ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 3 năm 2019 |
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 16/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 theo TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm và QCVN 02-30:2018/BNNPTNT về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - Yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Xây dựng, hoàn thiện, duy trì các chợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có kinh doanh thực phẩm đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm và QCVN 02-30:2018/BNNPTNT về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - Yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm; góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (sau đây gọi là chợ kinh doanh thực phẩm).
- Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và đơn vị quản lý, khai thác chợ trong việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm.
- Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng chợ theo hướng văn minh, hiện đại; thu hút đầu tư xây dựng chợ từ nguồn xã hội hóa gắn với việc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.
2. Yêu cầu
- Chợ kinh doanh thực phẩm phải nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quản lý, kinh doanh, khai thác theo quy định của pháp luật.
- Việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm được thực hiện theo quy định; đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ, đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và người tiêu dùng. Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, đúng nội dung, tiến độ, tạo chuyển biển rõ nét đối với công tác quản lý an toàn thực phẩm tại chợ.
- Phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan, làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các chợ kinh doanh thực phẩm. Phấn đấu đến hết năm 2020, 100% các chợ có kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 và QCVN 02-30:2018/BNNPTNT và các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm; góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến hết năm 2019
- Có 168 chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm phù hợp với TCVN 11856:2017 ; trong đó có 02 chợ hạng 1,166 chợ hạng 2 và hạng 3.
- Hoàn thành việc công bố hợp quy đối với Chợ đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương phù hợp với QCVN 02-30:2018/BNNPTNT.
- Duy trì 35 chợ kinh doanh thực phẩm đã được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm phù hợp với TCVN 11856:2017 .
b) Đến hết năm 2020
- Có 190 chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm phù hợp với TCVN 11856:2017 ; trong đó có 04 chợ hạng 1, 186 chợ hạng 2 và hạng 3.
- Duy trì các chợ kinh doanh thực phẩm đã được công bố họp chuẩn, công bố hợp quy đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại TCVN 11856:2017 và QCVN 02-30:2018/BNNPTNT và các quy định có liên quan.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai xây dựng chợ
a) Sở Công Thương
- Chỉ đạo đơn vị quản lý chợ, Ban Quản lý chợ hạng 1 triển khai thực hiện các tiêu chí về chợ kinh doanh thực phẩm, hướng dẫn công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm phù hợp với TCVN 11856:2017 (năm 2019: 02 chợ, năm 2020: 04 chợ).
- Đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đơn vị quản lý chợ thành lập Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát an toàn thực phẩm tại các chợ và hoàn thiện các tiêu chí về chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 để công bố hợp chuẩn theo quy định.
- Hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác các chợ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo đơn vị quản lý chợ, Ban Quản lý Chợ đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương rà soát, hoàn thiện các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối theo quy định tại QCVN 02-30:2018/BNNPTNT để công bố hợp quy trong năm 2019.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Khẩn trương chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị quản lý chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn quản lý thành lập, kiện toàn Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát an toàn thực phẩm tại chợ và xây dựng nội quy, quy chế chợ theo quy định; chỉ đạo triển khai thực hiện, hoàn thiện các yêu cầu về an toàn thực phẩm trong chợ; đôn đốc công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm phù hợp với TCVN 11856:2017.
- Thực hiện xóa bỏ và cương quyết không để xảy ra tình trạng tái chiếm, hoạt động trở lại của các chợ cóc, chợ tự phát không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2258/UBND-KTTC ngày 28/12/2019; chủ động rà soát, đề xuất xóa bỏ, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chợ phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương cũng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Sở Thông tin và Truyền thông định hướng công tác thông tin, tuyên truyền; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tăng thời lượng, tần suất phát sóng, số lượng tin bài, kịp thời tuyên truyền chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng quy định của pháp luật; thực hiện công khai các hành vi vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại các chợ.
b) Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát an toàn thực phẩm tại chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ, tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý.
c) Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh in ấn, treo các biển có thông tin về đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm an toàn thực phẩm và địa chỉ phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tại các chợ.
d) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý và các quy định về kinh doanh thực phẩm an toàn, các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 trên hệ thống truyền thanh của huyện; kịp thời công khai các hành vi vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh trong chợ để răn đe và định hướng cho người dân lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
- Triển khai, thực hiện công tác tập huấn, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát an toàn thực phẩm tại chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ; tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong chợ
a) Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại các chợ theo phân cấp quản lý, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp đối tượng thanh tra, kiểm tra; định kỳ hàng tháng giám sát an toàn thực phẩm tại chợ theo phân cấp quản lý.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại Chợ đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương theo quy định; định kỳ hàng tháng giám sát việc thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm theo QCVN 02-30:2018/BNNPTNT tại chợ.
c) Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế trong việc sử dụng xe ô tô chuyên dùng kiểm tra an toàn thực phẩm để xét nghiệm các sản phẩm thực phẩm tại chợ.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội và Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh Thanh Hóa
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quá trình xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm; tăng cường công tác giám sát về an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân kiên quyết xóa bỏ và ngăn chặn việc phát sinh chợ cóc, chợ tự phát không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
e) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; định kỳ hàng tháng giám sát an toàn thực phẩm tại chợ theo phân cấp quản lý.
- Chỉ đạo đơn vị quản lý chợ thường xuyên kiểm soát, thực hiện và duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm, các điều kiện an toàn thực phẩm tại chợ; kiểm soát các sản phẩm thực phẩm trước khi đưa vào kinh doanh trong chợ, như: Kiểm soát nguồn gốc xuất xứ (tên loại sản phẩm, số lượng, tem, nhãn, hóa đơn, sổ sách ghi chép mua bán, giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm ban đầu nhỏ lẻ...); kiểm tra cảm quan chất lượng sản phẩm hoặc thực hiện xét nghiệm nhanh sản phẩm thực phẩm, gửi mẫu thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo an toàn đến các đơn vị kiểm nghiệm có chức năng (nếu có); báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại chợ.
4. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm tại chợ
a) Sở Công Thương hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị quản lý chợ xây dựng, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ đáp ứng các tiêu chí về chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 và hướng dẫn mua sắm trang thiết bị kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm cho Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát an toàn thực phẩm tại chợ để giám sát các sản phẩm thực phẩm trước khi đưa vào kinh doanh trong chợ.
b) Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh mua sắm, cung cấp trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường cho các sở, ngành, địa phương phục vụ công tác kiểm soát sản phẩm thực phẩm trước khi đưa vào kinh doanh tại chợ.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, trang bị dụng cụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ (đối với chợ chưa chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác) hoặc hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, trang bị dụng cụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ (đối với chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác) trên địa bàn quản lý, đảm bảo các yêu cầu theo quy định; đầu tư trang thiết bị kiểm tra nhanh về an toàn thực phẩm cho Ban Quản lý chợ để giám sát thực phẩm trước khi đưa vào kinh doanh tại chợ.
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ động sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán đầu năm, kinh phí lồng ghép trong chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh và huy động nguồn kinh phí xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức, cá nhân gắn với việc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
1. Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện Kế hoạch; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng quý, 06 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả triển khai thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để được xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.