ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6423/KH-UBND |
Cần Giờ, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện về phê duyệt Chương trình công tác của Phòng Kinh tế năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 1223/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế năm 2020;
Trong thời gian qua, trên địa huyện có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đa dạng hóa mô hình sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhằm tổng kết đánh giá mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế để nhân rộng, phát triển, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch tổ chức tổng kết đánh giá các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn huyện với nội dung như sau:
1. Mục đích:
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất kinh doanh để cho người dân nhận thấy hiệu quả kinh tế của từng mô hình sản xuất kinh doanh, từng đối tượng nuôi; trên cơ sở đó, người dân có sự lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh, đối tượng nuôi phù hợp điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, Trình độ kỹ thuật của từng người dân để áp dụng vào trong sản xuất, khuyến khích người dân nhân rộng, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Với điều kiện sản xuất, kinh doanh hiện nay của người dân, việc tổ chức hội nghị tổng kết để các cơ quan chức năng có liên quan, thảo luận, đánh giá, nhằm đưa ra giải pháp phát triển sản xuất lãnh doanh trong thời gian tới; đề xuất các mô hình sản xuất kinh doanh, đối tượng nuôi phù hợp điều kiện sản xuất cho từng đối tượng là hộ có điều kiện kinh tế, hộ khá và hộ nghèo trên địa bàn huyện.
2. Yêu cầu:
- Việc tổ chức tổng kết bám sát các mô hình sản xuất kinh doanh của người dân.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức nâng, các đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn huyện trong việc đánh giá tính hiệu quả của các mô hình sản xuất, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tích cực vận động các hộ nông dân tham dự.
1. Chương trình hội nghị:
- Tham quan trưng bày sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chế biến nông sản; sản phẩm, chế phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản.
- Tiết mục văn nghệ đầu giờ.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Trình chiếu video clip.
- Báo cáo đề dẫn mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả để khuyến khích nhân rộng.
- Báo cáo tham luận của các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
- Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm của các hộ nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Phát biểu kết luận của Thường trực Ủy ban nhân dân huyện.
- Khen thưởng.
- Bế mạc Hội nghị.
2. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự:
2.1. Thời gian: Dự kiến tổ chức trong tháng 12 năm 2020.
2.2. Địa điểm: Hội trường A - Ủy ban nhân dân huyện.
2.3. Thành phần tham dự: khoảng 150 đại biểu.
a) Cấp thành phố: Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông thành phố.
b) Cấp huyện:
- Thường trực Huyện ủy.
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện.
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện.
- Các phòng ban của huyện, Hội Nông dân huyện, Hội Nghề cá huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
- Trạm Khuyến nông, Trạm Thủy sản An Nghĩa, Trạm Chăn nuôi và Thú y Cần Giờ.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Cần Giờ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Phòng Giao dịch Cần Giờ.
- Đại diện các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
3. Khen thưởng:
Đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đề xuất khen thưởng cá nhân tiêu biểu có mô hình sản xuất dạt hiệu quả kinh tế như mô hình trong nuôi trong thủy sản, mô hình sản xuất nông nghiệp, mô hình trong chế biến hải sản khô (mỗi xã, thị trấn 02 cá nhân); gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng (bao gồm công văn đề nghị, báo cáo tóm tắt thành tích của cá nhân, biên bản cuộc họp) về Phòng Kinh tế để tổng hợp, trình Thường trực Ủy ban nhân dân huyện; hoàn thành chậm nhất ngày 11 tháng 12 năm 2020.
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện:
- Phát hành thư mời đến các địa biểu tham dự.
- Phối hợp Phòng Kinh tế, Trung tâm Văn hóa huyện chuẩn bị hội trường, âm thanh, ánh sáng, máy chiếu phục vụ Hội nghị.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện dự thảo báo cáo đề dẫn mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả để khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện
- Trình chiếu video clip mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả trên địa bàn huyện.
- Kiểm tra nội dung báo cáo tham luận của các đơn vị, tổng hợp, in ấn đóng cuốn tài liệu, phân công đội ngũ phục vụ, điều hành Hội nghị. Tiếp nhận video clip từ Đài Truyền thanh huyện, phục vụ trình chiếu Hội nghị.
- Phối hợp Phòng Nội vụ hướng dẫn tiêu chí khen thưởng.
- Lập dự trù kinh phí tổ chức Hội nghị, trưng bày sản phẩm nông nghiệp.
- Tổng hợp tài liệu phục vụ Hội nghị, trình Thường trực Ủy ban nhân dân huyện kiểm duyệt trước ngày 14 tháng 12 năm 2020.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Thẩm định dự trù kinh phí thực hiện hội nghị tổng kết, hướng dẫn Phòng Kinh tế thanh quyết toán theo đúng định.
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế hướng dẫn các tiêu chí đề nghị khen thưởng; thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện xét khen thưởng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và chế biến thủy sản hải sản khô trên địa bàn huyện trong năm 2020; hoàn thành chậm nhất ngày 11 tháng 12 năm 2020.
- Điều hành phần khen thưởng tại Hội nghị.
Chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế xây dựng video clip về hoạt động sản xuất sản xuất các mô hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, chú trọng giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, để nhân rộng cho người dân trên địa bàn huyện; bàn giao cho Phòng Kinh tế trước ngày 11 tháng 12 năm 2020.
- Chủ trì, phối hợp Phòng Kinh tế trang trí hội trường, phông chữ Hội nghị, lắp đặt các bảng thông tin về hình ảnh mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, đồng thời tổ chức triển lãm tại nơi tổ chức Hội nghị trước 01 ngày. Thực hiện các tuyết mục văn nghệ đầu giờ.
- Chuẩn bị người dẫn chương trình Hội nghị.
7. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, các hộ sản xuất nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi tham dự Hội nghị tổng kết. Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa, Thạnh An: vận động ít nhất 30 hộ dân tham dự (mỗi xã, thị trấn là 10 người) tham dự Hội nghị.
- Ủy ban nhân dân các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn: vận động ít nhất 60 hộ dân nuôi trồng thủy sản, cơ sở kinh doanh sản xuất (mỗi xã là 15 người) tham dự Hội nghị.
8. Đề nghị Hội Nông dân huyện, Hội Nghề cá huyện:
Vận động 25 hội viên Hội Nông dân, 25 hội viên Hội Nghề cá tham dự Hội nghị. Tổng hợp các ý kiến tham gia phát biểu thảo luận của hội viên gửi về Phòng Kinh tế chậm nhất ngày 11 tháng 12 năm 2020.
9. Phân công báo cáo tham luận tại Hội nghị:
9.1. Đề nghị Trung tâm Khuyến nông thành phố tham luận chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đánh giá kết thực hiện mô hình thử nghiệm, trình diễn để khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện.
9.2. Đề nghị Chi cục Thủy sản thành phố tham luận giải pháp nâng hiệu quả sản xuất trong liên kết giá trị sản xuất chuỗi, đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm trong chuỗi liên kết cung ứng cho thị trường tiêu thụ.
9.3. Đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố tham luận giải pháp tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc thú thủy sản, đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất.
9.4. Đề nghị Hội Nông dân huyện tham luận về vận động nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư sản xuất.
9.5. Đề nghị Hội Nghề cá huyện tham luận về vận động nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản hiệu quả.
9.6. Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn tham luận về thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn.
Đề nghị các đơn vị được phân công gửi báo cáo tham luận về Phòng Kinh tế chậm nhất ngày 11 tháng 12 năm 2020.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả để khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện Cần Giờ. Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện./.
|
CHỦ
TỊCH |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-UBND |
Cần Giờ, ngày tháng 11 năm 2020 |
ĐỀ DẪN MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẠT HIỆU QUẢ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH NHÂN RỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Kính thưa: ............................................................................................................
...............................................................................................................................
Trước hết, cho phép tôi thay mặt Thường trực Ủy ban nhân dân huyện huyện chào mừng và cảm ơn các đồng chí đã sắp xếp thời gian công việc về tham dự đầy đủ buổi hội nghị tổng kết mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, để khuyến khích nhân rộng cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.
Kính thưa các vị đại biểu
Huyện Cần Giờ có diện tích đất tự nhiên là 70.445,33 ha, chiếm trên 33% diện tích đất tự nhiên của thành phố; trong đó diện tích rừng ngập mặn trên 34.763,64 ha, chiếm trên 49,34% diện tích đất tự nhiên của huyện. Là huyện duy nhất của thành phố có bờ biển dài trên 20 km, kéo dài từ vịnh Đồng Tranh sang vịnh Gành Rái. Nguồn lợi thủy sản từ biên chủ yếu là đánh bắt, khai thác thủy sản, bên cạnh đó còn có nuôi trồng thủy sản, làm muối. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích mặt nước lên đến gần 23.000 ha sử dụng cho đánh bắt thủy hải sản vùng ven bờ, 21.000 ha mặt nước sông rạch nội địa, 10.000 ha đất nông nghiệp và mặt nước sông, rạch có khả năng nuôi trồng thủy sản lợ, mặn và 1.500 ha đất sản xuất muối; tất cả đã và đang tạo ra thu nhập thường xuyên cho trên 50% nông dân trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện triển khai nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Mặt khác, có những hộ dân đã mạnh dạng đầu tư thực hiện mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, cụ thể: trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có mô hình sản xuất nghêu giống, của giống, sò giống, nuôi tôm thâm canh, bán canh thâm, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi cá dứa, nuôi của...; trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có các mô hình trồng xoài theo chuẩn VietGAP, trồng rau an toàn, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, mô hình chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học, trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp có các mô hình chế biến hải sản khô. ..Thực hiện Đề án tài cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020. Ủy ban nhân dân huyện phối hợp các sở, ngành, các đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ nhiều đối tượng, mô hình sản xuất hiệu quả và triển khai nhân rộng trong nhân dân góp phần tăng giá trị ngành thủy sản. Trong năm 2020, giá trị sản xuất thủy sản ước đạt gần 2.065 tỷ đồng, bằng 989% so cùng kỳ và bằng 91,4% kế hoạch; giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 181,8 tỷ đồng, bằng 110,2% so cùng kỳ và băng 98,3% kế hoạch; Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp: ước dạt 454,7 tỷ đồng, bằng 100% so cùng kỳ và bằng 89,6% kế hoạch; Thương mại - Dịch vụ: Tổng doanh thu ước đạt 18.355,3 tỷ đồng, bằng 109,3% so cùng kỳ và đạt 84,4% kế hoạch.
Kính thưa các vị đại biểu!
Cuộc Hội nghị hôm nay tổ chức nhằm đánh giá, tổng kết lại các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả trên địa bàn huyện, để các đơn vị chức năng gặp gỡ, thảo luận các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, trong hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, từ đó tìm ra những giải pháp, phương án giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn huyện. Hơn thế nữa đây là cơ hội để chúng ta bàn về các mô hình sản xuất kinh doanh, đối tượng nuôi, mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả có thể tiếp tục được nghiên cứu, theo dõi, tổ chức nuôi thử nghiệm, trình diễn, và nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao để khuyến khích cho bà con nông dân áp dụng và nhân rộng trong thời gian tới.
Thưa các vị đại biểu !
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, đến nay có sự chuyển biến tích cực, các mô hình sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế, sản phẩm nông nghiệp được công nhận nhãn hiệu trên thị trường như yến sào Cần Giờ, khô cá dứa, xoài cát Cần Giờ. Bên cạnh đó, sản phẩm khô cá dứa, tôm nước lợ, xoài cát Cần Giờ đang hoàn tất thủ tục đăng ký sản phẩm Chương trình OCOP của thành phố. Cho nên, cần phải chú trọng sản xuất các đối tượng nuôi để nâng cao chất lượng, đạt sản lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể khuyến khích người dân triển khai nhân rộng sản xuất trong thời gian tới, cụ thể như sau:
- Về mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao: Có sự chuyển biến đáng kể, những năm gần đây người dân đã mạnh dạng đầu tư mô hình nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất như công nghệ nuôi tôm Bioflot qua 02 giai đoạn, mô hình nuôi tôm trên bể tròn tuần hoàn nước, mô hình nuôi tôm trải bạt đáy ao mật độ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao, với định mức đầu tư 01 ha mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao 1,7 tỷ đồng, hiệu quả mang lại trung bình đạt từ 670-700 triệu đồng/ha (tăng 300-350 triệu đồng/ha so với mô hình nuôi tôm truyền thống), năng suất trung bình đạt 17 tấn/ha mặt nước nuôi (tăng 50% năng suất so với mô hình truyền thống). Tính đến nay, toàn huyện có 125 ha diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đây là mô hình kiểm soát được môi trường ao nuôi, bệnh trên thủy sản, nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư, mang lại hiệu kinh tế cao, có thể khuyến khích người dân triển khai nhân rộng, áp dụng cho những hộ dân có điều kiện kinh tế, hạ tầng đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, có trình độ, kinh nghiệm trong sản xuất.
- Bên cạnh con tôm là đối tượng nuôi chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nuôi trông thủy sản, còn có đối tượng nuôi, mô hình nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi dứa thương phẩm, đã được Trung tâm Khuyến nông thành phố, Phòng Kinh tế nuôi thử nghiệm, trình diễn, đánh giá hiệu quả kinh tế, và đã được hộ dân nhân rộng sản xuất, cho thấy mô hình đạt năng suất cao từ 25-30 tân/ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao, với định mức đầu tư 01 ha mô hình nuôi cá dứa 1,6 tỷ đồng, hiệu quả kinh tế mang lại trung bình đạt từ 800-900 triệu đồng/ha, tuy thời gian nuôi kéo dài so với các đối tượng nuôi khác, nhưng đây là đối tượng nuôi tiềm năng, ít xảy ra bệnh. Đến nay, toàn huyện đã nhân rộng trên 28 ha/24 hộ nuôi, sản lượng thu hoạch xoay vòng hàng năm đạt trên 150 tấn/năm. Mặt khác, ngoài bán sản phẩm tươi sống, hiện nay cá dứa được dùng làm khô và đã được công nhận nhãn hiệu sản phẩm khô cá dứa Cần Giờ, đang hoàn thành thủ tục đăng ký sản phẩm khô cá dứa tham gia Chương trình OCOP của thành phố, đó cơ hội quảng bá sản phẩm khô cá dứa trên thị trường tiêu thụ, và là cơ sở tiếp tục khuyến khích người dân nhận rộng, phát triển thêm diện tích sản xuất trong thời gian tới.
- Mô hình chế biến hải sản khô: Trong những năm gần đây, mô hình chế biến hải sản khô là một trong những mô hình làm tăng giá trị sản phẩm thủy hải sản trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở chế biến thủy hải sản, đảm bảo quy trình sản xuất, bảo quản sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, mô hình này làm phát huy thế mạnh của nghề khai thủy sản biển của huyện, tạo việc làm lao động tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế tương đối ổn định cho cơ sở, hộ gia đình chế biến hải sản khô, trung bình lợi nhuận đạt từ 05-07 triệu đồng cho mẻ cá làm khô khoảng 300kg, tỷ suất lợi nhuận 36,34%. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 20 cơ sở chế biến, một trong những sản phẩm chế biến làm khô đến nay có được công nhận hiệu là khô cá dứa Cần Giờ, đó lợi thế cho các cơ sở chế tiếp cận đến thị trường tiêu thụ như siêu thị, bên cạnh đó mặc hàng khô hải sản được được nhiều khách du lịch ưa chuộng chọn làm quà cho người thân và gia đình, mô hình nay có thể khuyến khích cho người dân mở rộng thêm sản xuất, nhận rộng trên địa bàn huyện.
- Mô hình trồng xoài cát theo tiêu chuẩn VietGAP: Mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, sản lượng của mô hình này tương đối cao đạt từ 8-9 tấn/ha (cao hơn 3-4 tấn/ha so với mô hình truyền thống), đảm bảo các tiêu chí về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, không tồn dư hóa chất trong sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện nay, toàn huyện có 225 ha diện tích trồng xoài, trong đó 24,74 ha diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại hiệu kinh tế cho người dân trên địa bàn và sẽ tiếp tục được triển khai và nhân rộng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sản phẩm xoài cát Cần Giờ là một trong những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, đang hoàn thành thủ tục đăng ký sản phẩm xoài cát Cần Giờ tham gia Chương trình OCOP của thành phố.
- Mặt khác, ngoài mô hình có mức đầu tư cao áp dụng cho hộ dân có điều kiện kinh tế, hạ tầng xây dựng hoàn chỉnh, bên cạnh đó có mô hình nuôi trồng thủy sản có vốn đầu tư thấp có thể áp dụng cho những hộ dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có mô hình nuôi của thương phẩm tương đối phù hợp, đây là mô hình nuôi đã được Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản thành phố tổ chức trình diễn trong nhiều năm qua trên địa bàn huyện. Qua đánh giá kết quả trình diễn mô hình nuôi của thương phẩm đã mang hiệu quả kinh tế tương đối ổn định, với định mức đầu tư vốn lưu động 65 triệu đồng/ha đối với những hộ dân sẵn có ao nuôi, hiệu quả mang lại trung bình đạt 45 triệu đồng/ha. Tính đến nay, toàn huyện có trên 110 ha diện tích nuôi của thương phẩm, mô hình này có mức đầu tư thấp, hiệu quả kinh mang lại tương đối ổn định, bên cạnh đó lợi thế của hộ nuôi là hiện nay trên địa bàn huyện đã có cơ sở sản xuất giống tại chỗ, thời gian vận chuyển rút ngắn, thích ghi điều kiện độ mặn, tăng tỷ lệ sống cho hộ nuôi.
Bên cạnh các mô hình sản xuất hiệu quả có thể nhân rộng cho người dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới, cùn có những mô hình sản xuất kinh doanh cần phải tiếp tục được nghiên cứu, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện để có thể nhân rộng trong thời gian tới, trong lĩnh vực nông nghiệp có các mô hình như trồng dưa lưới trong nhà màng, trồng rau an toàn, trồng rau thủy canh; trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có các mô hình nuôi như mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao đất, mô hình nuôi cá Hồng Mỹ trong bể tròn...
Kính thưa các vị đại biểu!
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới, trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng đến phát triển nông nghiệp đô thị, từng bước nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, bên cạnh đó một trong những yếu tố quan trọng là năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phải từng bước được nâng lên. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi đó, với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, hội nghị cần làm rõ các nội dung sau:
Thứ nhất, thực trạng công tác sản xuất kinh doanh, công tác khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Tập trung làm rõ các kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai nhận rộng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn trong công tác thực hiện khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn.
Thứ hai, Làm thế nào nâng cao nhận thức của người dân, để người dân thấy được việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản là yêu cầu cần thiết, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.
Thứ ba, phải có giải pháp nâng cao hàm lượng ứng dụng khoa học ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất được nâng tầm lên, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của thị trường.
Kính thưa các vị đại biểu!
Để làm sáng tỏa các vấn đề hội nghị cần quan tâm đến phát triển những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả trên địa bàn huyện, từ đó có thể khuyến khích nhân rộng cho người dân trên địa bàn, các đơn vị tham dự hội nghị có những tham luận, nhằm đánh giá kết quả triển khai thực phát triển mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn như sau:
1. Trung tâm Khuyến nông thành phố, tham luận chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đánh giá kết thực hiện mô hình thử nghiệm, trình diễn để khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện.
2. Chi cục Thủy sản thành phố, tham luận giải pháp nâng hiệu quả sản xuất trong liên kết giá trị sản xuất chuỗi, đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm trong chuỗi liên kết cung ứng cho thị trường tiêu thụ.
3. Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố, tham luận giải pháp tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc thú thủy sản, đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất.
4. Đề nghị Hội Nông dân huyện, tham luận về vận động nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư sản xuất.
5. Đề nghị Hội Nghề cá huyện, tham luận về vận động nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản hiệu quả.
6. Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn, tham luận về thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn.
Cuối cùng kính chúc các quý vị đại biểu tham dự hội nghị sức khoẻ. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.