ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 710/KH-UBND |
Phú Nhuận, ngày 28 tháng 7 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 6742/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung:
Tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định, thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hỗ trợ người lao động về đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các khoản chi phí khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có kiến thức, trình độ tay nghề sau thời gian làm việc ở nước ngoài để bổ sung nguồn lao động chất lượng cao cho quận khi trở về nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
Bình quân hàng năm, hỗ trợ kinh phí và đưa tối thiểu 10 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Yêu cầu:
Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo các đối tượng theo quy định được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.
Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước và các đơn vị có liên quan để triển khai hiệu quả chính sách tạo việc làm thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ có hộ khẩu thường trú tại quận Phú Nhuận, có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, có sức khỏe và đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm các đối tượng sau:
- Người dân tộc thiểu số;
- Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
- Thân nhân người có công với cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
2. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2.1. Nguyên tắc hỗ trợ: Người lao động thuộc hai hay nhiều đối tượng quy định tại Khoản 1, Mục II Kế hoạch này thì lựa chọn áp dụng theo đối tượng có lợi nhất cho người lao động và chỉ được hưởng một lần các khoản hỗ trợ (đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài; giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài).
2.2. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
- Đào tạo nghề: Theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
- Đào tạo ngoại ngữ: Theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: Theo chi phí thực tế, mức hỗ trợ tối đa là 530.000đồng/người/khóa học;
- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: Mức 40.000đồng/người/ngày;
- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên là 200.000 đồng/người/khóa học;
b) Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:
- Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08/10/2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam;
- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;
- Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000đồng/người.
c) Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:
Người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, cụ thể:
- Hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/trường hợp;
- Trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Mức hỗ trợ tối đa 5.000.000đồng/trường hợp;
- Hỗ trợ một số trường hợp rủi ro khách quan khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ nhưng không quá 5.000.000 đồng/trường hợp.
d) Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động:
- Người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định, tùy theo diện đối tượng cụ thể được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội được giao quản lý hoặc nhận ủy thác tại địa phương.
- Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp mức vay trên 50 triệu đồng, người lao động phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn vay vốn: Thời hạn vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
3. Quy trình và thủ tục hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động
3.1. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài:
Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC), gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 01 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC);
- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định, cụ thể:
+ Người lao động là người dân tộc thiểu số: Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: Xác nhận của Ủy ban nhân dân phường tại Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động;
+ Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng: Giấy xác nhận là thân nhân người có công với cách mạng (Mẫu số 02 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC);
- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động với chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hộ chiếu và thị thực;
- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo;
- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng) cho người lao động; lưu giữ hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.
3.2. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài: Quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
3.3. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng, người lao động là người dân tộc thiểu số có nhu cầu vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thẩm định và phê duyệt, trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người lao động.
1. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:
Số người dự kiến hỗ trợ: 10 người x 4 năm = 40 người
Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến: 568.400.000 đồng, gồm:
- Chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết: 484.400.000 đồng.
- Chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài: 84.000.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài được bố trí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Thành phố giao cho ngân sách quận theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn quận hằng năm và giai đoạn 2016 - 2020.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đoàn thể thuộc quận và Ủy ban nhân dân 15 phường tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để người lao động có nhiều kênh thông tin tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng.
- Cung cấp danh sách các doanh nghiệp có chức năng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu quả, uy tín; thông tin nhu cầu, điều kiện, thị trường lao động của các nước đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân 15 phường để phối hợp thông tin cho người lao động tìm hiểu, lựa chọn thị trường lao động phù hợp với sức khỏe, trình độ và năng lực bản thân.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân 15 phường triển khai thực hiện Kế hoạch, quy trình và thủ tục hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tiếp nhận hồ sơ và chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động theo quy định.
- Định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/7) và hằng năm (trước ngày 15/01 năm sau) tổng hợp báo cáo tình hình kinh phí thực hiện và số lượng người lao động được hỗ trợ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố và Ủy ban nhân dân quận.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận (Công tác dân tộc): Thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến lao động người dân tộc thiểu số; vận động, hướng dẫn các thủ tục và đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quận.
3. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Gò Vấp và Phú Nhuận:
- Tổ chức hướng dẫn cho các đơn vị, phòng, ban có liên quan, Ủy ban nhân dân 15 phường và người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ có nhu cầu vay vốn về quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tổ chức tiếp nhận vốn nhận ủy thác, giải ngân, thu nợ, thu lãi và thực hiện công tác xử lý nợ theo đúng quy định.
- Định kỳ 06 tháng (trước ngày 10/7) và hằng năm (trước ngày 10/01 năm sau) báo cáo tình hình vay vốn của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số vốn hỗ trợ cho vay, số lao động được hỗ trợ gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận.
4. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận hằng năm dự toán kinh phí trình Sở Tài chính thẩm định và bổ sung kinh phí dự toán ngân sách thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận thẩm định kinh phí, hướng dẫn thanh quyết toán việc sử dụng kinh phí đúng quy định.
5. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa quận: Phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân người có công với cách mạng, người lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận, Hội Cựu chiến binh quận, Quận Đoàn: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 15 phường chỉ đạo các cấp đoàn, hội cơ sở thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
7. Ủy ban nhân dân 15 phường:
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để người lao động biết và thực hiện.
- Thông tin đầy đủ, kịp thời các trường hợp người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài, hướng dẫn người lao động thực hiện các thủ tục có liên quan đến hỗ trợ kinh phí đúng quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo, xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.