai thuế qua mạng Internet, thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, phối hợp với các ngân hàng đẩy mạnh công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền, đa dạng hóa các kênh thu nộp thuế như: thanh toán qua POS, qua ATM...
7.2. Tiếp tục thực hiện công khai thông tin liên quan trực tiếp để hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế.
7.3. Lựa chọn, đưa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử theo chuyên đề để tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế; trong đó tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh game online, kinh doanh dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử, trung gian thanh toán...
7.4. Phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố.
8. Cục Hải quan Thành phố:
8.1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hải quan trong lãnh thổ hải quan trên môi trường mạng.
8.2. Quản lý hải quan điện tử trong hoạt động thương mại điện tử.
8.3. Phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố khi có yêu cầu.
9. Sở Tài chính:
9.1. Phối hợp Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tham mưu trình UBND thành phố Hà Nội ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thương mại điện tử phù hợp tình hình thực tế; bố trí kinh phí phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố.
9.2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử theo đúng quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
9.3. Phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
10.1. Thực hiện cấp và quản lý đăng ký doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10.2. Cung cấp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố.
10.3. Tiếp tục thực hiện cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tập trung đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng các cam kết quốc tế về thương mại không giấy tờ trong các lĩnh vực đầu tư, đăng ký doanh nghiệp và các dịch vụ công khác liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
11. Sở Tư pháp:
11.1. Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử trình UBND thành phố Hà Nội.
11.2. Phối hợp Sở Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND Thành phố, UBND Thành phố đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố, phù hợp tình hình thực tế.
11.3. Phối hợp thực hiện kế hoạch tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử.
12. Sở Văn hóa - Thể thao:
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, văn hóa theo phân cấp trong lĩnh vực trên môi trường mạng.
13. Sở Du lịch:
13.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của thành phố trên môi trường mạng.
13.2. Phối hợp cung cấp thông tin và quản lý hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội:
14.1. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố tiếp tục triển khai tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động, hướng dẫn thanh toán qua POS cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ; đồng thời phát triển, hợp lý hóa mạng lưới ATM, POS đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô.
14.2. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, đề xuất tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên quan đáp ứng yêu cầu thực tế.
14.3. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng, tăng cường các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.
15. Các sở, ban, ngành Thành phố liên quan và UBND quận, huyện, thị xã:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các sở, ban, ngành Thành phố liên quan và UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và phối hợp với Sở Công Thương thực hiện công tác quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016.
Ngoài nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2016 được Thành phố phê duyệt, đề nghị UBND quận, huyện, thị xã chủ động bố trí kinh phí nhằm triển khai thực hiện tốt công tác phát triển thương mại điện tử tại địa phương./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.