ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 28 tháng 6 năm 2016 |
Căn cứ Công văn số 02/CV-BCĐ33 ngày 10/5/2016 của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam về việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2016-2020;
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Giải quyết cơ bản hậu quả chất độc hoá học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với con người trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 100% người tham gia kháng chiến và con của họ bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước, được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- 100% gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin đang ở nhà tạm, nhà bị hư hỏng nặng được hỗ trợ xây mới nhà ở hoặc sửa chữa.
- 100% hộ gia đình là nạn nhân bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- 100% người tham gia kháng chiến và con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH được khám, chữa bệnh theo chính sách ưu đãi người có công.
- Tiếp nhận, tổ chức kiểm tra hồ sơ và tổ chức khám giám định cấp giấy chứng nhận bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH cho 100% đối tượng theo đúng quy định.
- Quản lý thai nghén cho 100% thai phụ của nạn nhân CĐHH.
1. Thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tham gia vào khắc phục hậu quả CĐHH trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về khắc phục hậu quả chất độc hóa học.
2. Thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi giáo dục, y tế, thăm và tặng quà vào các dịp lễ tết… đối với người nhiễm CĐHH da cam/Dioxin theo Pháp lệnh ưu đãi người có công.
3. Rà soát gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin đang ở nhà tạm, nhà bị hư hỏng nặng để có kế hoạch hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
4. Thực hiện chính sách trợ giúp đối với đối tượng khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin không đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh ưu đãi người có công, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng. Tổ chức thăm hỏi, động viên, trợ cấp cứu đói cho gia đình nạn nhân thuộc diện hộ nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống...
5. Rà soát và hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ gia đình là nạn nhân bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin.
6. Tuân thủ quy trình xác định nạn nhân nhiễm/phơi nhiễm CĐHH và các tiêu chí xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật… do nhiễm Chất độc hóa học được Nhà nước ban hành.
7. Xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ, bệnh tật, dị tật, dị dạng… của các nạn nhân CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
8. Tăng cường năng lực, cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo việc tiếp nhận, nuôi dưỡng nạn nhân nhiễm CĐHH. Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chẩn đoán dị tật, dị dạng bẩm sinh trước khi sinh… cho nạn nhân nhiễm, phơi nhiễm CĐHH. Đào tạo và nâng cao năng lực truyền thông, tư vấn sinh sản, di truyền… cho cán bộ y tế cơ sở.
9. Xây dựng các mô hình chăm sóc nạn nhân CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại cộng đồng; Tổ chức khám, chăm sóc sức khoẻ, truyền thông và tư vấn… cho các nạn nhân CĐHH ở các địa phương. Phát triển Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin từ tỉnh tới cơ sở.
10. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp, ủng hộ cho nạn nhân nhiễm CĐHH về vật chất, tinh thần để cải thiện đời sống và chữa bệnh.
1. Phân công nhiệm vụ
1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định cho người tham gia kháng chiến và con của họ bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước, được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh ưu đãi người có công. Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai hỗ trợ về nhà ở cho gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
- Chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các đối tượng khuyết tật là nạn nhân CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, triển khai kế hoạch hành động trên phạm vi toàn tỉnh.
- Là cơ quan thường trực trực tiếp phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai kế hoạch.
1.2. Sở Y tế
- Hướng dẫn danh mục bệnh, tật và các tiêu chí giúp cho chẩn đoán bệnh, tật, dị dạng, dị tật… có liên quan đến CĐHH theo quy định của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan. Tham mưu thành lập và thường xuyên kiện toàn Hội đồng Giám định y khoa tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch chữa trị, chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh, tật, dị dạng, dị tật… cho nạn nhân CĐHH; Xây dựng các chương trình phát hiện sớm, tư vấn sinh sản và phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐHH.
- Thực hiện các quy trình, thủ tục giám định để khám giám định đúng đối tượng, xác định đúng bệnh, tật và đúng mức độ bệnh, tật theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, chính xác.
- Phối hợp với sở, ngành có liên quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hỗ trợ chế độ bảo hiểm y tế, các hoạt động kiểm tra, khám, chăm sóc sức khoẻ, truyền thông và tư vấn… cho các nạn nhân CĐHH ở các địa phương.
1.3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có điều kiện thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về CĐHH.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về CĐHH, về các cơ chế chính sách khắc phục hậu quả CĐHH theo phương thức đặt hàng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm.
1.4. Sở Tài nguyên và Môi Trường:
Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện Kế hoạch hành động.
1.5. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
- Giải mã và công bố (hoặc cung cấp) phiên hiệu các đơn vị quân đội hoạt động tại các vùng bị nhiễm CĐHH theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
- Chỉ đạo các Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan thực hiện tốt chính sách đối với người có công đặc biệt là các đối tượng bị nhiễm CĐHH trong kháng chiến chống Mỹ.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch.
1. 6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng và hướng dẫn lồng ghép Kế hoạch hành động vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính, bố trí ngân sách của tỉnh và các nguồn tài trợ cho các chương trình và dự án liên quan đến kế hoạch hành động.
1.7. Sở Tư pháp
Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện kế hoạch hành động; tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc khắc phục hậu quả CĐHH.
1. 8. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan căn cứ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn để thực hiện kế hoạch, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí cho các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH da cam/dioxin theo đúng quy định.
1.9. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục hậu quả CĐHH thông qua các cơ quan thông tin đại chúng.
- Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về khắc phục hậu quả CĐHH; Trong đó đi sâu tuyên truyền về các điển hình trong công tác khắc phục hậu quả CĐHH và nhân thân của những người đã hy sinh, nạn nhân bị ảnh hưởng do CĐHH; Tuyên truyền công tác xã hội hóa khắc phục hậu quả sau chiến tranh, những người có công với công tác khắc phục hậu quả chiến tranh do CĐHH.
1. 10. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động về khắc phục hậu quả CĐHH phù hợp với kế hoạch này và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Lồng ghép việc thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả CĐHH với các chương trình, đề án và kế hoạch khác có liên quan; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm theo quy định.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - TBXH các huyện, thành phố:
+ Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin có đủ điều kiện theo quy định của Luật Người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng. Rà soát, thẩm định hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đủ điều kiện theo quy định.
+ Phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể có liên quan tham mưu cho UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả CĐHH tại địa phương.
+ Hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH da cam/Dioxin nói riêng và người có công với cách mạng nói chung trên địa bàn huyện cần hỗ trợ nhà ở, trình UBND huyện, thành phố phê duyệt vá báo cáo UBND tỉnh làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
1.11. Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh:
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh, cụ thể:
- Tham gia điều tra, khảo sát những gia đình bị nhiễm chất độc da cam trên toàn tỉnh.
- Đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách chăm sóc đối tượng, thăm hỏi gia đình chính sách.
1.12. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng:
Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH.
2. Cơ chế tài chính:
Ngân sách Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng; tạo cơ sở pháp lý và môi trường thuận lợi để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện nhân đạo, các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài tham gia thực hiện Kế hoạch hành động.
Trên đây là Kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.