ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 786/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 17 tháng 3 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 28/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:
1. Quan điểm:
- Đa dạng hóa cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội.
- Bố trí vốn đầu tư công tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, kéo dài, bảo đảm hiệu quả cao; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình kết cấu hạ tầng tạo sự đột phá, có tác động lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông. Thực hiện tốt phương châm “Lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư”.
- Tiếp tục phát huy nguồn lực huy động sức dân theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu:
- Tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 250.000 tỷ đồng (trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 12 - 14%; vốn ngoài ngân sách chiếm khoảng 86 - 88%); chi đầu tư phát triển từ ngân sách tập trung bình quân hàng năm chiếm khoảng 35% tổng chi ngân sách địa phương.
- Đến năm 2025, cơ bản hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tương đối đồng bộ, bảo đảm kết nối với các vùng trong cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
1. Hạ tầng giao thông, đô thị:
a) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan:
- Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện thủ tục, đề xuất Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đầu tư các tuyến giao thông kết nối tỉnh Bình Thuận với khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ, trọng tâm là đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến: Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 - đoạn qua địa bàn tỉnh. Hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thi công tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (phía Đông) - đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, Quốc lộ 28B, Cảng hàng không Phan Thiết bảo đảm tiến độ đề ra.
- Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ bố trí vốn ngân sách Trung ương đầu tư các dự án: Đường ven biển đoạn Phan Rí Cửa - Bình Thạnh (huyện Tuy Phong); đường ven biển đoạn Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân) - Bình Châu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); đường ĐT.711 kết nối Quốc lộ 28 (tại xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc) với Quốc lộ 1 và đường ven biển ĐT.716.
- Tập trung đầu tư thi công hoàn thành các dự án giao thông có tính liên kết vùng trong tỉnh, gồm: Các tuyến đường ven biển (ĐT.719, ĐT.719B - đoạn Phan Thiết - Kê Gà và đoạn Hòn Lan - Tân Hải); đường Hàm Kiệm - Tiến Thành; đường Tân Minh - Sơn Mỹ; cầu Văn Thánh (thành phố Phan Thiết)...
- Huy động các nguồn lực đầu tư các cảng biển, bến du thuyền; tiếp tục thu hút đầu tư vận tải hành khách, hàng hóa tuyến Phan Thiết - Phú Quý, ưu tiên đầu tư nạo vét, khơi thông luồng lạch cho tàu thuyền.
- Tiếp tục phát triển giao thông nông thôn theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” và Đề án giao thông nông thôn đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt góp phần xây dựng nông thôn mới.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan:
- Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt cho các khu du lịch, các khu dịch vụ - đô thị, Cảng hàng không Phan Thiết, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh và huyện đảo Phú Quý.
- Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn vay ODA để đẩy nhanh đầu tư hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, rác thải tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và khu vực trung tâm các huyện lỵ, chú ý Khu du lịch quốc gia Mũi Né.
c) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan:
Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Đầu tư hoàn thành các tuyến đường trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng chuỗi đô thị du lịch ven biển; nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các trung tâm huyện lỵ gắn với các công trình phục vụ chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường như: Kè sông Cà Ty (đoạn từ cầu Dục Thanh đến đường Ung Văn Khiêm), khu vực Hồ điều hòa phường Hưng Long, khu Công viên sinh thái ngập mặn thành phố Phan Thiết và các khu dân cư, khu đô thị, tái định cư trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội đầu tư các nhà máy xử lý rác thải tại các địa phương; khuyến khích các nhà đầu tư triển khai các dự án xây dựng công viên sinh thái, đài hóa thân.
2. Hạ tầng nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan:
- Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện thủ tục, đề xuất Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đầu tư Hồ chứa nước La Ngà 3.
- Có giải pháp huy động các doanh nghiệp tham gia xây dựng kè biển bảo đảm tính đồng bộ, mỹ quan, hiệu quả. Quan tâm đầu tư nâng cấp các hồ, đập, bảo đảm an ninh, an toàn công trình và an toàn nguồn nước.
- Lồng ghép, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình nước sạch nông thôn, đảm bảo việc cung cấp nguồn nước ổn định cho các nhà máy nước hoạt động thường xuyên, cung cấp nước sinh hoạt liên tục cho người dân ngay cả khi hạn hán xảy ra.
- Triển khai dự án xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có hạ tầng hoàn thiện (điện, nước, giao thông, viễn thông…) để kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư sản xuất.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư các công trình: Hồ Sông Dinh 3 (giai đoạn 2), hồ Sông Lũy (giai đoạn 2).
c) Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Triển khai thi công Hồ thủy lợi Ka Pét bảo đảm tiến độ đề ra. Đầu tư hoàn thành các công trình thủy lợi: Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân; kênh chuyển nước hồ Sông Dinh 3 - hồ Núi Đất; hệ thống kênh tiếp nước liên huyện phía Nam tỉnh; kênh chính Bắc Sông Quao, Trạm bơm Hồng Liêm.
- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và huy động các nguồn lực của tỉnh để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, kè biển, các công trình, dự án phát triển nông nghiệp và phòng, chống thiên tai theo quy hoạch1.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công, huyện Tuy Phong (giai đoạn 2).
d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Đầu tư nâng cấp đường giao thông dọc các tuyến kênh thủy lợi kết hợp trồng cây xanh. Phát động nhân dân đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi nhỏ, nạo vét hồ chứa, kênh mương thủy lợi, làm giao thông nội đồng.
3. Hạ tầng công nghiệp, năng lượng và thương mại, dịch vụ:
a) Về hạ tầng các khu, cụm công nghiệp:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có năng lực tài chính, có kinh nghiệm tham gia đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Trước hết, tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành hạ tầng các Khu công nghiệp: Phan Thiết (giai đoạn 2), Hàm Kiệm 1, Hàm Kiệm 2, Sông Bình và Tuy Phong. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư, sớm khởi công xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp: Tân Đức, Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2, tiến tới hình thành Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Hàm Tân - La Gi (gồm Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2 và phụ cận).
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành và địa phương liên quan đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics trong Phương án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở tích hợp Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch liên quan khác để kêu gọi nhà đầu tư thành lập Trung tâm logistics phục vụ nhu cầu lưu thông và phân phối hàng hóa cho sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo đúng mục tiêu “Lồng ghép xây dựng và triển khai thực hiện việc phát triển hệ thống dịch vụ logistics trên cơ sở phát huy tốt vai trò của Cảng Quốc tế Vĩnh Tân vào phương án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có từ 01 - 02 cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút các dự án đầu tư thứ cấp. Riêng huyện Phú Quý hình thành cụm công nghiệp với quy mô phù hợp.
b) Về hạ tầng năng lượng điện:
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan: Thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện, đưa ngành công nghiệp năng lượng trở thành ngành kinh tế chủ lực, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, mặt biển, mặt hồ để đầu tư các dự án điện, trong đó ưu tiên các dự án điện gió ngoài khơi, điện khí LNG, điện mặt trời trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), đồng thời quy hoạch, đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải điện để giải phóng công suất các dự án điện.
c) Về hạ tầng thương mại, dịch vụ:
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan: Tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ; phát triển các siêu thị, các trung tâm thương mại lớn... tại các đô thị, phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh, mua sắm của người dân và du khách. Tăng cường xã hội hóa đầu tư chợ nông thôn, chợ đầu mối, trung tâm thu mua nông sản tại khu vực nông thôn, tiến tới xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử về nông sản. Đẩy mạnh phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ miền núi và huyện đảo Phú Quý; thúc đẩy phát triển nhanh thương mại điện tử.
4 Hạ tầng thông tin, chuyển đổi số và khoa học - công nghệ:
a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan:
- Tăng cường quản lý việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ viễn thông. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng cố định và di động công nghệ 4G, 5G. Có kế hoạch phát triển hạ tầng số với lộ trình phù hợp, phục vụ tốt yêu cầu phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
- Tranh thủ tối đa và phát huy hiệu quả nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua các chương trình, đề án thực hiện chuyển đổi số. Hàng năm, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh phù hợp để thực hiện chuyển đổi số. Chú ý kết hợp nguồn lực Nhà nước với các nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng số phục vụ yêu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
- Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp, chủ đầu tư và nhân dân để thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số có tiềm lực đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số theo hình thức xã hội hóa và hợp tác công - tư.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
b) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các cơ quan:
Tăng cường đầu tư phát triển khoa học - công nghệ; khuyến khích các tổ chức khoa học, các nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển; chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới vào quản lý và sản xuất, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
a) Sở Y tế chủ trì, phối hợp các cơ quan:
- Huy động các nguồn lực trong và ngoài ngân sách Nhà nước để đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và xã hội hóa ngành y tế; đầu tư phát triển nguồn lực y tế, nhất là đầu tư hạ tầng y tế cho huyện đảo Phú Quý.
- Đầu tư hạ tầng y tế dự phòng đủ khả năng đáp ứng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là khám, chữa bệnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ gắn với du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng, dưỡng lão....
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan: Ưu tiên bố trí vốn ngân sách Nhà nước để tiếp tục đầu tư hoàn thành cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các Bệnh viện đa khoa khu vực, các trung tâm, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế.
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan: Tăng cường thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tốt Đề án về đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg , ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, khuyến khích phát triển mạng lưới giáo dục, đào tạo ngoài công lập.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan:
- Ưu tiên dành nguồn ngân sách, nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết để đầu tư mua sắm, bổ sung đầy đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề của cấp tỉnh và cấp huyện.
7. Hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch:
Sở Văn hóa, Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan:
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình Nhà hát và triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh, công trình mở rộng Thư viện tỉnh đúng tiến độ. Đầu tư nâng cấp Sân vận động tỉnh; quy hoạch, đầu tư mới Khu Liên hợp Thể dục - Thể thao tỉnh ở vị trí phù hợp và đầu tư nâng cấp cải tạo các công trình thể thao hiện hữu đã xuống cấp. Bố trí ngân sách Nhà nước kết hợp đóng góp xã hội để đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa hoàn thiện các thiết chế văn hóa - thể thao ở cấp huyện và cấp xã gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách và huy động đa dạng các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh; đầu tư công viên, quảng trường biển, bến du thuyền, bãi đậu xe,…; thu hút đầu tư các khu vui chơi giải trí quy mô lớn… phục vụ nhu cầu của người dân và yêu cầu phát triển du lịch.
- Nghiên cứu các giải pháp thu hút các nhà đầu tư có uy tín, năng lực tài chính mạnh, phù hợp với việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp chủ yếu về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025 tại Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 28/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khoá XIV), các văn bản chỉ đạo của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến đầu tư giai đoạn 2021-2025 và năm 2022. Cụ thể như sau:
1. Về công tác xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch:
Yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng, quản lý và thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường hoạch định các định hướng và chính sách phát triển vùng và từng địa phương. Làm tốt công tác công khai và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin, tìm kiếm cơ hội, triển khai đầu tư.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành chức năng, nhất là người đứng đầu trong việc xây dựng, quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2021 - 2030, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, ổn định, mang tính chiến lược lâu dài, đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng đất và giải quyết vấn đề chồng chéo quy hoạch; các công trình, dự án đưa vào quy hoạch phải được đánh giá tính khả thi, bám sát định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2030.
2. Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của tỉnh:
Yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của tỉnh về đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư công, về ưu đãi, thu hút đầu tư, về chính sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư... để tham mưu cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, nhất là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường... bảo đảm đồng bộ, cụ thể và sát hợp với thực tiễn nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước:
- Giao Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp thu ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách, thu đúng, thu đủ và thu kịp thời, chống thất thu; khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất.
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành và địa phương liên quan:
+ Bố trí chi ngân sách theo hướng tập trung, dồn lực vào các dự án, công trình có tính chất tạo ra động lực mới, không gian mới để phát triển kinh tế; các dự án tạo quỹ đất đấu giá, các dự án tái định cư, các dự án kết nối liên vùng khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
+ Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công cho các công trình, dự án trọng điểm, bức xúc, công trình chuyển tiếp... để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành và địa phương liên quan:
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hút, vận động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án để thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
5. Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn khu vực kinh tế tư nhân và nguồn vốn khác:
Yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP), bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 07/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, chính sách ưu đãi để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án sớm triển khai đầu tư, kiên quyết chấm dứt đầu tư đối với các dự án chưa triển khai, chậm triển khai nhưng không có lý do chính đáng.
6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư:
Yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để nhân dân đồng tình ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong quá trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
- Có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai; nghiên cứu ban hành chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai của chính quyền cấp cơ sở, của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và cấp huyện, của các chủ dự án, các đơn vị chủ rừng. Chú trọng công tác thẩm định dự án, bảo đảm hiệu quả, chất lượng công trình, gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng - an ninh.
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 51/2021/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu Thủ tướng Chính phủ sớm điều chỉnh Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 về phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, làm cơ sở để thu hút, phê duyệt, thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và các cơ chế, chính sách có liên quan trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư để triển khai thực hiện các công trình, dự án.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và doanh nghiệp trong quá trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc huy động, sử dụng các nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát các nguồn vốn đầu tư.
1. Giao các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ nội dung của Kế hoạch này tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 28/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025 đến cán bộ công chức cơ quan.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện thật cụ thể, trong đó đề ra các mục tiêu, giải pháp phù hợp để huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực theo kế hoạch đề ra.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện, những vướng mắc, khó khăn, bất cập cần điều chỉnh, bổ sung (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo và báo cáo định kỳ cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy./.
|
CHỦ TỊCH |
1 Trong đó, sớm triển khai giai đoạn 2 Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp Cảng cá Phú Quý và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá bức xúc tại Mũi Né, Chí Công, Ba Đăng, các công trình kè biển...
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.