ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 753/KH-UBND-NC |
Nghệ An, ngày 25 tháng 11 năm 2015 |
Ngày 23 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 5445/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết cát, sỏi trên tuyến sông Lam, tỉnh Nghệ An. Để công tác kiểm tra, xử lý đảm bảo có hiệu quả, UBND tỉnh có kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết cát, sỏi trên tuyến sông Lam thuộc địa bàn huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giữ vững trật tự kỷ cương.
2. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật, không tham gia các hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết cát, sỏi trái phép, hạn chế thiệt hại về người và tài sản do các hoạt động vi phạm pháp luật gây ra.
3. Công tác kiểm tra, xử lý đảm bảo khách quan, nghiêm minh và đúng quy định của pháp luật; kiên quyết không để tái vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết cát, sỏi trái phép và các vi phạm khác;
4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, các ngành gắn liền với trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản nói chung, hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết cát, sỏi nói riêng.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Nội dung
a) Khảo sát, nắm tình hình, xác định địa bàn, đối tượng trọng điểm; phương thức, thủ đoạn, quy mô, phạm vi hoạt động của các đối tượng, tính phức tạp của từng địa bàn để tổ chức kiểm tra, xử lý triệt để vi phạm, làm sạch địa bàn, tiến hành bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý bền vững lâu dài.
b) Tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về cấp phép khai thác mỏ; hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, mua bán khoáng sản, các quy định về bảo vệ môi trường, sử dụng phương tiện tàu, thuyền hoạt động không đăng ký, đăng kiểm, quản lý cư trú...
c) Phối hợp chính quyền địa phương, các lực lượng tại chỗ (Công an, Quân sự, dân quân, Tài nguyên và môi trường, Công thương, UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội...) để triển khai tổ chức kiểm tra, xử lý các đối tượng khai thác, mở bến, bãi tập kết cát, sỏi trái phép và các vi phạm pháp luật khác.
d) Kiến nghị các biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết cát, sỏi nhằm ổn định bền vững; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật liên quan khai thác, vận chuyển, tập kết khoáng sản.
2. Biện pháp
a) Kiểm tra, xử lý, đẩy đuổi các nhóm, các tổ hợp sử dụng máy móc, phương tiện tàu, thuyền khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép. Giải tỏa tháo dỡ, xử lý các phương tiện, công trình phục vụ cho các hoạt động khoáng sản trái phép. Phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của hệ thống chính trị ở cơ sở, vận động các ngành, các cấp và người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; tích cực phát hiện, tố giác các trường hợp mua bán, vận chuyển cát, sỏi trái phép.
b) Xử lý tang vật, phương tiện dùng để vi phạm
- Phát hiện, xử lý kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép, tiến hành thu giữ, xử lý tang vật, phương tiện dùng để vi phạm.
- Việc thu giữ máy móc, phương tiện vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép thực hiện đúng quy định của pháp luật; kịp thời tham mưu xử lý không để tồn đọng tang vật, phương tiện.
c) Triển khai kiểm tra, xử lý, truy quét, đẩy đuổi theo hình thức cuốn chiếu. Sau khi ổn định tình hình thì tổ chức hướng dẫn, bàn giao cho chính quyền địa phương (huyện, xã) ký cam kết, tiếp nhận quản lý lâu dài.
3. Đối tượng, địa bàn kiểm tra
a) Đối tượng
- Tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép.
- Các doanh nghiệp được cấp phép nhưng vi phạm Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, khai thác ngoài phạm vi cấp phép, vi phạm pháp luật về Giao thông đường thủy và các vi phạm khác.
- Các bến, bãi tập kết cát, sỏi trái phép, vi phạm hành lang đê điều, cầu cống, hành lang an toàn giao thông đường thủy.
b) Địa bàn
Kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển trên dòng sông và các bến, bãi tập kết cát, sỏi hai bên bờ sông Lam thuộc địa bàn các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
III. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, THỜI GIAN TIẾN HÀNH
1. Tổ chức lực lượng: Đoàn công tác tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 5445/QĐ-UBND-NC ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh. Chính quyền địa phương khi có đoàn đến có trách nhiệm huy động các lực lượng tại chỗ (Công an, Quân sự, dân quân, Tài nguyên và môi trường, Công thương...) phối hợp với Đoàn để thực hiện nhiệm vụ (Bố trí lực lượng, thành lập Tổ công tác do Trưởng đoàn quyết định).
2. Phương tiện, công cụ phục vụ đoàn công tác
Huy động phương tiện của các ngành tham gia thành viên Đoàn kiểm tra (Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải), ngoài ra căn cứ yêu cầu thực tế để phục vụ công tác này, giao Công an tỉnh tổng hợp đề nghị UBND tỉnh quyết định hỗ trợ.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ ngày 01/12/2015 và rút quân khi có quyết định của UBND tỉnh.
1. Thành lập Ban Thường trực (do đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác điều tra, xử lý tội phạm làm Trưởng ban và các thành viên gồm: Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Phó trưởng Phòng Nội chính Văn phòng UBND tỉnh; Phó Trưởng phòng Tham mưu, Đội trưởng Đội Pháp chế, Đội trưởng Đội nghiên cứu Chuyên đề Cảnh sát, Phòng Tham mưu Công an tỉnh). Ban Thường trực có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của Đoàn công tác. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết những kiến nghị, khó khăn vướng mắc và các đề xuất khác của đoàn công tác. Hàng tháng tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện và tham mưu biểu dương những đơn vị làm tốt, phê bình những đơn vị kém hiệu quả, thiếu tinh thần trách nhiệm.
2. Trách nhiệm của Công an tỉnh
a) Bố trí lực lượng tham gia đoàn công tác và thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 5445/QĐ-UBND-NC ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh;
b) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cho các thành viên Đoàn công tác;
c) Dự trù kinh phí phục vụ công tác tổ chức, hoạt động của đoàn công tác trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trang bị, mua sắm các loại phương tiện, công cụ, trang thiết bị, nhu yếu phẩm, thuê địa điểm làm việc, ăn, nghỉ, sinh hoạt phục vụ đoàn công tác.
3. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Công an tỉnh, Sở Tài chính thẩm định kinh phí phục vụ hoạt động của Đoàn công tác và Ban Thường trực, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Trách nhiệm của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải và Xây dựng
a) Cử cán bộ tham gia Đoàn công tác theo Quyết định số 5445/QĐ-UBND-NC ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh;
b) Phối hợp Công an tỉnh trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước của ngành mình phục vụ đoàn công tác trong phát hiện, phân loại, xử lý các vi phạm.
5. Trách nhiệm của UBND các huyện: Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng, Nguyên và thành Phố Vinh
a) Tổ chức triển khai kế hoạch của UBND tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi giúp Đoàn công tác hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo các ban, ngành chức năng, UBND các xã, phường ven bờ sông Lam phối hợp với Đoàn công tác xử lý các bến, bãi lập trái phép và các vi phạm khác. Hỗ trợ bổ sung lực lượng khi có yêu cầu, tạo điều kiện để đoàn công tác thuê, mượn địa điểm làm việc, ăn, nghỉ, sinh hoạt và bố trí nơi tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm chờ xử lý khi đoàn công tác làm việc trên địa bàn...
b) Tiếp nhận bàn giao hồ sơ những vụ việc vi phạm do đoàn công tác phát hiện để xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
c) Làm tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản sau kiểm tra, xử lý, không để vi phạm tái diễn.
6. Chế độ thông tin, báo cáo
a) Tình hình, kết quả và các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động của Đoàn công tác phải báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Ban Thường trực), đồng thời thông báo những nội dung liên quan cho các Sở, ngành, địa phương có thành viên tham gia. Tổ chức họp rút kinh nghiệm sau khi kết thúc công tác kiểm tra đối với từng huyện. Tổng kết đợt công tác khi có quyết định giải thể.
b) Hàng tuần, đột xuất Đoàn công tác báo cáo tình hình, kết quả và những kiến nghị, đề xuất về Ban thường trực (Công an tỉnh) để theo dõi, tổng hợp và chỉ đạo. Định kỳ hàng tháng, Công an tỉnh tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của đoàn công tác báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí để đưa tin.
Yêu cầu Đoàn công tác, các Sở, ban, ngành và địa phương liên quan tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch thật cụ thể, chi tiết và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để triển khai thực hiện Kế hoạch này. Quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Ban Thường trực-Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.