ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 05 năm 2016 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 401/QĐ-TTG NGÀY 14/3/2016
Thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung sau:
1. Mục đích
a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các sở, ban ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
b) Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và việc xây dựng cơ chế chính sách, bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội.
c) Không ngừng nâng cao năng lực hoạt động, tạo điều kiện để Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, để tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là của các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp và trách nhiệm của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội các cấp, hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp tỉnh, huyện đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
b) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, công chức viên chức các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội.
c) Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình địa phương, hỗ trợ, tạo điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc để Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu xác định là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp chính quyền.
b) Thường xuyên kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp, Ban giảm nghèo cấp xã, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo điều hành.
c) Chỉ đạo Trưởng thôn, ban, tổ dân phố phối hợp cùng Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; thường xuyên quan tâm đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu, đặc biệt những món nợ có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, ỷ lại. Gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; chỉ đạo công tác điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng đủ điều kiện vay vốn theo quy định.
d) Chỉ đạo việc bình xét đối tượng vay vốn theo đúng quy định; tổ chức phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, tạo việc làm, hoạt động đào tạo nghề, huấn luyện kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhằm giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống và trả nợ được Ngân hàng.
e) Thường xuyên hỗ trợ, tạo điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, đặc biệt quan tâm bố trí nơi giao dịch cho Tổ giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động nơi giao dịch cho Tổ giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động định kỳ hàng tháng tại Điểm giao dịch xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã, đảm bảo an toàn, thuận lợi, hiệu quả.. Hàng năm trên cơ sở cân đối ngân sách cấp mình, chính quyền các cấp bố trí ngân sách bổ sung nguồn vốn qua Ngân hàng Chính sách Xã hội trên địa bàn để cho vay.
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị -xã hội cùng tham gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
b) Thực hiện chức năng giám sát cộng đồng đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cũng như đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm của các sở, ngành và các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước; lồng ghép trong các chương trình mục tiêu, các chương trình khác của Trung ương. Huy động các nguồn lực xã hội và các nguồn hợp pháp khác.
1. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội:
a) Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách; có giải pháp chủ động thực hiện việc huy động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn chuyển sang có hiệu quả, đúng cơ chế quy định của chủ đầu tư, của ngành.
b) Thường xuyên tham mưu kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp tỉnh, huyện, Ban giảm nghèo cấp xã;
c) Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, hiệu quả hoạt động của các điểm giao dịch xã tại các xã, phường, thị trấn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho các hộ gia đình trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn và trả nợ.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tổ chức tập huấn, phổ biến quy trình nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị, nhất là cán bộ làm công tác tín dụng chính sách xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi và biên giới.
e) Thường xuyên quan tâm phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị nhận ủy thác để phát hiện tồn tại, có kiến nghị, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
2. Sở lao động - Thương binh Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thực hiện chức năng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác truyền thông, thay đổi nhận thức của người nghèo và đối tượng chính sách về ý thức tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống để thoát nghèo, giảm tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước; hướng dẫn, tập huấn nâng cao nhận thức, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo, cận nghèo để tiếp cận và tham gia; hỗ trợ, tư vấn xây dựng chuồng trại chăn nuôi, công trình nước sạch, công trình vệ sinh phù hợp với điều kiện và đảm bảo vệ sinh môi trường.
b) Phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội chỉ đạo lồng ghép, ưu tiên nguồn lực từ chương trình Giảm nghèo bền vững, chương trình Xây dựng nông thôn mới với các chương trình tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
a) Rà soát lại các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước tập trung vào đầu mối là Ngân ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định. Phối hợp lồng ghép các nguồn của các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xử lý nông thôn mới.
b) Cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm, hướng dẫn cơ quan tài chính các cấp đề xuất Ủy ban nhân dân các cấp tham mưu cho Hội đồng nhân dân tiếp tục ưu tiên dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội.
4. Ban Dân tộc tỉnh:
a) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; chủ động phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế:
a) Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tăng cường thanh tra, giám sát và kịp thời tham mưu, đề xuất cấp trên xem xét, sửa đổi, bổ sung các chính sách tín dụng, tạo điều kiện để Ngân hàng chính sách xã hội nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động.
b) Vận động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nguồn tài trợ của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội, tăng cường năng lực hoạt động cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn.
6. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện:
a) Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và các nội dung nêu tại Kế hoạch này, chủ động xây dựng, phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện.
b) Hàng năm, cân đối dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân; Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí nơi niêm yết các thông tin liên quan đến tín dụng chính sách xã hội và bố trí địa điểm giao dịch cho Tổ giao dịch xã của Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động đảm bảo an toàn, thuận tiện và hiệu quả.
d) Chỉ đạo và triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng; thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát, bổ sung, xác định đối tượng đủ điều kiện vay vốn làm cơ sở thực hiện chính sách tín dụng xã hội theo quy định, đảm bảo các hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh:
a) Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
b) Tích cực triển khai và thực hiện hiệu quả các nội dung công việc được Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác; kết hợp nội dung công việc ủy thác thông qua hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội với việc lồng ghép các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị - xã hội. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
c) Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách Xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chất lượng hoạt động ủy thác, chất lượng hoạt động Tổ Tiết kiệm và vay vốn; phối hợp tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội đoàn thể, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
8. Các sở, ngành tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện quản lý Nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện để Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
1. Các sở, ngành, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, ngành mình chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo UBND tỉnh thông qua Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.
2. Giao trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, Văn phòng UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình, triển khai thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.