ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6200/KH-SGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2012
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 12 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 103/2009/QĐ-UB ngày 24/9/2009 và Quyết định số 11/2012/QĐ-UB ngày 22/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 103/2009/QĐ-UB ngày 24/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội Ban hành Quy định về Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội; Căn cứ Quyết định số 91/2009/QĐ-UB ngày 22/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội Ban hành quy định về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hà Nội;
Căn cứ chỉ tiêu biên chế các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao năm 2012;
Theo đề nghị của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu tuyển viên chức năm 2012;
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội năm 2012 như sau:
Tuyển dụng bổ sung viên chức làm công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đúng cơ cấu; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức ngành giáo dục chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Thành phố.
Việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đảm bảo công khai, khách quan, dân chủ, công bằng và đúng quy định của pháp luật.
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 817 chỉ tiêu, trong đó:
1. Giáo viên THPT (mã ngạch 15.113): 516 chỉ tiêu;
2. Giáo viên Trung tâm GDTX (mã ngạch 15.113): 40 chỉ tiêu;
3. Giáo viên Trung tâm GDKT-TH (mã ngạch 15.113): 17 chỉ tiêu;
4. Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp (mã ngạch 15.113): 57 chỉ tiêu;
5. Giáo viên các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trực thuộc Sở: 43 chỉ tiêu;
Trong đó:
5.1. Giáo viên trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị (mã ngạch 15.115): 4 chỉ tiêu;
5.2. Giáo viên trường mầm non B (mã ngạch 15.115): 3 chỉ tiêu;
5.3. Giáo viên trường Mầm non thực hành Linh Đàm (thuộc trường trung cấp sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ HN, mã ngạch 15.115): 18 chỉ tiêu
5.4. Giáo viên trường Tiểu học Bình Minh (mã ngạch 15.114): 6 chỉ tiêu
5.5. Giáo viên trường PTCS Xã Đàn: 4 chỉ tiêu (4 chỉ tiêu THCS mã ngạch 15a.202);
5.6. Giáo viên trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu: 8 chỉ tiêu
(5 chỉ tiêu THCS mã ngạch 15a.202, 3 chỉ tiêu tiểu học mã ngạch 15.114);
6. Phóng viên tạp chí giáo dục thủ đô: 1 chỉ tiêu;
7. Kiến trúc sư Ban quản lý dự án Sở GD&ĐT: 1 chỉ tiêu;
8. Kỹ sư kinh tế xây dựng Ban quản lý dự án Sở GD&ĐT: 1 chỉ tiêu;
9. Nhân viên: Tổng chỉ tiêu tuyển dụng: 141 chỉ tiêu;
Cụ thể số lượng chức danh các ngạch cần tuyển như sau:
- Cán bộ thiết bị: 49 chỉ tiêu; - Nhân viên thư viện: 12 chỉ tiêu;
- Nhân viên y tế: 28 chỉ tiêu; - Nhân viên kế toán: 6 chỉ tiêu;
- Nhân viên thủ quỹ: 14 chỉ tiêu - Kỹ sư tin học: 3 chỉ tiêu;
- Nhân viên văn thư: 29 chỉ tiêu;
(Có biểu chi tiết kèm theo).
III. Điều kiện đăng ký dự tuyển:
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đều được đăng ký dự tuyển:
1.1. Có quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội;
Trường hợp người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội được đăng ký dự tuyển nếu là thủ khoa xuất sắc được UBND Thành phố cấp bằng khen đúng chuyên ngành cần tuyển dụng;
1.2. Từ đủ 18 tuổi trở lên;
1.3. Có đơn đăng ký dự tuyển;
1.4. Có lý lịch rõ ràng;
1.5. Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
1.6. Yêu cầu về trình độ:
1.6.1. Thí sinh đăng ký tuyển dụng giáo viên THPT, TCCN, Trung tâm GDKT-TH và GDTX (mã ngạch 15.113):
Tất cả thí sinh đăng ký dự tuyển phải tốt nghiệp hệ chính quy của trường Đại học sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy các trường công lập đúng chuyên ngành đăng ký dự tuyển và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Ngoài ra thí sinh đăng ký dự tuyển giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng - an ninh phải đúng chuyên ngành Giáo dục quốc phòng; Trường hợp các chuyên ngành khác như: Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Thể dục thể thao thì phải có chứng chỉ giáo viên Giáo dục quốc phòng. Chú ý:
+ Thí sinh không học chuyên ngành sư phạm trong trường ĐHSP thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
+ Không tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tốt nghiệp đại học theo hình thức liên thông.
1.6.2. Thí sinh đăng ký tuyển dụng giáo viên trường Tiểu học Bình Minh, PTCS Nguyễn Đình Chiểu và trường PTCS Xã Đàn phải tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập và được đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng về giáo dục đặc biệt để dạy lớp hòa nhập.
Giáo viên THCS (mã ngạch 15a.202): Có trình độ Cao đẳng sư phạm trở lên: Giáo viên Tiểu học (mã ngạch 15.114): Có trình độ Trung cấp sư phạm trở lên;
1.6.3. Thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên mầm non (mã ngạch 15.115) phải tốt nghiệp hệ chính quy trình độ từ trung cấp sư phạm Mầm non trở lên.
1.6.4. Viên chức làm phóng viên (xếp ngạch phóng viên, mã ngạch: 17.144): Phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí hạng khá trở lên.
1.6.5. Viên chức làm Kiến trúc sư: (xếp ngạch Kiến trúc sư, mã ngạch: 12.089)
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiến trúc công trình, có kinh nghiệm công tác ít nhất là 2 năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc tại các ban quản lý dự án.
1.6.6. Viên chức làm kỹ sư kinh tế xây dựng: (xếp ngạch Kỹ sư, mã ngạch: 13.095)
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế xây dựng, đã từng tham gia lập, kiểm tra, thẩm định dự toán thiết kế thi công, quyết toán công trình ít nhất là 2 năm.
1.6.7. Viên chức làm nhân viên:
- Viên chức làm công tác thư viện (xếp ngạch Thư viện viên trung cấp, mã ngạch: 17.171): Tốt nghiệp Trung cấp chyên nghiệp trở lên, chuyên ngành thư viện.
- Viên chức làm công tác văn thư (xếp ngạch Cán sự văn thư, mã ngạch: 01.004): Tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên, chuyên ngành: Văn thư lưu trữ, hành chính văn thư, Thư ký văn phòng, hành chính văn phòng, tin học văn phòng.
- Viên chức làm công tác Y tế trường học (xếp ngạch Điều dưỡng trung cấp, mã ngạch: 16b.121): Tốt nghiệp Trung cấp y tế trở lên, thuộc ngành Điều dưỡng, Y sỹ đa khoa hoặc Y sỹ y học cổ truyền.
- Viên chức làm công tác Kế toán (xếp ngạch Kế toán viên trung cấp, mã ngạch: 06.032): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kế toán.
- Viên chức làm công tác Thủ quỹ (xếp ngạch Thủ quỹ cơ quan, đơn vị, mã ngạch: 06.035): Tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên, ngành kế toán.
- Viên chức làm công tác Thiết bị (xếp ngạch Kỹ sư, mã ngạch: 13.095):
Tốt nghiệp Đại học trở lên có chuyên ngành được đào tạo là 1 trong các môn học được giảng dạy ở đơn vị đăng ký dự tuyển và phải có chứng chỉ về nghiệp vụ công tác thiết bị ở trường trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nội dung, chương trình, thời gian khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thiết bị trường THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành).
- Viên chức làm kỹ sư tin học (xếp ngạch Kỹ sư, mã ngạch: 13.095): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tin học hoặc công nghệ thông tin hoặc khoa học máy tính.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
2.1. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
2.2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
3. Tiêu chuẩn điều kiện bổ sung đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường chuyên và trường có lớp chuyên:
- Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam;
- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ;
- Trường THPT Chu Văn An;
- Trường THPT Sơn Tây.
Ngoài điều kiện chung, thí sinh đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên môn từ hạng khá trở lên hoặc có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành cần tuyển.
Người đăng ký dự tuyển nộp 02 bộ hồ sơ gồm:
1. Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định tại thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ);
2. Bản khai sơ yếu lý lịch (theo mẫu có dán ảnh 4x6 và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan trực tiếp quản lý; Sơ yếu lý lịch có giá trị trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
3. Bản sao hợp lệ (công chứng hoặc chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển; giấy khai sinh; hộ khẩu; giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có):
- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
- Thương binh;
- Người hưởng chính sách như thương binh;
- Con liệt sỹ;
- Con thương binh;
- Con của người hưởng chính sách như thương binh;
- Người dân tộc ít người;
- Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
- Người dự tuyển là nữ (Căn cứ vào sơ yếu lý lịch).
Khi trúng tuyển phải trình bản gốc để đối chiếu.
4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận, huyện và tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển;
Hồ sơ được đựng trong túi bằng bìa cứng cỡ 14 cm x 32 cm có ghi danh mục các giấy tờ nộp và số điện thoại cần liên hệ.
Ghi chú:
- Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng dự tuyển vào một chỉ tiêu chuyên môn tại một đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng, thí sinh nào vi phạm sẽ không được dự tuyển hoặc bị hủy bỏ kết quả tuyển dụng.
- Thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu của chuyên ngành đăng ký tuyển dụng tính đến ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ sẽ không được nộp hồ sơ dự tuyển.
- Không nhận hồ sơ của thí sinh đến thời điểm nộp hồ sơ vẫn đang là cán bộ, công chức, viên chức.
- Khi thu hồ sơ thí sinh không phải nộp bảng điểm trong đó có điểm học tập trung bình toàn khóa. Bản chính bằng tốt nghiệp và bảng điểm trong đó có điểm học tập trung bình toàn khóa thí sinh sẽ nộp sau cho các hội đồng tuyển dụng theo lịch quy định.
V. Hình thức và nội dung tổ chức tuyển dụng.
1. Hình thức xét tuyển đặc cách:
1.1. Đối tượng: Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp hệ chính quy các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được UBND Thành phố cấp bằng khen đúng chuyên ngành cần tuyển dụng.
1.2. Nếu số người đủ điều kiện tiêu chuẩn xét tuyển đặc cách nêu trên nhiều hơn số chỉ tiêu cần tuyển tại đơn vị đăng ký dự tuyển thì người trúng tuyển là người có điểm học tập trung bình toàn khóa cao hơn.
Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự quy định trên thì Hội đồng tuyển dụng xét người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên nêu trong phần IV mục 3.
2. Sau khi xét tuyển đặc cách nếu đơn vị nào còn chỉ tiêu tuyển dụng thì sẽ tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển.
3. Nội dung xét tuyển:
3.1. Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển;
3.2. Kiểm tra, sát hạch phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
3.2.1. Đối với người đăng ký dự tuyển làm giáo viên: Áp dụng kiểm tra, sát hạch thông qua thực hành.
Nội dung thực hành gồm 2 phần:
- Phần thực hành 1 (PTH1): Soạn giáo án một tiết dạy trên lớp: Thời gian soạn giáo án: 60 phút.
- Phần thực hành 2 (PTH2): Giảng dạy trên lớp 1 tiết: Thời gian giảng dạy trên lớp tối đa 45 phút/ thí sinh.
+ Điểm mỗi phần thực hành được tính theo thang điểm 100;
+ Điểm thực hành (ĐTH) được tính như sau:
+ Điểm từng phần thực hành và điểm thực hành được làm tròn đến hàng đơn vị.
3.2.2. Đối với người đăng ký dự tuyển làm giáo viên dạy các trường chuyên và trường có lớp chuyên:
- Thí sinh phải làm thực hành theo đúng nội dung thực hành đã nêu tại phần V, mục 3, điểm 3.2.1.
- Ngoài ra thí sinh phải làm thêm phần thực hành 3 (PTH3) với nội dung kiểm tra kiến thức chuyên môn trong khoảng thời gian 90 phút. Điểm phần thực hành 3 được tính theo thang điểm 100.
Điểm thực hành (ĐTH) được tính như sau:
(Điểm từng phần thực hành và điểm thực hành được làm tròn đến hàng đơn vị).
3.2.3. Đối với người đăng ký tuyển dụng làm nhân viên:
Thí sinh phải làm một bài thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự tuyển, thời gian làm bài 90 phút.
Điểm bài thực hành là điểm thực hành (ĐTH).
3.2.4. Đối với người đăng ký dự tuyển vào làm viên chức của Tạp chí giáo dục thủ đô và Ban quản lý dự án Sở GD&ĐT: Áp dụng kiểm tra, sát hạch thí sinh thông qua phỏng vấn về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100 và là điểm thực hành (ĐTH).
4. Cách tính điểm
4.1. Điểm học tập (ĐHT):
Điểm học tập được xác định là Điểm học tập trung bình toàn khóa học tập của người dự tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
4.2. Điểm tốt nghiệp (ĐTN):
Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
4.3. Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100.
4.4. Điểm thực hành hoặc điểm phỏng vấn gọi là điểm thực hành (ĐTH) tính hệ số 2
4.5. Tổng điểm xét tuyển (TĐXT):
TĐXT = ĐHT + ĐTN + (ĐTH) X 2
Trường hợp người dự tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì:
TĐXT = (ĐHT) X 2 + (ĐTH) X 2.
5. Xác định người trúng tuyển
Hội đồng tuyển dụng xét duyệt người trúng tuyển theo chỉ tiêu từng ngạch dự tuyển của từng đơn vị.
5.1. Người trúng tuyển phải có đủ các điều kiện sau:
- Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp, và điểm thực hành mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có Tổng điểm xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu tuyển dụng.
5.2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có Tổng điểm xét tuyển bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có điểm thực hành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm thực hành bằng nhau thì xét người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên nêu trong phần IV mục 3.
VI. Thời gian và địa điểm tổ chức tuyển dụng
1. Thời gian: Trong tháng 8, tháng 9 năm 2012.
2. Địa điểm: Tại các đơn vị được giao chỉ tiêu tuyển dụng.
Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT/BTC-BNV ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức, viên chức và ngân sách các đơn vị tổ chức tuyển dụng.
1. Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT có trách nhiệm:
- Thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng trên đài PT-TH Hà Nội, báo Hà Nội mới, Website của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Số lượng chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển dụng; điều kiện, tiêu chuẩn; yêu cầu hồ sơ, hình thức, nội dung, thời gian địa điểm tổ chức tuyển dụng: thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; lệ phí tuyển dụng;
- Tổ chức phát hành đơn, sơ yếu lý lịch; tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng, thu lệ phí; hướng dẫn thí sinh điều chỉnh nguyện vọng; bàn giao hồ sơ và lệ phí tuyển dụng cho các đơn vị;
2. Các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho Hội đồng tuyển dụng của các trường và trung tâm có chỉ tiêu tuyển dụng;
3. Thanh tra Sở GD&ĐT có trách nhiệm phân công, điều động cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát thường trực tại các hội đồng tuyển dụng, kiểm tra công tác tuyển dụng; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền có liên quan đến tổ chức tuyển dụng viên chức ở các cơ sở giáo dục.
4. Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị sử dụng và bổ sung nguồn kinh phí đảm bảo phục vụ tốt cho công tác tuyển dụng.
5. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm:
- Thành lập Hội đồng tuyển dụng, các Ban giúp việc Hội đồng tuyển dụng theo quy định;
- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức tuyển dụng viên chức theo kế hoạch tuyển dụng được UBND thành phố phê duyệt, theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và theo đúng các quy định hiện hành;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
- Tổ chức kiểm tra, đối chiếu hồ sơ dự tuyển với hồ sơ gốc, ký hợp đồng làm việc theo quy định đối với thí sinh trúng tuyển.
- Báo cáo danh sách tuyển dụng về Sở Giáo dục & Đào tạo để kiểm tra phê duyệt và báo cáo UBND Thành phố.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Cơ sở Giáo dục báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.