ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/KH-UBND |
Hậu Giang, ngày 29 tháng 4 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025;
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hậu Giang xây dựng Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2022 - 2026, như sau:
1. Mục đích
Phát triển dịch vụ logistics nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, thương mại trong nước, thương mại quốc tế và thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy, góp phần giảm thời gian lưu chuyển hàng hóa.
2. Yêu cầu
Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình số 03/CTr-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc ban hành Chương trình phát triển công nghiệp và logistics tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025 và Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 -2025 và các năm tiếp theo.
Thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện, nguồn lực của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1. Quan điểm
Thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, hợp lý với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Mục tiêu
Từng bước phát triển dịch vụ logistics theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP, thu ngân sách, đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác của tỉnh phát triển.
Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các trung tâm logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao. Từng bước hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.
Ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có đủ trình độ về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, chính sách đầu tư, cải cách hành chính, cơ chế phối hợp quản lý của các sở, ban, ngành trong chuỗi dịch vụ logistics,... đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách về phát triển logistics
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đối với sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nghiên cứu, áp dụng triệt để, có hiệu quả các chính sách, pháp luật quy định về phát triển dịch vụ logistics; kiểm tra, rà soát và ban hành các văn bản triển khai phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh.
2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng dịch vụ logistics
- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông logistics trên cơ sở quy hoạch phát triển giao thông vận tải đã được phê duyệt.
- Tập trung nguồn lực triển khai các dự án giao thông đường bộ để kết nối với tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Sóc Trăng, mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang, để hình thành trục hàng lang kinh tế Cần Thơ - Hậu Giang - Kiên Giang, nhằm tăng cường kết nối, lưu thông hàng hóa và tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics.
- Tập trung nguồn lực để đầu tư các dự án kết nối nhằm tăng cường liên kết hệ thống giao thông địa phương với các tuyến đường bộ cao tốc theo Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và phát triển dịch vụ logistics
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, trong giải quyết các thủ tục hành chính.
- Hỗ trợ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện, triển lãm về logistics ở trong nước và nước ngoài như: Cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.
- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong hoạt động logistics.
- Triển khai xây dựng, nhân rộng điểm kinh doanh, cung ứng thực phẩm nông, thủy sản an toàn theo chuỗi nhằm hỗ trợ kết nối và hình thành các kênh logistics.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội, nhóm doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để tăng năng lực cạnh tranh.
4. Phát triển nguồn nhân lực logistics
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trình độ chất lượng cao đối với ngành logistics.
- Tiếp tục liên kết với các viện, trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hậu Giang, đặc biệt là nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics.
- Quan tâm đẩy mạnh đào tạo logistics cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước. Kết nối các tổ chức đào tạo doanh nghiệp logistics Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài.
- Thực hiện tốt chính sách, chế độ đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn đến tỉnh làm việc.
5. Giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển logistics của Chính phủ, các Bộ ngành; xây dựng kênh cung cấp thông tin logistics và phổ biến đến các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh.
- Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu hoạch định và thực thi chính sách phát triển logistics một cách đồng bộ, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách khuyến khích, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định theo hướng bền vững.
a) Chủ trì, phối hợp, thường xuyên đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và mục tiêu phát triển logistics của Tỉnh, bảo đảm phát triển logistics là một trong những nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức và quyết tâm hành động trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển logistics.
c) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cùng các sở, ngành có liên quan đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng vào lĩnh vực logistics.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, cập nhật, đề xuất các chính sách mới về phát triển logistics trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường công tác phối hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực logistics để đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu về lao động.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, đảm bảo an toàn an ninh mạng và bảo mật thông tin; hỗ trợ các cơ quan, đơn vị phát huy hiệu quả Cổng/trang thông tin điện tử; tuyên truyền các chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển logistics.
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát tham gia cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ có liên quan đến logistics; đồng thời thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập; trên cơ sở đặt hàng của các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ góp phần trong việc thực hiện đạt mục tiêu Kế hoạch này.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến đến các doanh nghiệp hoạt động logistics thực hiện đúng quy định pháp luật về đất đai; phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương theo hướng tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics.
Tham mưu UBND tỉnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ. Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển logistics của Tỉnh.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn các đơn vị sản xuất nông nghiệp liên kết với các doanh nghiệp logistics trong việc sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững.
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương hướng dẫn, đề xuất các đơn vị sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tham gia thực hiện các đề án, dự án logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
9. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
a) Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, đặc biệt quan tâm mời gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực logistics.
b) Tham mưu UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các doanh nghiệp đầu tư.
10. Chi Cục hải quan Hậu Giang
a) Thực hiện ứng dụng hiệu quả hệ thống thông quan điện tử. Đảm bảo công tác quản lý hải quan hiện đại, tiện lợi hóa tại các đơn vị, cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Đẩy mạnh cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, thực hiện đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
11. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa các nội dung của Kế hoạch này, phù hợp với thực tế tại địa phương và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
b) Hỗ trợ phát triển các trung tâm logistics trên địa bàn quản lý theo Chương trình số 03/CTr-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh về việc phát triển công nghiệp và logistics tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025 và các Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh có liên quan.
Trên đây là nội dung Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2022 - 2026. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị tổng hợp gửi Sở Công Thương báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.