ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 4 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2025
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016; Quyết định số 4255/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Chương trình Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2040; Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025; trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 674/TTr-SNNMT ngày 24/3/2025, ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 555/STC-HCSN ngày 27/02/2025 và ý kiến thống nhất của thành viên UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác quan trắc môi trường phục vụ nuôi trông thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2025 (gọi tắt là Kế hoạch), với các nội dung như sau:
I. Sự cần thiết và mục tiêu Kế hoạch
1. Sự cần thiết ban hành Kế hoạch
Thời gian qua tình hình nuôi trồng thủy sản trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên thủy sản nuôi còn xảy ra, mặc dù đã có một số biện pháp, giải pháp khắc phục nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh nhưng chưa hiệu quả và triệt để. Trước tình hình đó, công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản để phòng tránh dịch bệnh và kịp thời cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, giảm thiệt hại cho người nuôi là hết sức cấp bách và cần thiết, nhằm góp phần đáng kể trong công tác phòng ngừa dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
2. Mục tiêu Kế hoạch
a) Quan trắc các chỉ tiêu chất lượng môi trường nguồn nước cấp, nước ao nuôi tại các điểm nuôi trồng thủy sản là các đối tượng có sản lượng lớn, có giá trị thương phẩm cao.
b) Trên cơ sở kết quả quan trắc, kịp thời cảnh báo về môi trường tới người nuôi và cơ quan quản lý địa phương, để có kế hoạch sản xuất phù hợp và quản lý tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.
II. Nội dung Kế hoạch
1. Khảo sát chọn điểm lấy mẫu
Tổ chức đi khảo sát, chọn điểm lấy mẫu ở những vùng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh để quan trắc môi trường nước. Ưu tiên các vùng nuôi các đối tượng chủ lực, đối tượng có sản lượng lớn, có giá trị kinh tế cao.
2. Đối tượng, địa điểm, thời gian và tần suất, phương pháp thực hiện quan trắc
a) Đối tượng cần quan trắc: Bao gồm các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi có sản lượng lớn và có giá trị kinh tế cao.
b) Địa điểm quan trắc: Chọn vùng quan trắc là những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương, có thể chọn những vùng thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Điểm được chọn là ổn định, mang tính đại diện được cho thủy vực ở nơi cần quan trắc.
c) Thời gian, tần suất quan trắc: Thời gian: Trong năm 2025, tần suất: Định kỳ 01 lần/tháng.
d) Phương pháp quan trắc: Thực hiện theo Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
TT |
Đối tượng quan trắc |
Địa điểm quan trắc |
Thông số quan trắc |
Thời gian, tần suất quan trắc |
1 |
Tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) |
Thực hiện lấy mẫu nước cấp và nước ao nuôi tại các địa phương: huyện Bình Sơn, huyện Tư Nghĩa, huyện Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi. |
Độ mặn, độ kiềm, pH, oxy hòa tan, tổng hàm lượng cacbon hữu cơ, P-PO43-, H2S, N-NO2-, N-NO3-, hàm lượng Ni tơ tổng số, định lượng coliform tổng số, định lượng Vibrio tổng số, TSS, N-NH4+ , xác định vi khuẩn V.parahaemolytic us gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Real time PCR). |
Thời gian: Trong năm 2025. Tần suất: định kỳ 01 lần/tháng. |
2 |
Nhuyễn thể |
|||
3 |
Nuôi biển |
Lấy mẫu nước bè nuôi và mẫu nước xung quanh khu vực nuôi thủy sản ở thôn Đông An Hải, huyện Lý Sơn. |
3. Công tác giám sát lấy mẫu
Tổ chức đi giám sát việc lấy mẫu tại 06 địa phương được lấy mẫu quan trắc bao gồm các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi nhằm giám sát quá trình lấy mẫu đúng vị trí được chọn, đảm bảo số mẫu và chất lượng mẫu theo yêu cầu.
4. Công tác thông tin, phổ biến kết quả quan trắc
Kết quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản hàng tháng sẽ được thông tin, phổ biến đến người nuôi thủy sản thông qua các cách thức:
- Gửi thông báo kết quả quan trắc môi trường đến các địa phương có quan trắc môi trường để phổ biến đến người nuôi trên địa bàn.
- Phát thanh trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (PTQ) định kỳ 01 lần/tháng.
- Đăng tải nội dung kết quả quan trắc trên website điện tử của Sở Nông nghiệp và Môi trường, ...
III. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện: 279.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm bảy mươi chín triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Đã được bố trí cho Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 26/3/2025 của UBND tỉnh.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với địa phương các cấp có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả sau khi Kế hoạch được phê duyệt.
b) Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện việc quan trắc theo đúng quy định; hoàn thiện bản tin quan trắc, cảnh báo môi trường và thông tin kịp thời đến các địa phương thông qua nhiều hình thức.
c) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản - Biển đảo chủ động phối hợp địa phương đảm bảo không gián đoạn tiến trình thực hiện nhiệm vụ trong quá trình sáp nhập chính quyền địa phương cấp xã, huyện.
d) Thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng chế độ tài chính, đảm bảo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Lý Sơn, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi chịu trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan triển khai, chỉ đạo các phòng, ban đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả, đạt kết quả Kế hoạch này; đồng thời, tạo điều kiện cho các đơn vị lấy mẫu trong công tác khảo sát lựa chọn địa điểm lấy mẫu, hỗ trợ công tác lấy mẫu và các nội dung có liên quan đến công tác quan trắc môi trường.
b) Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị và địa phương có liên quan tuyên truyền, phổ biến kịp thời kết quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản đến các hộ nuôi trên địa bàn khi có kết quả quan trắc gửi về và cảnh báo cho người nuôi tại địa phương biết để chủ động trong sản xuất.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, trường hợp khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Môi trường để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.