ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/KH-UBND |
Hưng Yên, ngày 15 tháng 4 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 43/QĐ-TTG NGÀY 11/01/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO GIAI ĐOẠN 2022-2026”
Thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026” (sau đây gọi là Quyết định số 43/QĐ-TTg); Kế hoạch số 1023/KH-BNV ngày 17/3/2022 của Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 80% công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng;
- 80% công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp huyện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng;
- 80% cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng;
- 80% cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp xã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng.
3. Yêu cầu:
- Đổi mới công tác tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo từ nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng đến phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng và cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp.
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo về tầm quan trọng của việc tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG
- Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Ban Dân vận; cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trong ngành Công an và Quân đội.
- Cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo và kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp xã.
2. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng
2.1. Đối với công tác tín ngưỡng:
- Phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo);
- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, gồm: đăng ký hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; bầu, cử người đại diện hoặc thành viên Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức lễ hội tín ngưỡng; quyên góp, quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, di dời công trình tín ngưỡng...
- Cập nhật kiến thức, kinh nghiệm giải quyết đối với các hoạt động vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về tín ngưỡng; các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội;
- Tập huấn, bồi dưỡng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những vụ việc phức tạp, điểm nóng về tín ngưỡng;
- Tập huấn, bồi dưỡng công tác vận động quần chúng, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và đầu mối Ban quản lý, người đứng đầu cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt trong vùng có nhiều loại hình tín ngưỡng.
2.2. Đối với công tác tôn giáo:
- Phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo;
- Cập nhật thông tin về tình hình tôn giáo, trao đổi kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp, điểm nóng liên quan đến lĩnh vực tôn giáo;
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về công tác tôn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng;
- Cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực khác như: y tế, giáo dục, xuất bản, xuất nhập khẩu, tài nguyên - môi trường, xây dựng... liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Thời gian tổ chức thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2026.
- Giảng viên, báo cáo viên các cơ quan, cơ sở đào tạo trung ương: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Tôn giáo Chính phủ; Học viện Hành chính quốc gia, Bộ Nội vụ; các cơ quan trung ương liên quan; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, viện nghiên cứu,…
- Giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh; báo cáo viên các cơ quan chuyên môn liên quan cấp tỉnh.
(Nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục kèm theo)
1. Sở Nội vụ:
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả, đúng đối tượng; xây dựng Kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Phối hợp trong công tác tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác tín ngưỡng, tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ và Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ tổ chức;
- Tổ chức đánh giá kết quả hàng năm, sơ kết và tổng kết thực hiện nhiệm vụ của Đề án, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Sở Tài chính:
Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh:
Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; nghiên cứu, biên soạn, cập nhật, bổ sung các thông tin về tình hình và nhiệm vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương.
4. Các sở, ngành có liên quan; các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; UBND, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã:
Phối hợp với Sở Nội vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; rà soát, thống kê và cử cán bộ, công chức tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn do Bộ Nội vụ hoặc Sở Nội vụ tổ chức đảm bảo đúng đối tượng theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.