ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 11 tháng 4 năm 2023 |
Triển khai Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về thống nhất các nội dung kết nối, liên kết phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả nội dung Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ký ngày 08/01/2023, góp phần vun đắp mối quan hệ, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Vĩnh Phúc để kết nối, liên kết phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
Việc triển khai bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc; đảm bảo hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm cơ quan, đơn vị, địa phương thời gian thực hiện.
1. Phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng và quản lý đô thị
Trên cơ sở định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021; Phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc trong đồ án Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc; định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang giao các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu đề xuất triển khai đầu tư một số tuyến đường giao thông kết nối giữa Vĩnh Phúc - Tuyên Quang.
Giao Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tuyên Quang chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất lộ trình đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, nâng các tuyến đường địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang thành QL.2D; phối hợp với tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn bị các điều kiện để nâng các tuyến đường địa phương của hai tỉnh thành QL.2D theo quy hoạch; bố trí, sắp xếp các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh phù hợp thực tế, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân 02 tỉnh.
Giai đoạn 2023-2025 triển khai đầu tư, quy hoạch phát triển các tuyến giao thông kết nối với tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể:
- Đầu tư xây dựng đường từ thành phố Tuyên Quang đi xã Tam Đa, huyện Sơn Dương, chiều dài khoảng 30km.
- Quy hoạch đường từ xã Đông Lợi (giao Đường từ thành phố Tuyên Quang đi xã Tam Đa, huyện Sơn Dương) đến xã Sơn Nam để kết nối với ĐT.310 (QL.2C tránh) phía tỉnh Vĩnh Phúc, chiều dài khoảng 15 km.
- Đầu tư đường kết nối xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang -xã Đạo trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - IC4 cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chiều dài khoảng 5km.
- Đưa vào khai thác tuyến vận tải cố định Sơn Dương (Tuyên Quang) - Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc); xem xét kéo dài các tuyến xe buýt hiện có đến tiếp giáp địa phận tỉnh Vĩnh Phúc để kết nối với các tuyến xe buýt của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Cải tạo, nâng cấp đường ĐT 186 từ Km25+500 đến Km53+00 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
- Nâng các tuyến đường địa phương của tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc thành QL.2D theo quy hoạch sau khi được đầu tư đạt cấp IV theo quy định.
Trao đổi, hỗ trợ kinh nghiệm trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, phát triển đô thị thông minh và quy hoạch vùng huyện Sơn Dương; quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng gắn với các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị; trao đổi các giải pháp triển khai, thực hiện quy hoạch, phát triển đô thị, đô thị vệ tinh chất lượng, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phối hợp công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, nhất là các khu vực khoáng sản giáp ranh giữa hai tỉnh theo quy định của pháp luật. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong công tác quản lý khoáng sản, bảo vệ môi trường giữa cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp của hai tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của hai tỉnh nghiên cứu các loại khoáng sản có tiềm năng để sớm đưa các dự án khai thác, chế biến khoáng sản vào hoạt động, linh hoạt trong cung cấp nguyên vật liệu cho nhu cầu của hai tỉnh. Đến nay, tiềm năng khoáng sản của tỉnh Tuyên Quang đã được điều tra, đánh giá như: chì kẽm, thiếc, wolfram, antimon, kaolin-felspat, đá vôi xi măng, đá vôi công nghiệp, đá làm vật liệu xây dựng thông thường...
2. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
Phối hợp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch sinh thái, sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp, nhằm phát huy lợi thế về cảnh quan, môi trường, điều kiện tự nhiên nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, năng suất cao đưa vào sản xuất.
Chia sẻ hợp tác thực hiện một số nội dung trong công tác kiểm lâm, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, triển khai các biện pháp ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan; chuyển giao các chương trình về chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản. Giới thiệu các tập đoàn, doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang.
Tổ chức tham quan, giới thiệu các mô hình điển hình, hiệu quả để nông dân hai tỉnh tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm. Hợp tác thiết lập các kênh thông tin chia sẻ dữ liệu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiếp cận thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Phối hợp giới thiệu các trung tâm thương mại, các hệ thống siêu thị, các đầu mối tiêu thụ nông sản tại các chợ, bếp ăn tập thể,… để kết nối phân phối nông sản với các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản của hai địa phương. Kết nối xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã, doanh nghiệp giữa hai tỉnh để hợp tác, trao đổi, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; đồng thời kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của hai tỉnh cung cấp vào địa bàn.
3. Lĩnh vực công nghiệp, thương mại
Phối hợp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác quy hoạch, quản lý và phát triển khu, cụm công nghiệp, định hướng phát triển các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, giới thiệu các nhà đầu tư đang đầu tư trên địa bàn mở thêm các nhà máy trên địa bàn tỉnh của nhau; công tác thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
Phối hợp trao đổi thông tin về các chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm do hai tỉnh tổ chức. Tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm trong xây dựng, quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm. Tổ chức các Hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp và các hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc. Tạo điều kiện thuận lợi, liên kết phát triển mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa đưa các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hàng hóa của hai tỉnh.
4. Tạo nguồn lao động làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Xây dựng kế hoạch trao đổi định kỳ hằng năm về chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm. Triển khai hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn hai tỉnh để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức hoạt động tham quan, hướng nghiệp cho học viên, sinh viên theo chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia và đăng ký nhu cầu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp liên kết thực hiện chương trình đào tạo, phù hợp với năng lực của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đồng thời đáp ứng nhu cầu của người học, cũng như đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động.
Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động: Xây dựng, ký kết Biên bản giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm của hai tỉnh về liên kết, cung ứng lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm online; mục tiêu liên kết hoạt động vì quyền và lợi ích của người lao động, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Biên bản thỏa thuận.
Trung tâm Dịch vụ việc làm của hai tỉnh thường xuyên cung cấp các thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền đến người lao động để được tư vấn đi làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn hai tỉnh.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nắm bắt, trao đổi tình hình các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chi phí đưa lao động về Vĩnh Phúc làm việc và việc bố trí, sắp xếp đưa lao động đến Vĩnh Phúc làm việc tại doanh nghiệp mà người lao động lựa chọn.
5. Phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ và các sản phẩm văn hóa địa phương
a. Lĩnh vực du lịch
Hợp tác trao đổi thông tin trong công tác quản lý nhà nước về du lịch: Trao đổi, chia sẻ thông tin, báo cáo tình hình phát triển du lịch địa phương; kinh nghiệm trong quảng bá, xúc tiến du lịch; thông tin các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, sản phẩm du lịch của địa phương, thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế.
Hợp tác trong quảng bá xúc tiến du lịch: Đăng tải các thông tin về tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch mới, các tua du lịch của hai tỉnh trên các kênh thông tin của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc: Cổng thông tin du lịch, Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình; liên kết website giữa hai tỉnh để hỗ trợ quảng bá. Trao đổi cung cấp thông tin, hình ảnh du lịch, các ấn phẩm du lịch của Tuyên Quang đến tỉnh Vĩnh Phúc để phối hợp quảng bá.
Hợp tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch: Xây dựng kế hoạch tổ chức và tham gia chương trình xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch, mời doanh nghiệp, nhà đầu tư tham dự: Hội nghị, tọa đàm xúc tiến đầu tư du lịch,… tại hai tỉnh.
Phát triển sản phẩm du lịch, liên kết tour du lịch: Khảo sát, định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tỉnh kết nối với doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong việc xây dựng tour, tuyến du lịch liên kết với 2 địa phương. Nghiên cứu xây dựng, kết nối hình thành tour du lịch mới như: Tour Tam Đảo - Tây Thiên (Vĩnh Phúc) - Sơn Dương - Tân Trào (Tuyên Quang); Tour thăm chiến trường xưa Chiến khu Ngọc Thanh - Tam Đảo - Tây Thiên - Tân Trào - ATK Định Hoá. Tổ chức, đón các đoàn Famtrip, Presstrip, các đoàn khảo sát Công ty du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc tham quan nhằm quảng bá xây dựng tour, tuyến, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư tại tỉnh Tuyên Quang.
b. Lĩnh vực văn hoá
Hợp tác trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trọng tâm là phối hợp xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi, trò diễn mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số của 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang như: liên hoan, giao lưu hát Sình ca c ủa dân tộc Cao Lan, hát Soọng cô dân tộc Sán Dìu; xây dựng kế hoạch tham gia Chương trình nghệ thuật với Chủ đề “Mơ thành người Sông Lô”.
c. Lĩnh vực thể dục thể thao
Ký kết chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc về tổ chức các hoạt động thể dục thể thao. Hợp tác đào tạo các môn thế mạnh của từng địa phương. Chia sẻ học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý, tham mưu các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.
6. Thông tin, truyền thông, chuyển đổi số
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng, thế mạnh của hai tỉnh để thu hút đầu tư. Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các danh lam thắng cảnh; các khu, điểm du lịch của tỉnh; những nét đặc sắc về văn hóa vùng, miền; các sản phẩm du lịch đặc trưng trên sóng phát thanh, truyền hình 02 tỉnh; chia sẻ thông tin, bài viết, phóng sự giới thiệu tiềm năng du lịch, chương trình tour tuyến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hợp tác, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh, gồm doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số, nhằm đẩy mạnh, đẩy nhanh chuyển đổi số doanh nghiệp dựa trên các nền tảng số, tạo hệ sinh thái doanh nghiệp số trong các ngành lĩnh vực.
Hợp tác, hỗ trợ triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, như: đánh giá, lựa chọn triển khai các nền tảng số xuất sắc cho chuyển đổi số doanh nghiệp; khảo sát, phân nhóm các doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực và quy mô; đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Chương trình hỗ trợ các cơ sở, cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số; chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Xây dựng và ký kết Kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc. Học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong các doanh nghiệp; thành lập và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Thông tin, trao đổi về các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; triển khai các giải pháp truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực; chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ của mỗi tỉnh phù hợp với điều kiện địa phương tại tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc để chuyển giao, áp dụng vào mỗi địa phương.
Xây dựng nội dung hợp tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức các hoạt động hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, quản trị trường học, hỗ trợ tư vấn chuyên môn, bồi dưỡng học sinh giỏi, các hoạt động giao lưu văn hoá; công tác phát triển chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục; tổ chức kết nghĩa giữa các đơn vị trường học của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang.
1. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quán triệt các nội dung nhiệm vụ trong Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
1.1. Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của Sở, ngành, đơn vị và địa phương xong trong tháng 4 năm 2023; trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì và phối hợp với các cấp, ngành, địa phương liên quan đề ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, kế hoạch đã đề ra; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh; định kỳ hàng quý (ngày 18 tháng cuối quý), 6 tháng và cuối năm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, đánh giá kết quả hợp tác báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.