ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 28 tháng 3 năm 2022 |
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022 - 2025, với nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng thương hiệu nông sản Cần Thơ nhằm định vị giá trị, đặc điểm sản phẩm nông sản Cần Thơ; nâng cao sự nhận biết của các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông sản mang nhãn hiệu Cần Thơ. Tạo cơ sở để phát triển thị trường, nâng cao giá trị, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản Cần Thơ.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đối với hợp phần cây lúa
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ các nội dung về khảo nghiệm,... đánh giá giống mới theo quy định đối với các dòng lúa Cần Thơ (CTR) đã được lai tạo và chọn lọc thuộc Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Cần Thơ giai đoạn 2015- 2020, để bổ sung hồ sơ xin công nhận và bảo hộ các giống lúa Cần Thơ mới;
- Lai tạo, chọn lọc những dòng lúa mới bổ sung phong phú nguồn vật liệu di truyền cho mục tiêu chọn tạo giống lúa CTR phục vụ nhãn hiệu Gạo Cần Thơ ở nhiều phân khúc thị trường;
- Phấn đấu đến hết năm 2025 chọn được 1-2 dòng lúa CTR... triển vọng; trong đó 1 dòng CTR... được Bộ Nông nghiệp chấp thuận đơn xin cấp văn bằng bảo hộ;
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác các giống lúa mới để chuyển giao bà con trồng các giống (dòng) lúa CTR, và trồng duy trì các dòng lúa CTR.
b) Đối với hợp phần cây ăn trái
- Tiếp tục thực hiện hoàn thiện thêm các nội dung hỗ trợ đăng ký và phát triển nhãn hiệu cho các chủ thể thuộc Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020;
- Phấn đấu đến hết năm 2025, Kế hoạch hỗ trợ xây dựng (tái thiết) được 80 ha vườn cây ăn trái mới sử dụng giống chất lượng tốt; áp dụng qui trình sản xuất an toàn, qui trình sản xuất theo hướng GAP;
- Hỗ trợ các cá nhân, cơ sở, hợp tác xã, các tổ chức, doanh nghiệp (sau đây được gọi là chủ thể) đăng ký 2 nhãn hiệu mỗi năm. Hỗ trợ ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ, giống cây trồng tốt...vào sản xuất để nâng chất vùng nguyên liệu phục vụ nhãn hiệu đã đăng ký.
c) Hợp phần cây rau
- Tiếp tục thực hiện hoàn thiện thêm các nội dung hỗ trợ đăng ký và phát triển nhãn hiệu cho các chủ thể thuộc Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020;
- Phấn đấu đến hết năm 2025, kế hoạch hỗ trợ xây dựng được 80 ha rau áp dụng quy trình sản xuất an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường mục tiêu yêu cầu (theo hướng GAP, hữu cơ...);
- Hỗ trợ các chủ thể đăng ký 2 nhãn hiệu rau hàng năm, đồng thời nâng chất vùng nguyên liệu phục vụ nhãn hiệu đã đăng ký thông qua hỗ trợ ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ, giống cây trồng tốt...vào sản xuất;
- Hỗ trợ quảng bá các sản phẩm nông nghiệp có nhãn hiệu thông qua chương trình dài hạn và đồng bộ, kết hợp quảng bá nông sản Cần Thơ thông qua các chương trình quảng bá du lịch, ẩm thực Cần Thơ, ứng dụng công nghệ số... Nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản, tạo lực thúc đẩy phát triển sản xuất và giá trị thương mại cho ngành hàng nông sản Cần Thơ như mục tiêu chung của Kế hoạch;
- Xây dựng và phát triển 2 nhãn hiệu tập thể, gồm Nhãn hiệu “Cây, con giống Cần Thơ” và Nhãn hiệu “Nông sản Cần Thơ” khi đã hội đủ điều kiện.
d) Hợp phần thủy sản
Xây dựng thương hiệu thủy sản Cần Thơ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Cần Thơ trên thị trường. Nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng về các sản phẩm thủy đặc sản của Cần Thơ, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, quảng bá sản phẩm thủy đặc sản trên các sàn thương mại điện tử. Đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, định vị, cụ thể hóa đặc điểm sản phẩm thủy sản Cần Thơ trên các kênh thương mại điện tử.
II. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: kế hoạch ưu tiên triển khai thực hiện trên các đối tượng cây trồng vật nuôi chủ lực tại các quận huyện thuộc thành phố Cần Thơ, riêng nội dung hợp phần cây lúa có thực hiện khảo nghiệm giống ngoài địa bàn Cần Thơ theo quy định.
2. Thời gian thực hiện: từ năm 2022 đến năm 2025.
1. Hợp phần Cây Lúa: Xây dựng thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ
a) Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ
- Tạo lập bộ giống lúa phục vụ vùng nguyên liệu
+ Tiếp tục khảo nghiệm Quốc gia (VCU, Sản Xuất và DUS), khảo nghiệm ngoài đồng, phân tích đánh giá chất lượng đối với các dòng lúa CTR1, CTR7, CTR30... đã được lai tạo và chọn lọc thuộc Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Cần Thơ giai đoạn 2015-2020, nhằm hoàn thiện điều kiện cần lập hồ sơ xin công nhận giống lúa mới;
+ Hoàn thiện các thủ tục pháp lý xin công nhận, bảo hộ giống và thiết lập quyền sở hữu đối với giống Cần Thơ..., sau khi đã được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp công nhận giống mới;
+ Chọn tạo các dòng lúa mới bổ sung bộ giống lúa địa phương (CTR...) đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn vùng nguyên liệu cho thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ.
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến phục vụ vùng nguyên liệu của nhãn hiệu
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác đối với giống mới (CTR...);
+ Tổ chức sản xuất thử và hội thảo đầu bờ đối với giống đã khảo nghiệm Quốc gia;
+ Đào tạo sản xuất, tập huấn cho nông dân tiềm năng và những hộ đang tham gia nhân giống cũng như những hộ sử dụng các giống lúa Cần Thơ sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa;
+ Phối hợp, lồng ghép các kế hoạch dự án, đề tài, đề án có liên quan xây dựng mô hình sản xuất lúa hàng hóa tập trung an toàn, theo hướng hữu cơ, hướng GAP..., khoảng 1.000ha, trong đó có khoảng 80 ha sử dụng giống lúa đặc trưng (CTR,...) phục vụ nhãn hiệu lúa gạo Cần Thơ;
+ Duy trì các giống gốc đã được lai tạo.
b) Xây dựng thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ
- Xây dựng thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ
+ Phối hợp, lồng ghép các kế hoạch dự án, đề tài, đề án có liên quan nghiên cứu, xây dựng hình ảnh, biểu tượng đặc trưng của thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ, thể hiện những giá trị về địa danh, văn hóa và lợi thế của sản phẩm;
+ Nghiên cứu, đánh giá toàn diện về sản phẩm lúa, gạo Cần Thơ, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu về sản phẩm (giống, chất lượng...) gắn với thương hiệu Cần Thơ, trên cơ sở phát huy những đặc trưng, lợi thế của Cần Thơ, tạo động lực để phát triển sản xuất, nâng cao giá trị của sản phẩm;
+ Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ các nhãn hiệu thuộc thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ ở trong và ngoài nước là thị trường chiến lược và thị trường tiềm năng của lúa gạo, nông sản Cần Thơ.
- Tổ chức quản lý và sử dụng thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ
+ Xây dựng và ban hành các các quy định, quy chế để quản lý thương hiệu lúa gạo, nông sản Cần Thơ, duy trì và bảo vệ sản phẩm, hình ảnh thương hiệu thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan;
+ Xây dựng bộ máy trên cơ sở giao chức năng, nhiệm vụ và năng lực để quản lý thương hiệu lúa gạo, nông sản Cần Thơ;
+ Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu lúa gạo, nông sản thành phố, vùng (quận, huyện), địa phương (xã phường, TT) thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan;
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu về xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng giống, công nghệ hỗ trợ, quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
+ Tổ chức kiểm tra chất lượng, giám sát và hỗ trợ khó khăn trong hoạt động sử dụng, khai thác thương hiệu nông sản Cần Thơ đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp...
- Quảng bá, giới thiệu và phát triển thương hiệu lúa gạo Cần Thơ
+ Tham gia, tổ chức hoạt động đồng bộ nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ đến người tiêu dùng trong và ngoài thành phố thông qua các hoạt động như: tuần lễ thương hiệu về nông sản; tham gia triển lãm, hội chợ, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng cáo sản phẩm trên website, truyền hình...;
+ Xây dựng và triển khai kế hoạch chung về cơ chế hợp tác giữa các cơ quan thương mại của thành phố với các tổ chức, doanh nghiệp... để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, chất lượng và hương vị nông sản Cần Thơ trên thị trường thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch dự án, đề tài, đề án có liên quan;
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ các cá nhân, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp,... sử dụng thương hiệu lúa, gạo Cần Thơ về nghiên cứu, đánh giá khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển kênh phân phối sản phẩm thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch dự án, đề tài, đề án có liên quan.
c) Địa điểm và thời gian thực hiện: các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ, thời gian thực hiện: từ năm 2022 - 2025.
d) Đơn vị thực hiện: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ chịu trách nhiệm chính.
a) Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu
- Nghiên cứu ứng dụng các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến (an toàn, VietGAP, hữu cơ...) áp dụng vào sản xuất khoảng 80ha cho từng thị trường mục tiêu riêng biệt thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan;
- Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản, chế biến. Nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan;
- Tổ chức sản xuất thử và hội thảo đầu bờ để tuyên truyền giống, kỹ thuật canh tác sau khi nghiên cứu đạt kết quả tốt thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan;
- Tập huấn trên diện rộng cho nông dân tiềm năng và những hộ đang tham gia thực hiện nội dung Kế hoạch;
- Xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn được kiểm tra giám sát, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan;
- Xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa tập trung an toàn, theo hướng hữu cơ, hướng GAP..., khoảng 80ha phục vụ các nhãn hiệu thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan.
b) Xây dựng và phát triển thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu rau màu, nấm... Cần Thơ
+ Nghiên cứu, xây dựng hình ảnh, biểu tượng đặc trưng của thương hiệu rau, màu... Cần Thơ, thể hiện những giá trị về địa danh, văn hóa và lợi thế của sản phẩm thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan;
+ Nghiên cứu, đánh giá toàn diện về sản rau, màu... Cần Thơ, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu về sản phẩm (giống, chất lượng...) gắn với thương hiệu Cần Thơ, trên cơ sở phát huy những đặc trưng, lợi thế của Cần Thơ, tạo động lực để phát triển sản xuất, nâng cao giá trị của sản phẩm;
+ Hỗ trợ các chủ thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ các nhãn hiệu rau,... ở các thị trường chiến lược và thị trường tiềm năng của nông sản Cần Thơ.
- Tổ chức quản lý và sử dụng thương hiệu rau màu, nấm ... Cần Thơ
+ Xây dựng và ban hành các các quy định, quy chế để quản lý thương hiệu rau màu, nấm... và các loại nông sản mục tiêu khác, duy trì và bảo vệ sản phẩm, hình ảnh thương hiệu;
+ Thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu rau... của thành phố, vùng (quận, huyện), địa phương (xã phường, thị trấn); Tổ chức kiểm tra chất lượng, giám sát và hỗ trợ khó khăn trong hoạt động sử dụng, khai thác nhãn hiệu đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp...;
+ Hỗ trợ các cơ sở, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu về xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng giống, công nghệ hỗ trợ, quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan.
- Quảng bá, giới thiệu và phát triển thương hiệu rau màu, nấm... Cần Thơ
+ Tham gia, tổ chức hoạt động đồng bộ nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu rau an toàn,... Cần Thơ đến người tiêu dùng trong và ngoài thành phố thông qua các hoạt động như: tham gia các phiên chợ, triển lãm, hội chợ, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng cáo sản phẩm trên website, truyền hình...;
+ Thông qua việc phối hợp, lồng ghép các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan Xây dựng chính sách hỗ trợ các cá nhân, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp,... đánh giá khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển kênh phân phối sản phẩm;
+ Xây dựng và triển khai kế hoạch chung về cơ chế hợp tác giữa các cơ quan thương mại của thành phố với các tổ chức, doanh nghiệp... để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, chất lượng sản phẩm rau trên thị trường.
c) Địa điểm và thời gian thực hiện: Các quận huyện thuộc thành phố, thời gian thực hiện: 2022 - 2025.
d) Đơn vị thực hiện
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ chịu trách nhiệm chính.
3. Hợp phần Cây ăn trái,Xây dựng và phát triển thương hiệu một số loại cây ăn trái,... của thành phố
a) Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu
- Cải tạo vùng nguyên liệu nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc phối hợp, lồng ghép nguồn lực từ các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan. Cụ thể:
+ Từng bước hỗ trợ các chủ thể thay thế dần diện tích sản xuất bởi giống cũ cho sản phẩm kém chất lượng thiếu sức cạnh tranh bằng các giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi từ thị trường tiêu;
+ Nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến (sản xuất an toàn, IPM, VietGAP, hữu cơ...) phù hợp với điều kiện của Cần Thơ và yêu cầu từ nhà tiêu thụ (thực hiện lồng ghép với các kế hoạch, dự án... có liên quan);
+ Chuyển giao kết quả nghiên cứu ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa tập trung an toàn, hướng VietGAP, theo hướng hữu cơ..., khoảng 200ha phục vụ các nhãn hiệu;
- Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản,... và chế biến. Nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất (thông qua việc phối hợp, lồng ghép nguồn lực từ các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan);
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu về xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng giống, công nghệ hỗ trợ, quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (kết hợp lồng ghép với các kế hoạch, dự án... có liên quan).
b) Xây dựng và phát triển thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu
+ Nghiên cứu, xây dựng hình ảnh, biểu tượng đặc trưng của thương hiệu trái cây Cần Thơ, thể hiện những giá trị về địa danh và lợi thế của sản phẩm;
+ Thông qua việc phối hợp, lồng ghép nguồn lực từ các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan nghiên cứu, đánh giá toàn diện về sản phẩm trái cây Cần Thơ, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí về sản phẩm (giống, chất lượng, xuất xứ...) gắn với thương hiệu Cần Thơ, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất;
+ Hỗ trợ các chủ thể tạo lập, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ các nhãn hiệu, logo thuộc thương hiệu cây cảnh bon sai, trái cây Cần Thơ ở trong và ngoài nước là thị trường chiến lược và thị trường tiềm năng của trái cây Cần Thơ.
- Tổ chức quản lý và sử dụng thương hiệu
+ Xây dựng và ban hành các các quy định, quy chế để quản lý thương hiệu các loại trái cây, duy trì và bảo vệ sản phẩm, hình ảnh thương hiệu;
+ Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu trái cây... của thành phố, vùng (quận, huyện), địa phương (xã phường, thị trấn); Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sử dụng, khai thác nhãn hiệu đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp...
- Quảng bá, giới thiệu và phát triển thương hiệu trái cây Cần Thơ
+ Tham gia, tổ chức hoạt động đồng bộ nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu trái cây Cần Thơ đến người tiêu dùng trong và ngoài thành phố thông qua các hoạt động như: tham gia các phiên chợ, triển lãm, hội chợ, tổ chức xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ số (quảng cáo sản phẩm trên website, truyền hình...);
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ các cá nhân, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường; hỗ trợ xây dựng và phát triển kênh phân phối sản phẩm (thực hiện lồng ghép với các kế hoạch, dự án... có liên quan);
+ Thông qua việc phối hợp, lồng ghép nguồn lực từ các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch chung về cơ chế hợp tác giữa các cơ quan thương mại của thành phố với các tổ chức, doanh nghiệp... để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, chất lượng sản phẩm các loại trái cây trên thị trường.
c) Địa điểm và thời gian thực hiện: Các quận huyện thuộc thành phố, thời gian thực hiện: 2022 - 2025.
d) Đơn vị thực hiện
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ chịu trách nhiệm chính.
a) Xây dựng vùng sản xuất giống, vùng nuôi thủy đặc sản nguyên liệu phục vụ nhãn hiệu
- Điều tra, khảo sát hiện trạng sản xuất giống, nuôi thủy đặc sản của địa phương và tình hình xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến thủy đặc sản;
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, quy trình nuôi đồng bộ gắn với nhãn hiệu thủy đặc sản Cần Thơ;
- Đào tạo, tập huấn cho những hộ nuôi thủy sản về công nghệ nuôi thủy sản hiện đại, công nghệ chế biến thủy sản, công tác xây dựng thương hiệu, công tác đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hàng năm, tổ chức 02 lớp tập huấn cho nông hộ nuôi thủy sản, các HTX, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
b) Hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhãn hiệu thủy đặc sản ở Cần Thơ
- Hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các hợp tác xã, cơ sở nuôi, chế biến thủy đặc sản gắn với nhãn hiệu thủy đặc sản Cần Thơ.
- Dự kiến hỗ trợ đăng ký cho 05 nhãn hiệu/năm, giai đoạn đoạn 2022-2025 dự kiến hỗ trợ đăng ký hỗ trợ bảo hộ cho 20 nhãn hiệu thủy đặc sản ở Cần Thơ được cấp giấy chứng nhận quyền bảo hộ nhãn hiệu.
c) Xây dựng hệ thống truy suất điện tử nguồn gốc sản phẩm thủy đặc sản thông qua tem điện tử
- Xây dựng 01 hệ thống website thông tin điện tử về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy đặc sản.
- Xây dựng 04 mô hình chuỗi cung cấp thủy đặc sản an toàn với 10 sản phẩm được xác nhận truy suất nguồn gốc điện tử.
d) Quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh hương hiệu thủy đặc sản Cần Thơ
- Thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ xúc tiến thương mại liên kết tiêu thụ các sản phẩm được xác nhận an toàn. Giúp người tiêu dùng phân biệt được giữa các sản phẩm được kiểm soát ATTP và nâng cao kiến thức lựa chọn, sử dụng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn hợp vệ sinh.
đ) Thời gian, địa điểm thực hiện: giai đoạn 2022 - 2025, địa điểm thực hiện: các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
e) Đơn vị thực hiện: Chi cục Thủy sản thành phố chịu trách nhiệm chính.
IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Kinh phí đầu tư: Tổng kinh phí thực hiện là 14.869.950.000 đồng
(Mười bốn tỷ tám trăm sáu mươi chín triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng), trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước là 11.742.550.000 đồng (chiếm tỷ lệ 79% nguồn vốn).
- Vốn dân là 3.127.400.000 đồng (chiếm tỷ lệ 21% nguồn vốn).
1. Giải pháp lựa chọn nhóm sản phẩm ưu tiên
Sản phẩm và nhóm sản phẩm được lựa chọn xây dựng thương hiệu là những sản phẩm mà thành phố có tiềm năng và lợi thế phát triển, có thị trường ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, thời gian trước mắt cần ưu tiên cho những sản phẩm đã có nhãn hiệu và những sản phẩm đã thực hiện nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ.
2. Giải pháp tổ chức quản lý sản xuất
- Tổ chức xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác là yếu tố mang tính quyết định để đảm bảo thực hiện Kế hoạch đạt kết quả và phải thực hiện trước tiên để có cơ sở tổ chức với qui mô diện tích lớn, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm, chất lượng đồng đều, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua chương trình phát triển thương mại, dịch vụ du lịch của thành phố
- Đẩy mạnh việc liên kết giữ các chủ thể sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có sự hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư lồng ghép các chương trình.
- Ưu tiên đầu tư phát triển tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, xã điểm nông thôn mới và các vùng sản xuất lớn tập trung.
- Quy hoạch các vùng sản xuất an toàn tập trung, các đối tượng được chọn cần xây dựng dự án cụ thể để thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, giám sát để việc thực hiện đạt được tiến độ, kế hoạch và mục tiêu của Kế hoạch.
3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Công tác giống: sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường các biện pháp thâm canh, từng bước thay thế bằng các giống tốt trên diện tích đang sử dụng giống cũ; tăng cường công tác quản lý giống, tạo điều kiện để sản xuất và cung ứng giống có chất lượng cho người sản xuất thông qua chọn lọc, phục tráng, lai tạo bổ sung giống mới.
- Kỹ thuật canh tác: hoàn thiện các quy trình sản xuất an toàn, theo hướng GAP... phù hợp với điều kiện của Cần Thơ; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất lớn, sản xuất an toàn, sản xuất theo hướng GAP,...; chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng đầu tư thâm canh.
- Phòng trừ dịch hại: tăng cường công tác kiểm dịch hại, áp dụng hay hoàn thiện các quy trình phòng trừ các sinh vật gây hại trong sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái; hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học, tăng cường áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
- Sau thu hoạch: hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm phù hợp.
- Tiếp tục thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu hỗ trợ cho các đối tượng đã được chọn xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng chuỗi điểm bán sản phẩm tại một số chợ, cửa hàng, siêu thị và địa phương thông qua việc phối hợp, lồng ghép nguồn lực từ các kế hoạch, dự án, đề tài, đề án có liên quan.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
- Liên kết với nhà phân phối để tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện quản lý theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn, kết nối nơi tiêu thụ với các vùng sản xuất thông qua hợp đồng đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
- Tăng cường tuyên truyền để các đối tượng có điều kiện tham gia hiểu rõ và tiếp cận với Kế hoạch.
- Tuyên truyền để người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và người sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng. Nâng cao nhận thức của người dân về thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa.
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường cho các đối tượng liên quan.
- Tổ chức tập huấn triển khai nội dung cho cán bộ của các ngành liên quan, của các tổ chức đoàn thể.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cho các tổ chức sản xuất tập thể, chủ trang trại, hộ nông dân.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ nông nghiệp xã, phường và cộng tác viên nông nghiệp, chú trọng nâng cao kiến thức về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
- Hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho các vùng sản xuất tập trung để việc trung chuyển hàng hóa được dễ dàng và nhanh chóng, đặc biệt là vùng sản xuất sản phẩm đã có nhãn hiệu. Việc đầu tư phát triển hạ tầng thông qua việc lồng ghép với các chương trình giao thông nông thôn, nhất là xây dựng nông thôn mới.
- Ưu tiên xây dựng giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi, đầu tư một số loại hình tưới tiêu tiết kiệm
8. Giải pháp về xây dựng phát triển thương hiệu
- Tiếp tục hỗ trợ các cá nhân, cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm có nhãn hiệu.
- Duy trì và nâng cao chất lượng những sản phẩm đã có nhãn hiệu hàng hóa thông qua các đề tài, dự án cụ thể, giúp chủ sở hữu nhãn hiệu phát triển thương hiệu.
- Sử dụng nguồn lực tổng hợp vốn mang tính xã hội hóa, trong đó đối với hoạt động sản xuất đơn thuần vốn của dân là chủ yếu, tranh thủ nguồn vốn của các doanh nghiệp, chỉ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách với mục tiêu để thúc đẩy nhanh tiến độ và những khâu, những công đoạn nông dân khó thực hiện được.
- Có chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất và kỳ hạn phù hợp.
- Sử dụng các nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu (Nông thôn mới,...), chương trình giống, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Đề án tái cơ cấu nông nghiệp,... để hỗ trợ thực hiện các nội dung có liên quan.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan có liên quan hàng năm trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt xây dựng kế hoạch và dự toán triển khai Kế hoạch đáp ứng yêu cầu: áp dụng quy trình tiến bộ vào sản xuất, bảo đảm số lượng, chất lượng sản phẩm; tạo lập, quản lý, khai thác phát triển quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm; hỗ trợ phát triển thương mại, tiêu thụ sản phẩm.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm, có tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
2. Sở Tài chính: Hàng năm căn cứ theo tình hình khả năng ngân sách của địa phương để cân đối và phân bổ thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc hoàn thiện các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và lựa chọn, đề xuất danh mục các sản phẩm nông nghiệp cần xây dựng thương hiệu thuộc Kế hoạch.
4. Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất danh mục các sản phẩm nông nghiệp cần xây dựng thương hiệu thuộc Kế hoạch, hỗ trợ các thông tin có liên quan đến dự báo về thị trường mua, bán sản phẩm nông nghiệp nội địa và xuất khẩu.
- Tổ chức quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các thương hiệu sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phấn đấu đủ điều kiện để đề xuất vào danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030.
- Tuyên truyền và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Cần Thơ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường hoạt động tuyên truyền về sở hữu trí tuệ; quảng bá, phát triển các thương hiệu của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành nông nghiệp địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
7. Hội Nông dân thành phố: Hỗ trợ trong việc vận động các hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác sản xuất, câu lạc bộ... thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ. Nếu được, Hội xem xét ưu tiên nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển mô hình sản xuất có đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, gắn kết chuỗi giá trị.
8. Liên minh Hợp tác xã thành phố: phối hợp các ngành có liên quan, Hội Nông dân thành phố, hướng dẫn thành viên hợp tác xã đăng ký xây dựng, khai thác nhãn hiệu hàng hóa.
Trên đây là Kế hoạch Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2025, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố và UBND quận, huyện căn cứ nội dung Kế hoạch tổ chức thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.