ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 708/KH-UBND |
Quảng Nam, ngày 28 tháng 01 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển văn hóa đọc cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025; để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh các trường phổ thông đến năm 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển văn hóa đọc cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2022 đến năm 2025, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kĩ năng và phong trào đọc trong học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chú trọng đến học sinh ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; giúp các em trở thành người đọc độc lập, tăng vốn hiểu biết, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam.
Xây dựng hệ thống thư viện trường học với các tiêu chí mới, góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; đồng thời, khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
2. Yêu cầu
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan để triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.
Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai các nội dung về phát triển văn hóa đọc cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh được tiến hành thường xuyên, kịp thời, đầy đủ đến các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch số 3916/KH- UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh về phát triển văn hóa đọc cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2021, phấn đấu đến năm 2025 đạt được các mục tiêu sau:
1. Về phòng đọc, sách, trang thiết bị của thư viện
- 100% các trường đều có tối thiểu 01 thư viện, mỗi điểm trường có tủ sách dùng chung; thư viện có kho sách, nơi làm việc của nhân viên thư viện, có khu đọc sách dành riêng cho giáo viên và học sinh; tổng diện tích thư viện đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường có điều kiện sắp xếp, cải tạo lại để phòng đọc học sinh có tối thiểu 35 chỗ đối với cấp tiểu học và 45 chỗ đối với cấp trung học.
- 100% phòng đọc học sinh có không gian đọc thân thiện, được trang bị thiết bị tiện nghi và tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc theo các mô hình phù hợp với từng cấp học.
- 100% các trường phổ thông được trang bị tài liệu đảm bảo phục vụ cho học sinh, giáo viên: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo đối với cơ sở giáo dục đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bổ sung sách tham khảo cho thư viện: ít nhất 4 quyển/1 học sinh đối với cấp TH, THCS và ít nhất 5 quyển/1 học sinh đối với cấp THPT.
- 100% các trường có sử dụng phần mềm quản lí thư viện.
- 100% các trường TH và THCS hoàn thành xây dựng “Thư viện lớp học”.
- 100% sách truyện thiếu nhi được phân loại phù hợp với trình độ học sinh tiểu học.
- Xây dựng 02 thư viện điện tử tại 02 trường THPT chuyên.
2. Về hoạt động phát triển văn hóa đọc
- 100% học sinh các trường phổ thông được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại thư viện trường.
- 100% học sinh TH được bố trí tiết đọc tại thư viện hoặc tại lớp học (ít nhất 2 tiết/tháng).
- 100% các trường tổ chức tốt Ngày Sách Việt Nam và các hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
- 100% các trường học đều có nhân viên thư viện được đào tạo, tập huấn và nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2025
1. Nội dung chính sách hỗ trợ (theo Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh).
- Hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị phòng đọc cho các trường phổ thông.
- Hỗ trợ kinh phí mua sách, tài liệu bổ sung cho các trường phổ thông.
- Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài liệu số và cải tạo phòng đọc thư viện điện tử cho 02 trường Trung học phổ thông chuyên.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
- Vốn ngân sách tỉnh: Vốn sự nghiệp chi cho các trường THPT và hỗ trợ một phần kinh phí cho 09 huyện miền núi thực hiện việc mua sắm thiết bị, tài liệu cho các trường TH và THCS.
- Vốn ngân sách huyện (vốn sự nghiệp chi cho các trường TH và THCS).
- Vốn xã hội hóa (bằng tiền hoặc hiện vật, tương đương 20% tổng kinh phí).
3. Kế hoạch thực hiện và kinh phí theo từng năm (theo Phụ lục Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh đính kèm).
- Hướng dẫn, chỉ đạo các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phát triển văn hóa đọc cho học sinh tại đơn vị; có giải pháp tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách vào thực hiện hiệu quả chính sách.
- Hàng năm lập danh sách trường THPT được hỗ trợ kinh phí, phối hợp Sở Tài chính trong việc cân đối ngân sách, giao dự toán để thực hiện các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
- Tiến hành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Kế hoạch và báo cáo UBND tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối dự toán ngân sách tỉnh hàng năm (chi sự nghiệp), đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động luân chuyển sách; giới thiệu sách, báo, tạp chí giáo dục; tổ chức các hội thi, tuyên truyền, kể chuyện theo sách cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng hệ thống thư viện ngoài nhà trường trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức Giải thưởng phát triển văn hóa đọc hằng năm.
- Phát động phong trào xây dựng tủ sách gia đình.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc; chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; phổ biến, tuyên truyền mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển văn hóa đọc cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh
- Giới thiệu các tác phẩm mới, chất lượng đến thư viện, học sinh của các trường phổ thông để tham khảo, nghiên cứu.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo mời các nhà thơ, nhà văn, các diễn giả trao đổi, giao lưu với giáo viên, học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn mình phụ trách, đảm bảo đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở từng cơ sở giáo dục.
- Chủ động lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện; đồng thời, có giải pháp tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách vào thực hiện hiệu quả chính sách.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cụ thể danh sách các trường được hỗ trợ hàng năm; tổ chức tuyên truyền trong cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh, tạo sự đồng thuận xã hội hóa phát triển văn hóa đọc trong nhà trường; tổ chức khen thưởng, tôn vinh học sinh, những người có tâm huyết và đóng góp tích cực phát triển văn hóa đọc tại địa phương. Tiến hành rà soát, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm tiến độ thực hiện Kế hoạch tại địa phương và báo cáo kết quả với UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo).
Đề nghị các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đạt mục đích, yêu cầu đề ra./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.