ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7452/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 12 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 1057/QĐ-LĐTBXH ngày 12/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Đề án) như sau:
1. Tiểu Đề án 1 “Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân”
a) Hoạt động chính
- Rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến công tác tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân để đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân là người Việt Nam bị mua bán ở trong nước, trong tỉnh, bị mua bán ở nước ngoài, bị mua bán trên máy bay, tàu thủy của Việt Nam hoặc của nước ngoài khi máy bay, tàu thủy đang di chuyển trên không phận, lãnh thổ nước ngoài hoặc không phận, vùng biển quốc tế qua trao trả chính thức hoặc tự trở về.
- Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định và trao trả, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trao trả (liên quan đến các quy định của luật quốc gia, luật quốc tế, ...) nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán trên địa bàn tỉnh hoặc có liên quan đến địa bàn tỉnh.
- Định kỳ thống kê số nạn nhân bị mua bán bao gồm: nạn nhân bị mua bán trong nước, trong tỉnh, nạn nhân bị mua bán ở nước ngoài, bị mua bán trên máy bay, tàu thủy của Việt Nam hoặc của nước ngoài khi máy bay, tàu thủy đang di chuyển trên không phận, lãnh thổ nước ngoài hoặc không phận, vùng biển quốc tế qua trao trả chính thức hoặc tự trở về, nạn nhân bị mua bán trong nước, trong tỉnh (được giải cứu, tự đến trình báo); nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán trên địa bàn tỉnh hoặc có liên quan đến địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chế độ hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp cứu chữa, bảo vệ nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng với nạn nhân và người thân thích của họ trong quá trình xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và quá trình giải quyết vụ mua bán người từ khi tiếp nhận, phân loại, thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án vụ án đó hoặc để phục vụ cho các hoạt động tố tụng, các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nạn nhân là trẻ em, cần kết nối với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại nơi trẻ em được tiếp nhận để hỗ trợ và bảo vệ nếu cần thiết.
- Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện công tác xác minh, xác định, tiếp nhận, trao trả và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
- Tổ chức tập huấn, học tập trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác xác minh, xác định, tiếp nhận, trao trả và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và các tổ chức xã hội về công tác xác minh, xác định, tiếp nhận, trao trả và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
b) Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là: 313 triệu đồng.
Trong đó: Năm 2016, 2017 mỗi năm: 64 triệu đồng; năm 2018: 49 triệu đồng, năm 2019: 57 triệu đồng và năm 2020: 79 triệu đồng.
c) Cơ quan thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các sở, ngành, tổ chức có liên quan.
2. Tiểu Đề án 2 “Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”
a) Hoạt động chính
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách hỗ trợ nạn nhân và quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội để đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
- Tổ chức tiếp nhận, bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân; thực hiện các chế độ hỗ trợ cho nạn nhân tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định.
- Nâng cấp trang thiết bị đảm bảo phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, địa phương liên quan về kiến thức, kỹ năng trong công tác hỗ trợ nạn nhân.
- Tổ chức thực hiện quy trình chuyển tuyến hỗ trợ nạn nhân theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; phối hợp với các cơ quan liên quan đưa nạn nhân về nơi cư trú. Trường hợp nạn nhân là trẻ em, cần kết nối với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại nơi trẻ em được tiếp nhận để hỗ trợ và bảo vệ nếu cần thiết.
- Triển khai xây dựng thí điểm các mô hình hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình này trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong quá trình tiếp nhận và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
- Sơ kết, tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm giữa các sở, ngành, địa phương về công tác hỗ trợ nạn nhân. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân tại các địa phương theo quy định.
b) Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là: 283 triệu đồng.
Trong đó: Năm 2016, 2017 mỗi năm: 60 triệu đồng; năm 2018, 2019 mỗi năm: 50 triệu đồng và năm 2020: 63 triệu đồng.
c) Cơ quan thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các sở, ngành, tổ chức có liên quan.
1. Về thể chế
- Rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân cho phù hợp. Đặc biệt là các thủ tục hành chính trong việc xác minh, xác định và hỗ trợ nạn nhân; các chính sách, chế độ hỗ trợ nạn nhân trẻ em và nạn nhân khi hòa nhập cộng đồng.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác hỗ trợ nạn nhân.
2. Về tổ chức thực hiện
- Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động của Đề án, các Tiểu Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn chỉ đạo thực hiện lồng ghép việc hỗ trợ nạn nhân với các chương trình an sinh xã hội ở địa phương như: Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm. Trong đó cần tập trung chỉ đạo thực hiện ở các địa bàn trọng điểm, địa bàn có nguy cơ xảy ra mua bán người; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, khu vực giáp ranh với các tỉnh lân cận.
- Duy trì chế độ kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết ở các cấp nhằm rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành và nhân rộng những mô hình có hiệu quả cao.
3. Về nguồn lực
Tập trung kinh phí của Nhà nước để thực hiện các hoạt động trọng điểm, ưu tiên; khuyến khích sự tham gia, đóng góp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ nạn nhân.
- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch trong giai đoạn 2016 - 2020 là: 596 triệu đồng.
Trong đó: Năm 2016, 2017 mỗi năm: 124 triệu đồng; năm 2018: 99 triệu đồng, năm 2019: 107 triệu đồng và năm 2020: 142 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách địa phương đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các sở, ngành, địa phương. Ngoài ra, được huy động từ viện trợ quốc tế và huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao theo quy định tại Kế hoạch này, các sở, ngành, địa phương lập dự toán chi ngân sách, bảo đảm các hoạt động của Đề án và các Tiểu Đề án gửi Công an tỉnh tập hợp chung trong kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Là đơn vị quản lý Đề án; chủ trì thực hiện Tiểu Đề án 2. Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện Tiểu Đề án 1 và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này.
b) Công an tỉnh
- Chủ trì thực hiện Tiểu Đề án 1. Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện Tiểu Đề án 2.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan dự toán, tổng hợp trình cấp thẩm quyền xem xét bố trí và phân bổ kinh phí để thực hiện Kế hoạch này từ kinh phí Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
c) Sở Tài chính
Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và các sở, ngành, địa phương lập và căn cứ khả năng ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các Đồn biên phòng toàn tỉnh trong toàn tỉnh thực hiện các hoạt động phòng, chống mua bán người; đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xác minh, giải cứu, hỗ trợ ban đầu và bàn giao nạn nhân cho cơ sở bảo trợ xã hội.
đ) Sở Ngoại vụ
Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác bảo hộ, xác minh, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài trở về địa phương theo chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương.
e) Sở Tư pháp
Phối hợp với các sở, ngành liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người. Chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán trở về làm các thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán.
f) Sở Y tế
Chỉ đạo các cơ quan y tế thực hiện khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế, tư vấn về tâm lý cho nạn nhân bị mua bán trở về.
g) Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho học sinh; hướng dẫn và thực hiện chế độ hỗ trợ học văn hóa cho nạn nhân bị mua bán trở về.
h) Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Chỉ đạo lồng ghép vào các chương trình hành động để tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nhận thức được hậu quả của tệ nạn mua bán người; phối hợp với chính quyền cơ sở tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, vay vốn và giải quyết việc làm.
i) Đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh
Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm sát, thẩm phán trong việc thi hành pháp luật về điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến mua bán người; công tác bảo vệ và bồi thường cho nạn nhân trong các vụ án mua bán người.
k) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, chỉ đạo thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
2. Chế độ thông tin báo cáo
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm, 03 năm, 05 năm và đột xuất các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để theo dõi, chỉ đạo và báo cáo Bộ, ngành Trung ương theo quy định.
Căn cứ Kế hoạch này các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện.
Kế hoạch này thay thế Báo cáo số 354/BC-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh ./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.