ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7136/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
Để triển khai đồng bộ, có hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 - 2025 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ pháp lý cho DNNVV theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ tại các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các tổ chức khác trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
2. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trực tiếp tham gia hoạt động hỗ trợ pháp lý DNNVV. Đưa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trở thành nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.
3. Kêu gọi sự tham gia, phối hợp của các tổ chức đại diện doanh nghiệp, các tổ chức khác trên địa bàn thành phố trong việc hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật
a) Nội dung thực hiện:
Cập nhập các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận, tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương.
b) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; các sở, ban, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.
2. Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về bản án, quyết định của tòa án; phán quyết của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp
a) Nội dung thực hiện:
Cập nhật và đăng tải các bản án, quyết định của tòa án; phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp được phép công khai, có hiệu lực thi hành mà Ủy ban nhân dân thành phố là một bên có liên quan theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP lên Cổng Thông tin điện tử thành phố.
b) Tổ chức thực hiện:
- Đối với việc cập nhật và đăng tải các bản án, quyết định của tòa án; phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến doanh nghiệp được phép công khai, có hiệu lực thi hành mà Ủy ban nhân dân thành phố là một bên có liên quan: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố sau khi nhận được các bản án, quyết định; phán quyết có liên quan đến doanh nghiệp mà Ủy ban nhân dân thành phố là một bên có liên quan thì sẽ gửi đến Sở Tư pháp. Sở Tư pháp tổng hợp, gửi Cổng Thông tin điện tử thành phố đăng tải. Cổng Thông tin điện tử thành phố xây dựng Mục hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng Thông tin điện tử thành phố để đăng tải các bản án, quyết định; phán quyết này.
+ Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Đối với việc cập nhật và đăng tải quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến Cổng Thông tin điện tử thành phố để cập nhật và đăng tải theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 8 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
+ Đơn vị chủ trì: Các cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp.
+ Đơn vị phối hợp: Cổng Thông tin điện tử thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.
3. Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Tham mưu UBND thành phố trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý.
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.
b) Hệ thống hóa, cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân thành phố đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật lên Cổng Thông tin điện tử thành phố.
- Cách thức thực hiện: Các văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân thành phố đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật được Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; các cơ quan, đơn vị gửi về Sở Tư pháp. Sở Tư pháp thực hiện tổng hợp, gửi Cổng Thông tin điện tử thành phố đăng tải.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.
4. Xây dựng và tổ chức các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nội dung thực hiện: Chủ động hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, tham mưu UBND thành phố đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
b) Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi thành phố Đà Nẵng
Nội dung: Xây dựng và đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện; Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố.
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2020-2025.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện
a) Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND thành phố trong việc triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này.
- Tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trên địa bàn thành phố, trình UBND thành phố báo cáo Bộ Tư pháp theo đúng quy định.
b) Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện
- Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao đưa các nội dung hỗ trợ pháp lý cho DNNVV vào kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị mình; phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch này.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Tư pháp khi có yêu cầu.
2. Các tổ chức đại diện doanh nghiệp và các tổ chức khác (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Đà Nẵng, Liên minh Hợp tác xã thành phố Đà Nẵng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng, các hội, câu lạc bộ của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng)
- Chủ động tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch này.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Tư pháp khi có yêu cầu.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở Kế hoạch này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.