ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 11 tháng 01 năm 2022 |
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1813/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Bám sát các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), ứng dụng công nghệ quản trị thông minh và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng công nghệ số.
2. Lấy khách hàng làm trung tâm gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng cao về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán là thước đo hiệu quả của hoạt động TTKDTM
1. Mục tiêu tổng quát
a. Tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trên địa bàn tỉnh, đưa việc sử dụng các phương tiện TTKDTM trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.
b. Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động TTKDTM, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.
c. Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động TTKDTM; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
2. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025
a. Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.
b. Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân, tăng số lượng điểm chấp nhận TTKDTM lên 1.800 điểm.
c. Mục tiêu TTKDTM đối với dịch vụ công:
- Từ 90-100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức TTKDTM; từ 90-100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia;
- 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức TTKDTM;
- 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các hình thức TTKDTM.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương
- Chủ động, tích cực nghiên cứu tham gia bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy TTKDTM.
- Thực hiện quán triệt Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng chính phủ tới các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn. Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về TTKDTM.
- Phối hợp với Công an tỉnh để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán; chia sẻ thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong hoạt động thanh toán để kịp thời cảnh báo, khuyến nghị với các Tổ chức tín dụng trên địa bàn, người sử dụng dịch vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đảm bảo hoạt động đúng quy định, hoạt động thanh toán an toàn và hiệu quả.
2. Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn
- Đầu tư phát triển, sắp xếp mạng lưới ATM và POS hợp lý, gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS), không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, POS.
- Tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, cung ứng các dịch vụ gia tăng khác; tập trung triển khai hoàn thành chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, gia tăng dịch vụ tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.
- Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), ví điện tử… đối với các dịch vụ công, dịch vụ tiện ích như điện, nước, học phí, viện phí, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến, các thủ tục hành chính công trực tuyến. Tiếp tục nghiên cứu, triển khai, phát triển thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện biểu phí dịch vụ TTKDTM phù hợp để vận động, khuyến khích khách hàng tích cực sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.
- Tuyên truyền, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong TTKDTM, thanh toán điện tử đối với người sử dụng dịch vụ; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; xây dựng cẩm nang về TTKDTM cho khách hàng.
3. Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Chi cục Hải quan
Tiếp nhận, triển khai kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các Tổ chức tín dụng, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc để thực hiện yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước, tăng cường chi ngân sách nhà nước bằng phương thức TTKDTM.
Chỉ đạo các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho phép ghi nhận hóa đơn viện phí, học phí để người sử dụng có thể áp dụng các phương thức TTKDTM để thanh toán.
5. Các đơn vị cung ứng dịch vụ công (bao gồm cả các cơ sở y tế, giáo dục)
Thực hiện nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, từng bước chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ TTKDTM; triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia; khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện… bằng phương thức TTKDTM.
Doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT) nghiên cứu triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (mobile-money); thường xuyên đánh giá, đề xuất xử lý phù hợp đối với dịch vụ mobile- money
6. Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội
Tích cực triển khai giải pháp hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu, thúc đẩy thanh toán điện tử trong thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.
Chỉ đạo các siêu thị, trung tâm mua sắm, các cửa hàng bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, khuyến khích khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử khi thanh toán mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Phối hợp với các cơ quan liên quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động TTKDTM.
Phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM:
- Xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có tính lan tỏa trong cộng đồng đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn, người chưa có tài khoản ngân hàng, học sinh, sinh viên, trẻ em, doanh nghiệp nhỏ và vừa, người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp xúc công nghệ… qua đó giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ TTKDTM.
- Thông tin, tuyên truyền về các sản phẩm dịch vụ và quy trình thủ tục TTKDTM, những lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ TTKDTM khi thực hiện nộp thuế, trả tiền điện, nước, học phí, viện phí và chi trả an sinh xã hội.
Phối hợp, trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
10. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện việc trả lương, thu nhập qua tài khoản cho tất cả các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước; tuyên truyền, vận động, khuyến khích các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tăng cường sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương tiện như ATM, POS và phương tiện thanh toán hiện đại khác.
- Xây dựng kế hoạch triển khai hoặc lồng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các dự án, chương trình phát triển của địa phương, ngành …
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện có hiệu quả và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương) trước ngày 05/12 hàng năm để tổng hợp.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu tổ chức triển khai, theo dõi đôn đốc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đề xuất các biện pháp tháo gỡ, xử lý những khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.