ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 7 tháng 3 năm 2023 |
Thực hiện Quy chế phối hợp số 2548/QCPH-LĐTBXH-CA-QP-NG ngày 18/7/2022 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch phối hợp trong công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cụ thể như sau:
1. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp trong chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, nhất là việc tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ lấy nạn nhân làm trung tâm, vì quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bị mua bán.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng phối hợp giữa các cơ quan và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.
1. Bảo đảm thống nhất, kịp thời, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
2. Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả; không ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân trong việc đề xuất, triển khai các hoạt động phối hợp.
4. Bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan.
6. Bảo đảm bí mật các thông tin về thân nhân người bị mua bán, người thân thích của người bị mua bán.
1. Trao đổi trực tiếp, trao đổi bằng văn bản hoặc các hình thức phù hợp (điện thoại, thư điện tử…), tổ chức các cuộc họp liên ngành theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Tổ chức các đoàn liên ngành để thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
3. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
4. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng nhằm tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện các nội dung hoạt động của Quy chế nhằm kịp thời rút kinh nghiệm cho những cán bộ làm công tác trực tiếp liên quan đến việc tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
5. Các hình thức phối hợp khác do các cơ quan thống nhất thực hiện.
1. Xây dựng cơ chế chính sách có liên quan đến việc tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân (văn bản quy phạm pháp luật, chương trình dự án, kế hoạch...).
2. Tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ, chuyển tuyến, hỗ trợ nạn nhân.
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nạn nhân, cung cấp thông tin về chính sách, chế độ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ dành cho nạn nhân bị mua bán trở về.
4. Quản lý địa bàn, rà soát, thống kê, lập cơ sở dữ liệu về người bị mua bán trở về; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.
5. Lập dự toán, quyết toán ngân sách phục vụ công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo quy định.
V. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách có liên quan đến công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo Kế hoạch này.
- Phối hợp với cơ quan Công an và Bộ đội Biên phòng tiếp nhận nạn nhân được trao trả qua cửa khẩu biên giới.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc khảo sát tình hình, thống kê nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố để tổng hợp, đánh giá, tham mưu, đề xuất các giải pháp tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 7, Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ đối với nạn nhân, người thân thích đi cùng nạn nhân do cơ quan mình tiếp nhận; đề nghị các cơ quan có liên quan và người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân của họ khi thấy cần thiết.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người, vận động người dân thực hiện tốt công tác di cư, kết hôn với người nước ngoài và đi làm ăn xa an toàn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành có liên quan trình Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định các mức hỗ trợ nạn nhân được quy định tại Thông tư số 84/2019/TT-BTC ngày 27/11/2019 của Bộ Tài chính; Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.
- Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố.
- Căn cứ nội dung và mức chi công tác hỗ trợ nạn nhân và chế độ hỗ trợ nạn nhân, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán kinh phí hỗ trợ và tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định tại mục 13 của Kế hoạch này.
2. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nạn nhân bị mua bán để thực hiện các thủ tục tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố theo chức năng của ngành; trong từng trường hợp cụ thể tại địa phương, phối hợp với Cục Lãnh sự, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện việc xác minh thông tin, tài liệu về nạn nhân; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc trao trả nạn nhân theo quy định.
3. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân, chế độ hỗ trợ nạn nhân do các cơ quan, đơn vị lập và khả năng cân đối ngân sách; đề xuất bố trí kinh phí chi thường xuyên hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, chính sách, chế độ hỗ trợ của Nhà nước dành cho nạn nhân bị mua bán trở về trong cộng đồng dân cư; tuyên truyền cho nhân dân biết thủ tục kết hôn với người nước ngoài.
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà nước thành phố và các phòng Tư pháp quận, huyện nơi nạn nhân được tiếp nhận hoặc trở về thường trú thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân là người được trợ giúp pháp lý theo quy định; phối hợp với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ các quyền hợp pháp của nạn nhân là người được trợ giúp pháp lý trong quá trình tố tụng; phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức khám, chữa bệnh cho nạn nhân theo quy định.
- Thực hiện các chế độ miễn, giảm chi phí khám chữa bệnh cho nạn nhân theo quy định của pháp luật và chính sách của cơ quan, đơn vị.
6. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tạo điều kiện tiếp nhận những nạn nhân bị mua bán trở về có nhu cầu tiếp tục học tập; không được kỳ thị, phân biệt đối xử; thực hiện chế độ miễn giảm học phí theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng tuyên truyền về tệ nạn mua bán người tại các đơn vị trường học, trường nghề; nâng cao ý thức cảnh giác của các em học sinh trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ mua bán người; Giáo dục kỹ năng sống cho các em để các em biết cách tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội.
7. Trách nhiệm của Công an thành phố
- Chủ trì công tác tiếp nhận đối với nạn nhân từ nước ngoài trở về thông qua đường ngoại giao (nếu nạn nhân trở về thông qua đường hàng không). Thực hiện hợp tác Quốc tế trong việc xác minh thông tin nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước, cấp Giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân theo quy định.
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ theo thẩm quyền; phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện trong việc xác minh, xác định nạn nhân; cấp Giấy chứng nhận cho nạn nhân theo quy định;
- Chỉ đạo Công an xã, phường phối hợp với các lực lượng chức năng tại xã, phường làm tốt công tác quản lý các đối tượng tạm trú, tạm vắng trên địa bàn.
- Chủ trì lập dự trù kinh phí bảo đảm cho các hoạt động tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về, xác minh và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trở về theo chức năng của ngành gửi đơn vị cấp trên xem xét, quyết định.
- Cung cấp thông tin, giải thích cho người tham gia tố tụng là nạn nhân bị mua bán hoặc người đại diện hợp pháp của họ về các quyền, nghĩa vụ theo pháp luật tố tụng và quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí tại giai đoạn điều tra.
- Hướng dẫn bị hại là nạn nhân bị mua bán hoặc người đại diện hợp pháp của họ để liên lạc với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố, đồng thời cung cấp thông tin về việc tham gia của nạn nhân cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để thực hiện trợ giúp pháp lý tại giai đoạn điều tra.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người là nạn nhân mua bán người tại giai đoạn điều tra.
- Thu thập thông tin, số liệu về những trường hợp có dấu hiệu bị mua bán và nạn nhân bị mua bán do Công an thành phố tiếp nhận; tổng hợp thông tin, số liệu do Công an cấp huyện gửi lên theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
8. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố
- Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tiếp nhận nạn nhân do nước ngoài trao trả tại cửa khẩu cảng biển, khu vực biên giới biển, hải đảo của thành phố theo thỏa thuận song phương hoặc thông qua đường ngoại giao.
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ theo thẩm quyền.
- Đối với những nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận tại cửa khẩu cảng biển, khu vực biên giới biển, hải đảo của thành phố thì tiến hành kiểm tra, xác minh, xác định thông tin về nạn nhân, làm thủ tục xác nhận nạn nhân cho người được giải cứu, tiếp nhận và đưa nạn nhân vào Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân (hoặc các cơ sở hỗ trợ nạn nhân khác) để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định nếu nạn nhân có nhu cầu. Nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ các điều kiện thiết yếu cho họ.
Đối với nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài tự trở về địa bàn thì tiếp nhận thông tin, khai báo của nạn nhân, phối hợp xác minh, xác định thông tin về nạn nhân để tiến hành điều tra, xác minh theo thẩm quyền; chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, trị trấn khu vực biên giới biển để thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng đã giải cứu, tiếp nhận nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân và bố trí chỗ ở tạm thời cho nạn nhân khi cần thiết.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền cho nhân dân biết những âm mưu, thủ đoạn của tội phạm mua bán người; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Chỉ đạo các lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp ngăn chặn, triệt phá các ổ, nhóm, đường dây mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ trẻ em vì mục đích mại dâm tại các xã khu vực biên giới trên biển.
- Chủ trì lập dự trù kinh phí bảo đảm cho các hoạt động tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về, xác minh và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trở về theo chức năng của ngành gửi đơn vị cấp trên xem xét, quyết định.
9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ, chuyển tuyến nạn nhân theo quy định; thực hiện áp dụng biện pháp bảo vệ nạn nhân theo thẩm quyền.
- Thực hiện việc hỗ trợ khó khăn ban đầu, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ học văn hóa cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Huy động các nguồn lực ở địa phương, lồng ghép các chương trình xóa đói, giảm nghèo để giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống, góp phần phòng, chống mua bán người bền vững trên từng địa bàn khu dân cư.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị thực hiện việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn lập dự toán ngân sách cùng với dự toán chi thường xuyên hàng năm gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình Uỷ ban nhân dân quận, huyện phê duyệt.
10. Trách nhiệm của Công an các quận, huyện.
- Thực hiện việc xác minh, xác định nạn nhân, cấp Giấy xác nhận nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu và chuyển tuyến nạn nhân tới các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân theo quy định.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ theo thẩm quyền.
- Cung cấp cho nạn nhân các thông tin liên quan đến quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán; các chế độ hỗ trợ nạn nhân; trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ nạn nhân.
- Chỉ đạo công an cấp xã quản lý địa bàn, rà soát, thống kê; tổng hợp, lập cơ sở dữ liệu theo quy định.
- Thu thập thông tin, số liệu về những trường hợp có dấu hiệu bị mua bán và nạn nhân bị mua bán do Công an huyện tiếp nhận; tổng hợp thông tin, số liệu do Công an cấp xã gửi lên để báo cáo Công an thành phố theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
11. Trách nhiệm của các Đồn Biên phòng, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng
- Giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu, cấp Giấy xác nhận nạn nhân và chuyển tuyến nạn nhân tới các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân theo trình tự, thủ tục quy định.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ theo thẩm quyền.
- Cung cấp cho nạn nhân mà các đơn vị đã giải cứu, tiếp nhận các thông tin liên quan đến quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán; các chế độ hỗ trợ nạn nhân; trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ nạn nhân.
- Tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng biết những âm mưu, thủ đoạn của tội phạm mua bán người; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đấu tranh phòng, chống tệ nạn mua bán người.
- Phối hợp ngăn chặn, triệt phá các ổ, nhóm, đường dây mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm tại khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng.
12. Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố
- Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho nạn nhân là người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý bao gồm các hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, trong các lĩnh vực pháp luật trừ lĩnh vực kinh doanh thương mại.
- Thông tin cho nạn nhân là người được trợ giúp pháp lý các quyền, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán; các chế độ hỗ trợ nạn nhân; trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ nạn nhân.
13. Trách nhiệm của Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân
- Tiếp nhận nạn nhân bị mua bán, bố trí chỗ ăn, ở phù hợp với giới tính, lứa tuổi.
- Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của Trường.
- Phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố và các đơn vị liên quan giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân; đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, lập kế hoạch hỗ trợ nạn nhân, thực hiện kế hoạch hỗ trợ nạn nhân; giám sát, đánh giá các hoạt động hỗ trợ.
- Cung cấp cho nạn nhân các thông tin liên quan đến quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán; các chế độ hỗ trợ nạn nhân; trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ nạn nhân.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, khi phát hiện có dấu hiệu không an toàn đối với nạn nhân và người thân thích của họ tại Cơ sở phải thông tin ngay cho cơ quan Công an hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng để phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân.
- Chuyển tuyến nạn nhân tới các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú.
- Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán trong nước và nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài tự trở về theo quy định.
- Lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Thu thập, tổng hợp, báo cáo, trao đổi thông tin về tình hình tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân mua bán trở về.
15. Đề nghị Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân
- Cung cấp thông tin, giải thích cho người tham gia tố tụng là nạn nhân bị mua bán hoặc người đại diện hợp pháp của họ về các quyền, nghĩa vụ của họ theo pháp luật tố tụng và quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí theo Luật Trợ giúp pháp lý.
- Hướng dẫn người tham gia tố tụng là nạn nhân bị mua bán hoặc người đại diện hợp pháp của họ liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố, đồng thời cung cấp thông tin về việc tham gia tố tụng của nạn nhân cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để Trung tâm thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bị mua bán.
- Hàng năm báo cáo, tổng hợp danh sách, thông tin về những nạn nhân mua bán người là những người bị hại trong vụ án hình sự cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nắm bắt, đối chiếu.
16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội thành phố.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên và cộng đồng về tội phạm mua bán người, những hậu quả, tác hại của tội phạm này đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội;
- Thông tin về những trường hợp có dấu hiệu là nạn nhân bị mua bán cho cơ quan chức năng tại địa phương để tiến hành xác minh, xác định, bảo vệ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng tại địa phương thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn thành phố khi tiếp nhận, xử lý các công việc có liên quan đến nạn nhân cần trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan để phối hợp xử lý theo quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thu thập thông tin, số liệu về những trường hợp nạn nhân tự trở về được Ủy ban nhân dân xã tiếp nhận, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, báo cáo cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ 3 tháng.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập thông tin, số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã và những trường hợp nạn nhân được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; tổng hợp thông tin, số liệu để gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) tổng hợp theo định kỳ 6 tháng.
- Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân thu thập thông tin, số liệu về những trường hợp nạn nhân được Trường trực tiếp hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, báo cáo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội (qua Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) tổng hợp theo định kỳ 6 tháng.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an thành phố gửi thông tin về tình hình tiếp nhận, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) theo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất để tổng hợp, báo cáo các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định.
1. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ Kế hoạch và theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực quản lý để triển khai thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; chủ động tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định.
2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, các ngành, đơn vị liên quan và các địa phương thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, các Sở, ngành, địa phương báo cáo kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.