UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 04 tháng 6 năm 2018 |
Luật Phòng, chống thiên tai 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 20/11/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Hòa Bình;
Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đến năm 2020;
Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh;
Quyết định số 697/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình;
Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình;
Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 11/12/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 27/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020.
II. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc.
1. Mục đích.
Nhằm giúp chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại về người và tải sản của Nhà nước và nhân dân khi có thiên tai xảy ra.
Nâng cao năng lực điều hành và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lũ lụt, cứu hộ cứu nạn.
2. Yêu cầu.
- Phát huy vai trò của các cấp, các ngành, địa phương trong việc xử lý, ứng phó với thiên tai trong tình hình biến đổi khí hậu tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.
- Hạn chế tối đa các thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, tăng cường khả năng ứng phó cứu hộ cứu nạn do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.
3. Nguyên tắc.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lũ lụt, cứu hộ cứu nạn với những kịch bản khác nhau.
- Là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trong đó chính quyền giữ vai trò chủ đạo, trong chủ động phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ứng phó với biến đổi khí hậu trên cơ sở sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình.
- Dựa trên các phương án ứng phó thiên tai, kế hoạch phòng chống thiên tai hằng năm, giai đoạn, các kế hoạch, phương án trong các lĩnh vực liên quan đã được UBND tỉnh phê duyệt và cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; giải pháp công trình và phi công trình, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp các loại hình thiên tai.
III. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch.
- Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai gây nhiều thiệt hại bởi các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, ngập lụt lũ ống lũ quét, sạt lở đất... qua đó Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, để thấy rõ việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và việc phòng chống biến đổi khí hậu là rất quan trọng và cấp thiết.
- Tỉnh Hòa Bình là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía tây bắc tỉnh chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ cao trung bình 600-700m so với mặt nước biển. Phía đông nam tỉnh là vùng núi thấp chiếm 54% diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình 100-200 m và độ dốc 20° -25°. Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ướt với nhiệt độ trung bình năm cao (23,1°C), lượng mưa lớn từ (1800-2000 mm), độ ẩm (82-85%). Khí hậu Hòa Bình là sự pha trộn giữa khí hậu vùng Đông Bắc Bộ và vùng Tây Bắc do đó việc dự báo cũng gặp nhiều khó khăn đối với các cơ quan khí tượng. Trên cơ sở chiến lược, chương trình mục tiêu của trung ương, UBND tỉnh, các sở ngành cũng đã ban hành các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu như thành lập ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu; quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình; Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của tỉnh Hòa Bình.
- Trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, tỉnh Hòa Bình chịu ảnh hưởng với một số loại hình thiên tai điển hình như: Xuất hiện các đợt mưa với cường xuất lớn gây sạt lở, ngập úng, lũ quét; nhiệt độ tăng trong mùa hè, giảm trong mùa đông làm xuất hiện nắng nóng, băng giá; hiện tượng giông lốc, mưa đá, sét xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa. Đặc biệt trong năm 2017 xuất hiện nhiều các loại hình thời tiết cực đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như đợt mưa lũ tháng 10 gây thiệt hại lớn về người và tài sản ước tính trên 2.400 tỷ đồng, thiệt hại do dông lốc, mưa đá trên 5 tỷ đồng, thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt đới 360 tỷ đồng, với số người chết và mất tích là 42 người. Trong năm 2017 được đánh giá là năm có mức thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra lớn nhất tại tỉnh Hòa Bình.
- Xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu về sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan làm diễn biến tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng phức tạp, không theo quy luật, tăng cả về cường độ và tần suất xuất hiện. Do vậy, để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lũ lụt, cứu hộ cứu nạn giai đoạn 2018-2020 việc ban hành Kế hoạch là rất cần thiết.
1. Kịch bản biến đổi khí hậu và định hướng nội dung kế hoạch.
Kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Hòa Bình, theo báo cáo tổng hợp nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng việc biến đổi khí hậu giai đoạn từ 2018-2020 ứng với kịch bản B2 nằm trong giai đoạn từ năm 2000-2019, với mức nhiệt độ tăng trung bình tối cao khoảng 0,5 độ C; mức nhiệt độ tăng trung bình tới thấp khoảng 0,2 độ C, Đối với lượng mưa ngày lớn nhất trung bình năm có xu hướng ở giai đoạn 2000 - 2019 (tăng khoảng 23,8%). Như vậy việc lập Kế hoạch trong giai đoạn ngắn từ 2018-2020 nằm trong kịch bản biến đổi khí hậu giai đoạn 2000- 2019 do đó kế hoạch tập trung ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến trên địa bàn tỉnh và tập trung triển khai làm tốt các phương án, kế hoạch trong công tác phòng chống thiên tai được UBND tỉnh, các Sở ngành phê duyệt, đặc biệt cần dựa vào các trận thiên tai lịch sử (đợt mưa lũ tháng 10/2017) để xây dựng cho phù hợp.
Ngoài cơ sở Kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Hòa Bình thể hiện trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình năm 2012. Việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lũ lụt, cứu hộ cứu nạn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cần bám sát theo nhận định về xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong Kịch bản biến đổi khí hậu và Nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016:
- Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,62 °C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42 °C.
- Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc; tăng ở hầu hết các trạm phía Nam.
- Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế giảm ở một số trạm phía Nam.
- Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô.
- Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng.
- Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị thường.
- Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng.
2. Đánh giá và cập nhật hàng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
Việc đánh giá và cập nhật hàng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng là cơ sở để giúp công tác lập kế hoạch phòng chống thiên tai, kế hoạch ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu hàng năm, việc đánh giá như sau:
- Xác định tình trạng dễ bị tổn thương do thiên tai:
+ Số đối tượng dễ bị tổn thương: Người cao tuổi; trẻ em dưới 6 tuổi; phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; người khuyết tật; người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo; người dân đánh bắt cá trên sông, hồ...
+ Cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp dễ bị thiệt hại: Diện tích đất nông nghiệp, số ao hồ hay diện tích nuôi thủy hải sản, số nhà tạm, số nhà nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi thiên tai xảy ra, hệ thống công trình: hồ, đập, đê điều, đường giao thông đã xuống cấp, hư hỏng nặng...
- Xác định năng lực phòng chống thiên tai:
+ Năng lực ứng phó: Tổ chức thành lập được các nhóm ứng phó nhanh tại địa phương, di dân, cứu hộ...; cộng đồng và người dân đã được tập huấn kỹ năng phòng chống thiên tai như: Cách chằng chống nhà cửa, tránh trú khi có bão, di chuyển người tài sản khi có diễn biến xấu của thiên tai, cách phòng chống rét cho mạ, hoa màu và gia súc...
+ Năng lực công trình: Số hồ đập đã được kiên cố; số cầu, Km đường đã được cứng hóa; những khu vực đã có đường điện, công trình nước sạch; đánh giá khả năng chống lũ của các công trình hạ tầng kỹ thuật; số công trình công cộng có thể tận dụng làm nơi trú ẩn an toàn như: Trường học, bệnh viện, nhà văn hóa cộng đồng...vv.
3. Đánh giá tình hình thiên tai của địa phương
- Xác định các loại hình thiên tai và tác động của nó xảy ra ở địa phương;
- Phân tích đặc điểm của từng loại thiên tai theo một số tiêu chí: Thời gian xảy ra, dấu hiệu báo trước, số lần xuất hiện, mức độ tác động, nguyên nhân gây ra thiên tai và xu hướng tăng/giảm của các loại thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu;
- Nhận định tình hình thiên tai trong thời gian tới.
4. Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương
4.1. Tổ chức phòng ngừa
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
- Tăng cường hệ thống thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; đặt ra các mục tiêu về đào tạo tuyên truyền ý thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai.
- Rà soát, xác định khu vực nguy hiểm, có kế hoạch di dời dân cư ra khỏi vùng có rủi ro thiên tai cao; hoàn thiện các khu tái định cư, các công trình phòng chống thiên tai, sạt lở sớm đưa người dân đến nơi an toàn.
- Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai.
4.2. Xây dựng: Các kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai theo ngành lĩnh vực, địa phương.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi Sở, ngành và từng địa phương, thực hiện xây dựng các phương án, kế hoạch hoặc rà soát cập nhật các kế hoạch đã được ban hành để chủ động trong phòng chánh, thích ứng với biến đổi khí hậu, với một số nội dung như:
a) Phương án ứng phó thiên tai:
- Xác định diễn biến tình hình thiên tai;
- Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm (ví dụ: đê, kè, hồ, đập, hệ thống kênh, mương tưới tiêu...).
- Phương án và địa điểm sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
- Đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
- Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Xác định nguồn nhân lực tham gia ứng phó thiên tai;
- Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai (theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ);
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai các cấp;
- Tổ chức thường trực, trực ban cập nhật thông tin diễn biến thiên tai: chuẩn bị địa điểm sơ tán.
- Một số vấn đề cụ thể khác liên quan đến lĩnh vực, tình hình thực tế của đơn vị địa phương.
b) Phương án ứng phó cho một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương
- Đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:
+ Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn; tập trung triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
+ Phối hợp với các đơn vị hữu quan di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thủy sản trên sông, trên hồ ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền trong địa bàn xã neo đậu an toàn;
+ Thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng trong địa bàn thôn, bản;
+ Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
+ Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai; công trình trọng điểm kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
+ Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và các khu vực nguy hiểm khác;
+ Đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
+ Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
+ Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
- Đối với sương muối, rét hại:
+ Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương;
- Triển khai chống rét và đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc;
- Triển khai các biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.
- Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá và các loại thiên tai khác:
Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể; theo các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; cơ quan khí tượng thủy văn và các cơ quan truyền thông trung ương địa phương.
4.3. Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện (bảo đảm phương châm 4 tại chỗ)
- Lực lượng: Các lực lượng đảm bảo cho công tác ứng phó khắc phục thiên tai là các lực lượng như: quân đội, công an là lực lượng nòng cốt; các lực lượng khác như đoàn thanh niên, phụ nữ, dân quân tự vệ, các tổ chức cá nhân tình nguyện tham gia, hỗ trợ;
- Vật tư, phương tiện: Các đơn vị địa phương theo kế hoạch chuẩn bị đầy đủ các loại phương tiện, vật tư phục vụ công tác ứng phó, khắc phục, ngoài ra chính quyền các địa phương lên các phương án huy động vật tư phương tiện của các tổ chức cá nhân trên địa bàn, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời không để xảy ra bị động trong mọi tình huống;
- Các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng sẵn sàng huy động các phương tiện như ô tô, xuồng máy, nhà bạt cứu hộ, phương tiện chuyên dùng... do đơn vị quản lý kịp thời huy động khi có tình huống xấu xảy ra.
4.4. Tổ chức khắc phục hậu quả
4.4.1. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân:
- Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;
- Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn;
- Xác định đối tượng cần được cứu trợ bão gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tổn thương;
- Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn; dựng các nán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở;
- Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu.
4.4.2. Thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu cần cứu trợ:
- Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;
- Kiến nghị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ổn định đời sống của người dân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
- Kiến nghị hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;
- Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
- Lập kế hoạch và đề xuất sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng.
1. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
- Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh; phân công cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phụ trách địa bàn các huyện thành phố hằng năm; tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo trung ương về PCTT giao;
- Tổ chức thường trực 24/24h trong mùa mưa lũ, trực ban 10/24h đối với thời gian còn lại trong năm, đôn đốc các huyện thành phố trong việc thực hiện công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn;
- Tăng cường tổ chức, phối hợp tổ chức các lớp Tập huấn Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nhằm giúp người dân hiểu về công tác phòng chống thiên tai trong biến đổi khí hậu; giúp Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thực hiện tổng hợp báo cáo về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị, xây dựng, triển khai các phương án phòng tránh, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt gây ra. Chuẩn bị giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân vùng xảy ra thiên tai;
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo phòng, chống thiên tai, xử lý các sự cố công trình thủy lợi, đê điều khi có thiên tai xảy ra; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kiểm tra đánh giá lại các địa bàn có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt;
- Theo dõi thực hiện các kế hoạch, phương án đã được ban hành như: Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh đến 2020; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh; phương án ứng phó thiên tai hằng năm trên địa bàn tỉnh....
- Xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều đối với các tuyến đê cấp III trên địa bàn tỉnh, theo dõi hướng dẫn xây dựng các phương án hộ đê, hồ đập đối với các đơn vị quản lý tại địa phương.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Xây dựng theo dõi và triển khai các phương án, hợp đồng tác chiến, bố trí lực lượng, phương tiện cho việc ứng cứu, cứu hộ chi viện kịp thời khi có tình huống về thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh;
- Hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn được phân công tham gia công tác phòng chống thiên tai và công tác cứu hộ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh đảm bảo về quân số, phương tiện.
- Tổ chức tập huấn kiến thức phòng chống thiên tai cho lực lượng dân quân tự vệ, thí điểm mô hình đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sở ngành, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong công tác phòng chống thiên tai, khắc phục sự cố.
4. Công an tỉnh
- Phối hợp với các cấp, các ngành trong tỉnh lập kế hoạch về xây dựng lực lượng an ninh, trật tự bảo vệ công trình an ninh quốc gia như: đê điều, hồ đập, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, các công trình dân sinh kinh tế và phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch sẵn sàng tham gia cứu hộ cứu nạn khi có tình huống về thiên tai xảy ra;
- Bố trí lực lượng phối hợp với các địa phương tổ chức chốt chặn những vị trí trên các tuyến giao thông huyết mạch có nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi xảy ra thiên tai;
- Phối hợp với Thanh tra giao thông hướng dẫn, phân luồng các phương tiện đi lại đảm bảo an toàn trên các tuyến giao thông bị sạt trượt, ngập sâu khi thiên tai xảy ra.
5. Sở Giao thông vận tải
- Có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường, cầu, ngầm được giao quản lý; đôn đốc các huyện, thành phố sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường, cầu, ngầm do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được phân cấp quản lý để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trong mọi tình huống;
- Xây dựng hệ thống cảnh báo, biển báo, trạm barie cụ thể đối với đường giao thông cho những đoạn đường có khả năng xảy ra thiên tai, sạt lở đất, lũ ống lũ quét nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua vùng có khả năng xảy ra thiên tai, đặc biệt đối với các tuyến đường đã được xác định trọng điểm;
- Thường xuyên theo dõi, hoàn thiện các phương án, kế hoạch đã được phê duyệt của ngành, của tỉnh đặc biệt là kế hoạch Ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và tai nạn máy bay đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc phân luồng đảm bảo giao thông và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với hệ thống đường giao thông do cấp huyện quản lý.
6. Sở Công thương
- Theo dõi, tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo xử lý các sự cố công trình thủy điện khi có mưa lớn, lũ, lụt xảy ra; Xây dựng kế hoạch chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, hàng hóa cần thiết dự phòng, sẵn sàng cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân các vùng bị thiên tai (chuẩn bị chu đáo về cả số lượng, chủng loại, phương án vận chuyển, địa chỉ liên lạc, cách thức giao nhận);
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các phương án, kế hoạch đã được tỉnh, ngành xây dựng như Kế hoạch bảo đảm an toàn vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố Hóa chất trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch ứng phó sự cố sập, đổ hầm lò phù hợp với diễn biến tình hình biến đổi khí hậu.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng phương án ứng phó với mọi tình huống mất thông tin liên lạc, đảm bảo thông tin thông suốt từ tỉnh đến địa phương; cập nhật, đưa tin về những vùng lũ, lụt xảy ra để nhân dân biết, phòng tránh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Có kế hoạch và giao trách nhiệm cho các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tuyệt đối thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và khắc phục hậu quả thiên tai. Đặc biệt là thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở đất. Có các phương án dự phòng để đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong trường hợp có sự cố bất lợi về thời tiết gây ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Thường xuyên tuyên truyền, lồng ghép các nội dung về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu vào các chương trình giảng dạy, cho các giáo viên, học sinh hiểu và phòng tránh các tác hại do biến đổi khí hậu gây ra.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ môi trường trước và sau thiên tai đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh; Đề xuất UBND tỉnh các giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước, nhất là nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân khi xảy ra thiên tai;
- Theo dõi cập nhật các kế hoạch như Kế hoạch ứng phó sự cố động đất trên địa bàn tỉnh; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình; thường xuyên kiểm tra xử lý các vi phạm về môi trường gây ảnh hưởng tới các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Y tế
- Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh, phòng dập dịch và làm sạch môi trường, đội sơ cấp cứu cho cả tuyến tỉnh và tuyến huyện cho những vùng xảy ra thiên tai;
- Có phương án chuẩn bị đội ngũ y, bác sỹ, cơ số thuốc dự phòng để khám chữa bệnh cho nhân dân, đề phòng dịch bệnh xảy ra tại những khu vực bị thiên tai; chuẩn bị và hỗ trợ kịp thời thuốc khử trùng nước phục vụ sinh hoạt tại những khu dân cư bị ảnh hưởng do thiên tai.
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
- Cân đối, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho các dự án xây dựng, dự án quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan đến công tác phòng chống thiên tai;
- Phối hợp với các địa phương, sở, ngành, thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh sớm đề xuất ngân sách, bố trí đủ, kịp thời công tác khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh
Chủ động tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện tốt vai trò là tổ chức xã hội để huy động mọi tiềm lực sẵn có trong nhân dân trong việc chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng khi thiên tai bão lũ xảy ra; kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ của cộng đồng quốc tế trong công tác phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn.
13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Hòa Bình
Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Hòa Bình tổ chức truyền tải kịp thời chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước và của tỉnh về công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Là các địa phương trực tiếp làm nhiệm vụ trong công tác phòng chống thiên tai, là nhân tố quan trọng trong việc chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu do đó cần có những động thái tích cực trong việc tuyên truyền, phòng chống, nâng cao nhận thức của cộng đồng:
- Thường xuyên xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các kế hoạch, phương án phòng tránh thiên tai của địa phương theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), rà soát các trọng điểm xung yếu có nguy cơ thiên tai và đã xảy ra thiên tai trên địa bàn; rà soát đảm bảo an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật đặc biệt các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn;
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thành lập lực lượng xung kích, lực lượng dân quân tự vệ cập nhật các kiến thức cho lực lượng này để sẵn sàng, chủ động thực hiện các nhiệm vụ về phòng chống thiên tai;
- Khắc phục sửa chữa có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật hư hỏng bằng nguồn lực của địa phương, tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng tránh thiên tai tới từng thôn xóm, đặc biệt là các vùng có nguy cơ cao xảy ra các loại hình thiên tai và đã xảy ra thiên tai;
- Rà soát xây dựng các khu tái định cư; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư đảm bảo di chuyển người dân đến các nơi ở mới an toàn;
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ thông tin, báo cáo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; trong đó đặc biệt lưu ý việc tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra đúng quy định hiện hành của các Bộ, ngành.
Để thực hiện tốt kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong công tác phòng chống thiên tai cần sự vào cuộc của toàn xã hội, của Nhà nước, người dân, các tổ chức trong và ngoài nước. Đối với các đơn vị địa phương theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kịp thời triển khai các Kế hoạch phương án, đã tham mưu và ban hành như:
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Hòa Bình; quy chế hoạt động của ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu của Chính phủ;Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh; Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch của tỉnh về thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình; Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai của các địa phương; phương án bảo vệ các trọng điểm về đê điều phòng chống thiên tai, Chỉ thị của UBND tỉnh trong công tác phòng chống thiên tai hằng năm; Kế hoạch ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ hầm lò khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; quy định về phát hành bản tin và truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh...
Trên đây là Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lũ lụt, cứu hộ cứu nạn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.