ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 25 tháng 11 năm 2015 |
Thực hiện Chương trình hành động số 42-CTr/TU ngày 11/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lý luận chính trị trong tình hình mới.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về công tác nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành ở các cấp, nhất là tạo luận cứ khoa học và thực tiễn trong hoạch định, đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo về lý luận chính trị, củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng; vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chủ trương của Đảng đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của ngành, cơ quan, đơn vị.
- Lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động số 42-CTr/TU ngày 11/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”. Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác lý luận; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; nâng cao trình độ lý luận, đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, công chức, viên chức; phát huy năng lực sáng tạo trong nghiên cứu lý luận của tập thể, cá nhân.
- Việc triển khai kế hoạch thực hiện phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả; quá trình triển khai và định hướng nghiên cứu cần gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị phù hợp với thực tiễn trước mắt và lâu dài ở từng cơ quan, đơn vị và địa phương; chú trọng tổng kết thực tiễn góp phần làm rõ và bổ sung lý luận.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1.1. Công tác nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn
- Các ngành, các cấp, cán bộ, công chức, viên chức nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào quan điểm, chủ trương mới của Đảng nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, sửa đổi năm 2011); các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương (khóa XI), Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ Cà Mau lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020 để nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện thực tế của ngành, cơ quan, đơn vị gắn với tổng kết thực tiễn về xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Tập trung nghiên cứu những vấn đề lớn của tỉnh như: công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát triển kinh tế - xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vấn đề kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh; các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển của tỉnh.
- Tổng kết các mô hình phát triển kinh tế - xã hội để rút kinh nghiệm, bổ sung, làm giàu lý luận, đồng thời phổ biến, nhân rộng các mô hình điển hình.
- Xây dựng một số đề tài nghiên cứu lý luận - thực tiễn cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 ở các lĩnh vực nêu trên.
1.2. Tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận của Đảng
- Căn cứ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu, quán triệt chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng.
- Căn cứ các điều kiện, tình hình cụ thể của tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết phù hợp, khả thi. Phát huy trí tuệ tập thể, cá nhân; lắng nghe ý kiến của quần chúng trong xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, nhất là các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, quyền, nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
1.3. Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
- Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác giáo dục lý luận chính trị và xem đây là nhiệm vụ quan trọng được đặt trong tổng thể việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ/TW ngày 28/01/2008 về “Phát triển khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” và các văn bản chỉ đạo khác của Trung ương.
- Hàng năm, các ngành, các cấp chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng, trọng tâm là giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận, bảo đảm việc giảng dạy đúng định hướng cơ bản, thiết thực, gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với nội dung, chương trình và đối tượng.
- Nâng cao chất lượng các lớp đào tạo lý luận chính trị; các chương trình đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện và chương trình giảng dạy môn Chính trị cho sinh viên, học viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp nâng cao chất lượng tổ chức đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt các cấp.
- Cấp ủy Đảng, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau tăng cường phối hợp thực hiện tốt Quy định số 164-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân; Hướng dẫn số 82-HD/BTGTW ngày 12/6/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về xây dựng nội dung và thực hiện chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên các cấp.
1.4. Đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, quan điểm khác
- Trong công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; công tác giáo dục, đào tạo lý luận chính trị phải chủ động, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu phản động của thế lực thù địch, góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam.
- Tăng cường công tác đối thoại, tuyên truyền, thuyết phục những người có quan điểm khác. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí, tuyên truyền và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp trong công tác giáo dục lý luận chính trị, tạo sự đồng thuận, thống nhất về tư tưởng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
1.5. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về lý luận chính trị
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng chuyên mục tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên và quần chúng ở các cơ quan, đơn vị.
2.1. Tăng cường sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; giáo dục đạo đức công dân và nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau thường xuyên chỉ đạo công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm rõ những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới, phát triển của tỉnh, của địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo từng giai đoạn để phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
- Đẩy mạnh việc xây dựng đề tài nghiên cứu theo hướng chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với mô hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên được tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu lý luận chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội quốc tế trong giai đoạn hiện nay theo các chương trình, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của tỉnh.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các ngành có liên quan tham mưu chỉ đạo các trường học tăng cường nâng cao chất lượng việc giảng dạy - học tập lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân trên địa bàn.
2.2. Xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
- Trên cơ sở định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức và kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước của ngành, nhất là đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, cán bộ nguồn.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới giảng dạy lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2015 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 gắn với việc triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, lãnh đạo, quản lý; kiểm tra, giám sát việc dạy và học môn lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hàng năm xây dựng kế hoạch, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và mở lớp theo đúng yêu cầu về nội dung, chương trình; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn giảng dạy với hoạt động nghiên cứu, báo cáo khoa học trên cơ sở thực tiễn của tỉnh và địa phương.
2.3. Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách; kiện toàn cơ sở đào tạo, cán bộ tham mưu, nghiên cứu lý luận chính trị; giảng viên lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân
- Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo điều kiện cho hoạt động lý luận, đầu tư kinh phí một cách hợp lý kết hợp với việc quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh phí trong hoạt động lý luận chính trị, đổi mới việc phân bổ kinh phí phù hợp cho công tác tuyên truyền và giáo dục lý luận chính trị.
- Xây dựng cơ chế thu hút cán bộ có phẩm chất tốt, có trình độ lý luận chính trị, say mê công tác lý luận. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tranh thủ và sử dụng hợp lý lực lượng các nhà nghiên cứu lý luận, các cán bộ có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đã nghỉ hưu trên địa bàn, có khả năng và tâm huyết đóng góp cho công tác lý luận chính trị.
- Có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cơ sở đào tạo trong nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, lãnh đạo quản lý; công tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2.4. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Gắn lý luận với thực tiễn, cập nhật kiến thức mới, khắc phục sự trùng lắp, khép kín, thiếu liên thông giữa các chương trình, các cấp học, bậc học. Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; kịp thời phát hiện biểu dương, nhân rộng mô hình mới, gắn lý luận với thực tiễn; tích cực tuyên truyền đấu tranh chống quan điểm sai trái, chống đối của các thế lực thù địch dưới mọi hình thức.
2.5. Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu lý luận giai đoạn 2015 - 2030
Xây dựng nội dung định hướng nghiên cứu lý luận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng... cho các sở, ban, ngành căn cứ để xây dựng kế hoạch nghiên cứu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảng dạy - học tập lý luận chính trị trong trường học; phối hợp với các ban, ngành liên quan đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên, giáo viên giảng dạy các môn lý luận chính trị đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; chỉ đạo các trường học trong tỉnh triển khai thực hiện công tác lý luận và định hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện của ngành.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo, đài trong tỉnh tuyên truyền có hiệu quả công tác lý luận trong tình hình mới.
3. Sở Tài chính: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ, các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác nghiên cứu, đào tạo.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Xây dựng kế hoạch, tham gia thẩm định các đề án, theo dõi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý luận.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp chỉ đạo việc xây dựng và nâng cao chất lượng văn hóa, xã hội.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng kế hoạch tăng cường ngân sách hoạt động cũng như đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, lý luận của các địa phương, đơn vị.
7. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau: Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 42-CTr/TU ngày 11/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.