ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6195/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 18 tháng 7 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Văn bản số 8050/BNN-VPĐP ngày 29/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn triển khai một số chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025; trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 116/TTr-SNN ngày 17/5/2023; ý kiến của Sở Tài chính tại Văn bản sổ 1642/STC-NS ngày 29/6/2023;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Khai thác, phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên du lịch của tỉnh gắn với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của tỉnh, tạo sự chuyển biến mới trong phát triển du lịch, xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách và chất lượng. Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn nhằm tạo sinh kế, việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng cung cấp dịch vụ, qua đó nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; phấn đấu đến năm 2025 có từ 1-2 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề và môi trường sinh thái; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
b) Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
c) Xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn cấp tỉnh; xây dựng thí điểm ít nhất 05 mô hình phát triển du lịch nông thôn theo các loại hình du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.
d) 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ;
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp; nâng cao nguồn nhân lực du lịch nông thôn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, người dân, cộng đồng và khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững trong xây dựng nông thôn mới, gồm:
a) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở khu vực nông thôn.
b) Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng nghề và kỹ năng mềm phục vụ du lịch: cung cấp dịch vụ ăn uống (nấu ăn, pha chế...), lưu trú (làm buồng, phòng...), ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp ứng xử, đón tiếp, thái độ phục vụ khách cho cộng đồng dân cư địa phương theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện; kết hợp với nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa về điểm du lịch và học hỏi kinh nghiệm về phát triển mô hình du lịch nông thôn tại các địa phương trong và ngoài nước.
2. Xây dựng các mô hình phát triển du lịch nông thôn:
a) Nâng cấp, đầu tư phát triển các điểm du lịch nông thôn gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, chuẩn hóa từ các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề và môi trường sinh thái, trong đó ưu tiên tập trung tại địa bàn nông thôn có tiềm năng phát triển mạnh về du lịch (thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, các huyện Lạc Dương, Lâm Hà), cụ thể:
- Hỗ trợ thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong không gian điểm du lịch.
- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các điểm du lịch (giao thông, hệ thống điện và nước sạch hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà vệ sinh, điểm và bãi đỗ xe, hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo, hạ tầng số và kết nối viễn thông, thu gom và xử lý rác, nước thải,..).
- Xây dựng và phát triển các hạ tầng dịch vụ (điểm dừng chân, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản địa phương, ăn uống, giải khát, vệ sinh,..) dọc theo tuyến đường giao thông gắn với điểm du lịch.
- Xây dựng các điểm, nhà trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm tại các tuyến đường chính, trạm dừng chân, các địa điểm thu hút khách du lịch.
b) Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng tại địa phương:
Xây dựng ít nhất 15 sản phẩm du lịch trải nghiệm quy trình sản xuất và chế biến một số nông sản đặc trưng của tỉnh, sản phẩm OCOP gắn với mô hình nghỉ dưỡng sinh thái, các tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại các vùng nông thôn (mô hình sinh thái kết hợp tham quan vườn trái cây, dược liệu, cà phê, rau, hoa gắn với trải nghiệm tham quan lòng hồ, thác nước, các điểm du lịch lân cận); mô hình du lịch làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch trải nghiệm, du lịch bản địa; mô hình du lịch sinh thái, du lịch canh nông kết hợp nghỉ dưỡng theo 3 cụm không gian du lịch, gồm: thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành đô thị du lịch; cụm du lịch thành phố Bảo Lộc và các vùng phụ cận; cụm du lịch các huyện phía Nam trở thành vệ tinh và phát triển điểm dừng chân, các điểm khu du lịch gắn với các tuyến giao thông chiến lược: Cụm cảng hàng không Liên Khương, Quốc lộ 20, đường Cao Tốc Giầu Dây - Tân Phú; Bảo Lộc - Liên Khương; Quốc lộ 27B; Tỉnh lộ 723, nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ trang thiết bị, máy móc, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản để phát triển, chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế của từng địa phương.
- Nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ.
- Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm đặc sản, truyền thống như: không gian văn hóa cồng chiêng gắn với ngành dệt thổ cẩm truyền thống, ủ rượu cần của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống, gắn với du lịch nông thôn.
c) Xây dựng mô hình chuỗi liên kết du lịch:
- Rà soát, lựa chọn các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” để định hướng cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm và trình độ chuyên nghiệp theo tiêu chí OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Lựa chọn các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có tiềm năng phát triển du lịch để cải tạo cảnh quan, không gian quanh khu vực sản xuất tạo tiền đề cho phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp (farmstay), du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa bản địa trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP “dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” theo quy định.
d) Xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững:
Lựa chọn và hỗ trợ xây dựng thí điểm các mô hình phát triển du lịch nông thôn theo các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm... Ưu tiên các mô hình có sản phẩm du lịch đặc sắc cho từng địa phương và có hiệu quả kinh tế; hướng tới việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch (nhà quản lý, doanh nghiệp lữ hành, cộng đồng và du khách,..) trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ; có áp dụng các giải pháp về chuyển đổi số; huy động sự tham gia của phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, cụ thể:
- Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh chú trọng tính kết nối của kết cấu hạ tầng.
- Phát triển năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động du lịch (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh học) để hỗ trợ trong việc sản xuất, kinh doanh.
- Đầu tư hệ thống thu gom, phân loại và tái chế nhằm tái sử dụng nước thải, rác thải cho các mục đích khác nhau.
- Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống, gắn với du lịch nông thôn.
3. Truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn:
a) Xây dựng, in ấn, phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch nông thôn. Quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin, đại chúng, các trang quảng bá du lịch của tỉnh và phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương quảng bá chương trình du lịch của tỉnh; tăng cường quảng bá du lịch nông thôn thường xuyên trên Báo Lâm Đồng, Đài phát thanh truyền hình Lâm Đồng, trang thông tin du lịch của tỉnh, Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh,..
b) Triển khai vận động doanh nghiệp hướng đến sản xuất quà lưu niệm xanh, vật liệu thân thiện môi trường để quảng bá, xúc tiến du lịch xanh.
c) Quảng bá các sản phẩm du lịch nông thôn tại các lễ hội của tỉnh như: Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội trà tại thành phố Bảo Lộc, các lễ hội du lịch hàng năm của tỉnh,..
d) Khai thác thế mạnh truyền thông trên các nền tảng xã hội (Youtube, Zalo, Facebook, TikTok...) giới thiệu các điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.
4. Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn:
a) Tuyên truyền về các nội dung chuyển đổi số trong du lịch; hỗ trợ kết nối quảng bá sản phẩm du lịch trên các website nổi tiếng về du lịch như booking.com, agoda.com, vietraval,..
b) Hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể tham gia du lịch nông thôn sử dụng một số ứng dụng thanh toán, giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
c) Xây dựng sản phẩm du lịch thực tế ảo tại các khu di tích, bảo tàng, nhà văn hóa cộng đồng.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn:
a) Đa dạng hóa và đổi mới hình thức nội dung tuyên truyền về du lịch nông thôn; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.
b) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tổ chức các cuộc thi sáng tác ý tưởng về du lịch nông thôn theo chủ đề hàng năm (tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm truyền thông, thiết kế sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng du lịch...), qua đó lựa chọn các sản phẩm để phục vụ cho công tác truyền thông đồng thời nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về chương trình du lịch nông thôn.
c) Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng địa phương nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh du lịch.
2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển du lịch nông thôn:
a) Xây dựng, thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách về du lịch nông thôn:
- Xây dựng định hướng phát triển du lịch nông thôn và tích hợp, bổ sung trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nông thôn; thúc đẩy liên kết giữa nông thôn và đô thị trong phát triển du lịch.
- Xây dựng, hướng dẫn và triển khai thực hiện Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn về công nhận điểm du lịch nông thôn.
- Tiến hành rà soát, xây dựng các cơ chế đặc thù cho phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và các quy định của Trung ương.
b) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, quản lý điểm đến du lịch nông thôn:
- Tăng cường trách nhiệm các sở, ngành, chính quyền các cấp, đảm bảo phối hợp liên ngành đồng bộ, hiệu quả trong quản lý phát triển du lịch nông thôn.
- Hướng dẫn xây dựng mô hình ban quản lý du lịch khu vực nông thôn với các quy chế, quy trình quản lý điểm đến, quản lý chất lượng dịch vụ và cơ chế giám sát thực hiện đảm bảo chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa, môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch.
- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tỉnh và các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến du lịch nông thôn; khuyến khích thành lập các câu lạc bộ doanh nghiệp, các nhóm hợp tác, liên kết để cung cấp dịch vụ du lịch khu vực nông thôn.
- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong kinh doanh, khai thác du lịch tại khu vực nông thôn.
3. Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn:
a) Lồng ghép nguồn lực thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan, đặc biệt các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2022 - 2025.
b) Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức, đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp, đóng góp của cộng đồng (tài chính, sức lao động,..) và các nguồn hợp pháp khác cho phát triển du lịch nông thôn. Ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại khu vực nông thôn phù hợp với định hướng thị trường.
c) Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại các địa bàn, môi trường khác nhau (rừng, khu bảo tồn thiên nhiên,..) theo các quy định của pháp luật nhằm tạo ra nguồn thu ổn định từ hoạt động du lịch để đầu tư trở lại cho các công tác bảo vệ tài nguyên du lịch.
d) Lồng ghép nguồn lực thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan, đặc biệt là Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.
4. Các điểm, mô hình ưu tiên thực hiện giai đoạn 2023-2025:
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 22.504 triệu đồng, trong đó:
a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước: 14.504 triệu đồng:
- Năm 2023: 4.554 triệu đồng.
- Năm 2024: dự kiến 5.000 triệu đồng.
- Năm 2025: dự kiến 4.950 triệu đồng.
b) Kinh phí tổ chức, cá nhân đối ứng: 8.000 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước:
- Nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương phân bổ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2022 - 2025 (năm 2023 đã phân bổ 4.554 triệu đồng theo Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng, các năm sau thực hiện theo Nghị quyết số 164/2023/NQ-HĐND ngày 07/3/2023 của HĐND tỉnh).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh:
a) Là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, lựa chọn, phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình đề xuất hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; lựa chọn mô hình điểm du lịch nông thôn và liên kết chuỗi điểm du lịch nông thôn và hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện gắn với các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
c) Rà soát, xây dựng các cơ chế hỗ trợ đặc thù (nội dung, định mức chi) cho phát triển du lịch nông thôn phù hợp với nguồn lực, điều kiện của địa phương và theo các quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của chính phủ; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính và các quy định khác có liên quan.
d) Xây dựng và phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chế biến từ nông sản, các sản phẩm làng nghề, các mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch nông thôn; chủ trì thực hiện các nội dung được phân bổ kinh phí theo quy định.
đ) Tổng hợp cung cấp dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch nông thôn; bản đồ kết nối mạng lưới điểm du lịch nông thôn áp dụng chuyển đổi số; các ấn phẩm quảng bá, giới thiệu du lịch nông thôn.
e) Hàng năm tổng hợp kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ tại kế hoạch này gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ vốn trong Chương trình MTQG xây dựng NTM theo quy định.
g) Theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương kết quả triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan và các địa phương triển khai, thực hiện các nội dung:
a) Phối hợp các chuyên gia tư vấn về chuyên môn và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho các đơn vị quản lý, đơn vị lữ hành và các đối tượng tham gia phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM.
b) Tham mưu xây dựng ban hành và hướng dẫn Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn về công nhận điểm du lịch nông thôn gắn với công tác quản lý nhà nước về du lịch; nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch nông thôn; thu hút khách, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành đưa khách về vùng nông thôn.
c) Tham mưu thành lập Hội đồng đánh giá và công nhận điểm, sản phẩm du lịch nông thôn cấp tỉnh.
d) Tổ chức sự kiện, lễ hội giới thiệu và kết nối cung - cầu du lịch nông thôn; tổ chức hội nghị, hội thảo về du lịch nông thôn gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tổ chức tọa đàm, hội thảo kết nối điểm đến du lịch và sản phẩm du lịch nông thôn; lồng ghép tổ chức quảng bá, xúc tiến giới thiệu điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn tại các sự kiện quảng bá du lịch trong và ngoài tỉnh; khảo sát, đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực du lịch nông thôn, chi tiêu của khách du lịch tại khu vực nông thôn.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan; các cơ quan truyền thông:
a) Phối hợp các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về mục đích, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của Chương trình.
b) Xây dựng bản đồ số kết nối mạng lưới du lịch nông thôn; các ấn phẩm quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn.
c) Xây dựng chuyên trang điện tử của tỉnh để khai thác, giới thiệu, quảng bá điểm du lịch, sản phẩm du lịch nông thôn,
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất phân bổ từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp ngân sách Trung ương và địa phương thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM để báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ hàng năm; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch từ các nguồn vốn Chương trình MTQG, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, các nguồn vốn thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan.
5. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch:
a) Tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch nông thôn; triển khai các chương trình liên kết với các địa phương nhằm xúc tiến, quảng bá hình ảnh các điểm du lịch nông thôn của tỉnh đến các thị trường trọng điểm về du lịch.
b) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn, giới thiệu về điểm đến du lịch nông thôn của tỉnh, các tour, tuyến, điểm, sản phẩm nông nghiệp gắn với các điểm du lịch nông thôn trên Trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng; vận động, hướng dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh xây dựng chương trình du lịch nông thôn để quảng bá, thu hút khách du lịch.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà lạt, Bảo Lộc:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM trên địa bàn phù hợp với lợi thế, quy hoạch của địa phương; trong đó chú trọng thực hiện hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn; nâng cấp phát triển điểm du lịch nông thôn; mỗi huyện, thành phố xây dựng 01 đến 02 sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách; hàng quý tổ chức ít nhất một hoạt động về du lịch trên địa bàn; phối hợp liên kết với các công ty kinh doanh du lịch, công ty lữ hành... tổ chức giới thiệu, đón các đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch của địa phương.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong việc lựa chọn mô hình điểm du lịch nông thôn và liên kết chuỗi điểm du lịch nông thôn gắn với các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
c) Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch, nhất là hạ tầng du lịch cộng đồng. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ chủ yếu có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu du khách.
d) Thực hiện giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ngành, đơn vị, địa phương có văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1:
DANH SÁCH CÁC ĐIỂM,
MÔ HÌNH ƯU TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Kế hoạch 6195/KH-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh)
STT |
Địa phương |
Tên mô hình |
Quy mô |
Địa điểm dự kiến thực hiện |
1 |
TP Đà Lạt |
Mô hình làng nấm Đà Lạt |
07 ha |
Thôn Măng Lin, Phường 7, Thành phố Đà Lạt |
Mô hình du lịch trải nghiêm sản xuất và chế biến hồng treo, cà phê bột, chuối Laba tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt |
01 ha |
Tổ 4, thôn Trường Thọ, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt |
||
Mô hình du lịch sinh thái cánh đồng hoa Cẩm Tú Cầu, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt. |
2,2 ha |
Làng hoa Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt |
||
Mô hình du lịch trải nghiệm sản xuất và chế biến cà phê bột gắn với hồ, thác nước tại xã Cầu Đất, thành phố Đà Lạt |
50 ha |
Hợp tác xã DVNN Hữu cơ Song vũ, thôn Trường Sơn, xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt |
||
Mô hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với trải nghiệm sản xuất hoa công nghệ cao |
100ha |
Xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt |
||
2 |
Lạc Dương |
Mô hình du lịch canh nông của Cty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc |
4,6 ha |
Số 227A, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương |
Mô hình du lịch canh nông của Cty TNHH LangBian VF Dâu Rừng |
05 ha |
Số 9, đường 14/3, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương |
||
Du lịch canh nông của Cty TNHH Nông Trại du lịch Canh nông Kiến Huy |
9 ha |
Thôn Đạ Đum II, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương |
||
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch canh nông Thảo Nguyên của Công ty TNHH du lịch canh nông Đà Lạt Ong Vàng |
68,570 ha |
Suối Cạn, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương |
||
3 |
Đơn Dương |
Mô hình du lịch sinh thái, nông nghiệp HTX Nông trại xanh |
0,5 ha |
Thôn Lạc Xuân 2, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương. |
Mô hình du lịch canh nông của Cty TNHH Avocado Farm |
2,5 ha |
Đường xóm mới, thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương |
||
Mô hình du lịch sinh thái, nông nghiệp vườn Cam Cara ruột đỏ |
30 ha |
Thôn Dom A, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương |
||
4 |
Đức Trọng |
Mô hình du lịch sinh thái tại trại nuôi ong Công Ty TNHH Mật ong Thái Dương. |
0,2 ha |
Thôn Phú Bình, xã Phú Hội, huyện Đức trọng |
Mô hình du lịch nông nghiệp, không phát thải |
02 ha |
Thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng |
||
Mô hình du lịch nông nghiệp trải nghiệm vườn hoa lan, chanh dây và nấm Linh chi đỏ |
09 ha |
Thôn Tà In, xã Tà In, huyện Đức Trọng |
||
5 |
Lâm Hà |
Mô hình du lịch sinh thái Lavela. |
1,4 ha |
Thôn Phúc Thanh, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà. |
Mô hình phát triển du lịch làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm. |
12 ha |
Thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà |
||
Mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái. |
50 ha |
Thôn Phúc Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà |
||
Mô hình du lịch tham quan trải nghiệm và thưởng thức cà phê |
04 ha |
Thôn 4, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà |
||
6 |
Đam Rông |
Mô hình du lịch sinh thái kết hợp với tham quan vườn cây trái, dược liệu, vườn mai, lòng hồ (ăn, uống các loại đặc sản địa phương), làng nghề dệt thổ cẩm, dù lượn. |
3 ha |
Thôn 4, xã Rô Men, huyện Đam Rông |
Mô hình du lịch sinh thái kết hợp dã ngoại, nghỉ dưỡng Dó Bầu Hương, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông |
50 ha |
Cty Cổ phần Dó Bầu Hương Quảng Nam, Thôn 1, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông |
||
Mô hình bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc huyện Đam Rông |
0,5 ha |
Thôn Mê Ka, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông |
||
Mô hình Du lịch sinh thái nông nghiệp xã Đạ Rsal |
40 ha |
Thôn Phi Jút, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông |
||
7 |
Di Linh |
Mô hình sản xuất, sơ chế và kinh doanh sản phẩm bưởi da xanh, sầu riêng, mắc ca với du lịch canh nông, kết hợp tham quan thác nước và du lịch trải nghiệm trên dòng thủy điện Đồng nai 3 xã Đinh Trang Thượng |
50 ha |
Hợp tác xã Bưởi da xanh, xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh |
Du lịch Làng nghề Đan lát truyền thống kết hợp với du lịch trải nghiệm, du lịch bản địa |
0,5 ha |
Thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh. |
||
8 |
Bảo Lâm |
Mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan, trải nghiệm vườn chè Ôlong. |
50 ha |
Thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm |
Mô hình du lịch canh nông kết hợp tham quan, trải nghiệm |
100 ha |
Thôn 1,2,3,4,5 xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm |
||
9 |
TP. Bảo Lộc |
Mô hình du lịch nông nghiệp kết hợp tham quan, trải nghiệm các trò chơi trên mặt hồ, câu cá, vườn rau công nghệ cao và nuôi thú |
3,5 ha |
Thôn 14, xã Đạm Bri, thành phố Bảo Lộc |
Mô hình du lịch canh nông (Bảo tàng văn hóa trà Việt) |
02 ha |
Hẻm 545, thôn 9, 10 Lý Thái Tổ, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc |
||
Du lịch nông thôn kết hợp tham quan, trải nghiệm vườn chè Ôlong. |
120 ha |
Thôn 11, xã Đạm Bri, thành phố Bảo Lộc |
||
Du lịch trải nghiệm các mô hình làng quê nông thôn Việt Nam, vườn sen, vườn hoa, chụp hình lưu niệm. |
2,7 ha |
Tổ 14, Phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc. |
||
10 |
Đạ Huoai |
Mô hình du lịch sinh thái tham quan vườn cây ăn trái HTX Nông nghiệp và Du lịch Miệt vườn |
350 ha |
Thôn 2, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai |
Mô hình du lịch canh nông, vườn cây ăn trái Nam Nhi |
5,3 ha |
Thôn 3, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai |
||
Mô hình du lịch sinh thái tham quan vườn cây ăn trái HTX Phúc Thịnh |
150 ha |
Thôn 4, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai |
||
11 |
Đạ Tẻh |
Du lịch sinh thái; du lịch canh nông kết hợp tham quan vườn trái cây, vườn mai, dù lượn, lòng hồ, làng nghề. |
03 ha |
Thôn 7, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh |
12 |
Cát Tiên |
Du lịch canh nông thôn 3, xã Đức Phổ |
10 ha |
Địa điểm thực hiện: Thôn 3, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên. |
PHỤ LỤC 2:
DỰ KIẾN KINH PHÍ KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2023-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 6195/KH-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung |
ĐVT |
Số lượng |
Thành tiền (triệu đồng) |
Cơ cấu vốn |
Đơn vị thực hiện |
|
Ngân sách nhà nước |
Đối ứng |
||||||
1 |
Đào tạo nhân lực phục vụ du lịch nông thôn |
Lớp |
8 |
300 |
300 |
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
2 |
Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng từ địa phương gắn với xây dựng, nâng cấp các điểm du lịch trên địa bàn huyện, thành phố; triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững |
Mô hình |
20 |
15.554 |
9.554 |
6.000 |
UBND huyện, TP |
3 |
Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương |
Điểm |
2 |
3.000 |
2.000 |
1.000 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
4 |
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết du lịch |
Mô hình |
1 |
3.000 |
2.000 |
1.000 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
5 |
Đánh giá, công nhận điểm, sản phẩm du lịch |
|
|
200 |
200 |
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
6 |
Truyền thông, xúc tiến, quảng bá |
|
|
|
|
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
- |
Xây dựng ấn phẩm |
|
|
300 |
300 |
|
|
- |
Xây dựng bản đồ số du lịch |
|
|
300 |
300 |
|
|
- |
Xây dựng và duy trì trang điện tử về du lịch |
|
|
150 |
150 |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
22.504 |
14.504 |
8.000 |
|
PHỤ LỤC 4:
DỰ KIẾN KINH PHÍ TỪ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2023-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 6195/KH-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh)
(Đvt: Triệu đồng)
STT |
Nội dung |
Tổng |
Phân kỳ nguồn vốn ngân sách nhà nước |
||
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|||
1 |
Đào tạo nhân lực phục vụ du lịch nông thôn |
300 |
|
200 |
100 |
2 |
Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng từ địa phương gắn với xây dựng, nâng cấp các điểm du lịch trên địa bàn huyện, thành phố; triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững |
9.554 |
4.554 |
2.500 |
2.500 |
3 |
Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương |
2.000 |
|
1.000 |
1.000 |
4 |
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết du lịch |
2.000 |
|
1.000 |
1.000 |
5 |
Đánh giá, công nhận điểm, sản phẩm du lịch |
200 |
|
100 |
100 |
6 |
Truyền thông, xúc tiến, quảng bá |
|
|
|
|
- |
Xây dựng ấn phẩm |
300 |
|
150 |
150 |
- |
Xây dựng bản đồ số du lịch |
300 |
|
150 |
150 |
- |
Xây dựng và duy trì trang điện tử về du lịch |
150 |
|
100 |
50 |
|
Tổng cộng |
14.504 |
4.554 |
5.000 |
4.950 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.