ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/KH-SXD-PC |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2021 |
Nhằm triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 4963/KH-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật năm 2021, Giám đốc Sở Xây dựng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật năm 2021 tại Sở Xây dựng, cụ thể như sau:
1. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
a) Tổ chức tự kiểm tra 100% văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021 liên quan đến lĩnh vực quản lý của Sở Xây dựng; kịp thời phát hiện và chủ động tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính, khắc phục những sai sót, hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Phòng Pháp chế.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực tại một số Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện về thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, việc khắc phục các sai sót trong công tác này (nếu có), việc cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chuyên ngành lên Công báo thành phố, Cơ sở Dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Phòng Pháp chế.
- Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu của Sở Tư pháp.
c) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Phòng Pháp chế.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
d) Đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra văn bản đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện, kịp thời tham mưu Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (nếu có).
- Đơn vị chủ trì: Phòng Pháp chế.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
- Thời gian thực hiện: Khi có kết luận kiểm tra văn bản.
2. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật
a) Chủ động rà soát văn bản của Thành phố thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Xây dựng ngay sau khi có căn cứ pháp lý để rà soát; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới để triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại các kỳ họp, trong đó, chú trọng triển khai rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIV thông qua trong năm 2020 - 2021.
- Đơn vị chủ trì: Phòng Pháp chế.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
- Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu của Trung ương và Thành phố hoặc theo nội dung đề xuất của các Sở, ban, ngành thành phố.
b) Tiếp tục triển khai rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố liên quan đến các văn bản hết hiệu lực do các Bộ - ngành Trung ương công bố hàng năm (rà soát chuyên đề theo ngành, lĩnh vực xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản).
- Đơn vị chủ trì: Phòng Pháp chế.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
c) Thực hiện kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề năm 2020
Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện xuyên suốt, thống nhất, hiệu quả, triển khai có trọng tâm, trọng điểm các nội dung kết luận của Thành phố đối với Báo cáo rà soát theo chuyên đề của Sở Tư pháp trong năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Đơn vị thực hiện: Phòng Pháp chế.
- Thời gian thực hiện: Theo kết quả phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Tiếp tục thực hiện kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 trên địa bàn Thành phố
Tiếp tục thực hiện các đề xuất xử lý văn bản đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương theo kết quả rà soát các chuyên đề và Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc Công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018; khẩn trương tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố xử lý văn bản theo thời hạn quy định.
Phòng Pháp chế đôn đốc thực hiện, hướng dẫn (trường hợp các đơn vị gặp vướng mắc trong công tác rà soát, tham mưu xây dựng văn bản) theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kiến nghị điều chỉnh việc xử lý văn bản (nếu cần thiết).
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
4. Cập nhật văn bản lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP, tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia và pháp luật trong năm 2021 ngay sau khi các văn bản này được ban hành.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở.
- Đơn vị phối hợp: Phòng Pháp chế.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1. Kinh phí thực hiện được chi từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của Sở Xây dựng. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thì Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc duyệt chi từ nguồn kinh phí của đơn vị.
2. Kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật áp dụng mức chi theo quy định của Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP.
3. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố tiếp tục thực hiện theo đúng Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND.
1. Thời hạn báo cáo 06 tháng
- Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thực hiện báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật gửi về Phòng Pháp chế trước ngày 03 tháng 7 năm 2021 (mẫu kiểm tra văn bản tại Phụ lục III, mẫu rà soát văn bản tại Phụ lục IV, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ).
- Phòng Pháp chế tham mưu Giám đốc Sở tổng hợp theo các mẫu hướng dẫn của Sở Tư pháp và thực hiện báo cáo gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp trước ngày 10 tháng 7 năm 2021.
2. Thời hạn báo cáo năm
- Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thực hiện báo cáo công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật gửi về Phòng Pháp chế trước ngày 05 tháng 01 năm 2022 (mẫu kiểm tra văn bản tại Phụ lục III, mẫu rà soát văn bản tại Phụ lục IV, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ).
- Phòng Pháp chế tham mưu Giám đốc Sở tổng hợp theo các mẫu hướng dẫn của Sở Tư pháp và thực hiện báo cáo gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp trước ngày 15 tháng 01 năm 2022.
1. Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trên và báo cáo đúng thời hạn.
2. Phòng Pháp chế chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND và các hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.