ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2013 |
Thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2013 - 2016 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình như sau:
1. Mục đích:
- Tăng cường và phát huy vị trí, vai trò, chức năng của Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tự giác, tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân góp phần ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
- Phấn đấu đến hết năm 2014 hoàn thành 70% các hoạt động: Quảng bá chương trình, tăng cường xây dựng phát sóng các chương trình, chuyên mục về pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình. Tăng cường sử dụng thông tin, chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của các Đài Truyền thanh huyện, thành phố trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật. Tăng cường số lượng cán bộ, phóng viên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên.
- Đến hết năm 2015 hoàn thành 90% các hoạt động nêu trên;
- Đến hết năm 2016 hoàn thành 100% các hoạt động nêu trên.
2. Yêu cầu:
- Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật với việc biểu dương các điển hình tiên tiến trong việc thực thi pháp luật và phản ánh đấu tranh với những việc làm sai trái. Tránh dàn trải, trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, đề án khác đã và đang triển khai tại địa bàn;
Việc triển khai kế hoạch đảm bảo đúng tiến bộ, thời gian và đạt mục tiêu đã đề ra.
1. Thông cáo, báo chí, quảng bá chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật trên sóng Phát thanh và truyền hình
- Đài phát thanh và Truyền hình Thái Bình chủ trì tổ chức hội nghị triển khai, đồng thời ra thông cáo báo chí, thực hiện công tác quảng bá (trên sóng phát thanh, truyền hình) khi ra các chuyên mục mới hoặc khi có các chương trình, sự kiện nổi bật về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để đông đảo công chúng được biết và theo dõi, thực hiện quảng bá các chương trình định kỳ.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm khi có chuyên mục mới, sự kiện nổi bật.
2. Đổi mới nội dung phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình
a) Trên sóng phát thanh
- Tăng số lượng chuyên mục "Phổ biến giáo dục pháp luật" hiện có và xây dựng mới một số tiểu mục phổ biến giáo dục pháp luật như: "Nhà nước pháp luật", "Pháp luật với nhà nông", "Hỏi - đáp kiến thức pháp luật", "Dân số và pháp luật"…;
- Đối với các chương trình, chuyên mục, chuyên trang đang có, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình tiến hành rà soát và cải tiến về nội dung, kết cấu chương trình, thời lượng phát sóng. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình, chuyên mục từ nội dung đến hình thức thể hiện;
- Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức thể hiện các chương trình, chuyên mục chuyên sâu về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật như đối thoại trực tiếp, hỏi - đáp của bạn nghe Đài về các vấn đề liên quan đến pháp luật: "Trả lời bạn nghe Đài", "Câu chuyện quanh bàn biên tập", "Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống", "Pháp luật và cuộc sống", "Văn bản chính sách mới";
- Tăng cường các chương trình tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật xen kẽ, lồng ghép trong nội dung của các chuyên mục khác trên mọi lĩnh vực làm đa dạng và phong phú nội dung chương trình như: Nông thôn mới, Cải cách hành chính, Đô thị và phát triển, Vì an ninh Tổ quốc, Quốc phòng toàn dân, Dân số và phát triển, Văn hóa đời sống, Tạp chí phụ nữ, Nhịp sống trẻ, Những vấn đề xã hội, Tạp chí sản xuất tiêu dùng, dân số gia đình, vì trẻ em, pháp luật với nhà nông…
- Đổi mới hình thức tuyên truyền lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình văn nghệ, giải trí như: Tiểu phẩm, Câu chuyện truyền thanh giúp người dân dễ hiểu, dễ nhớ.
- Mỗi quý, một lần tổ chức xây dựng các chương trình giao lưu, tọa đàm, đối thoại với các chuyên gia làm chính sách, thực thi pháp luật để phát sóng.
Ngoài các chuyên mục định kỳ, trong các bản tin thời sự địa phương thường xuyên cập nhật các tin, bài phản ánh công tác phổ biến giáo dục pháp luật của các sở, ban, ngành, địa phương;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm từ Quý IV/2013 đến năm 2016.
b) Trên sóng truyền hình:
- Tăng số lượng chuyên mục "Phổ biến giáo dục pháp luật" hiện có và xây dựng mới một số tiểu mục phổ biến giáo dục pháp luật như: Pháp luật với nhà nông, Hỏi-đáp pháp luật, Pháp luật với môi trường…;
- Tập trung đổi mới nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vừa có chiều rộng, vừa có bề sâu hấp dẫn người xem truyền hình nói chung, từng đối tượng và lứa tuổi nói riêng. Thiết kế các thông điệp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phát sóng vào khung giờ khác nhau;
- Đối với các chuyên mục chuyên sâu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện tốt vai trò là cầu nối, tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị mang tính chất xây dựng của nhân dân, thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội của báo chí như chuyên mục: Đảng trong cuộc sống, Pháp luật cuộc sống, Văn bản chính sách, Hộp thư truyền hình, Đại biểu và cử tri.
- Lồng ghép, xen kẽ nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các chuyên mục khác trên mọi lĩnh vực của cuộc sống làm đa dạng và phong phú nội dung chương trình như: Nông thôn mới, Cải cách hành chính, Vì an ninh Tổ quốc, Quốc phòng toàn dân, Lao động xã hội, Tài nguyên môi trường, Tạp chí kinh tế, dân số gia đình, vì trẻ em, pháp luật nhà nông, khoa học xã hội…v.v;
- Phối hợp với sở, ban, ngành tăng cường việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phóng sự, sân chơi truyền hình, tiểu phẩm, truyền hình trực tiếp việc xét xử các vụ án điển hình;
Ngoài các chuyên mục định kỳ, trong các bản tin thời sự địa phương thường xuyên cập nhật các tin, bài phản ánh công tác phổ biến giáo dục pháp luật của các Sở, ban, ngành, địa phương;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm từ 2014 - 2016.
c. Báo điện tử thaibinhtv.vn
- Cập nhật các chuyên mục đã phát trên sóng truyền hình trên website của Đài truyền hình Thái Bình;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm từ 2014-2016.
3. Tăng cường sử dụng thông tin, chương trình về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các Đài Phát thanh các huyện, thành phố, các cộng tác viên trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình.
Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình chủ trì phối hợp với Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, các cộng tác viên xây dựng kế hoạch và phương pháp thực hiện việc cung cấp thông tin, chương trình về phổ biến giáo dục pháp luật định kỳ và đột xuất cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm từ năm 2014 - 2016.
4. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch
- Hằng năm Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình tổ chức triển khai và sơ kết việc thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật trên sóng phát thanh và truyền hình đánh giá việc tổ chức triển khai và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch của các phòng chuyên môn. Biểu dương các cá nhân điển hình trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Tiếp tục triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, tiến hành sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện Kế hoạch và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo;
- Sơ kết việc triển khai kế hoạch thực hiện Đề án: Quý IV năm 2014;
- Tổng kết: Quý IV năm 2016.
1. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn;
- Lập dự trù kinh phí tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho phóng viên, biên tập viên của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố và các cộng tác viên.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí phối hợp sản xuất, cung cấp tin, bài cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Phối hợp với Sở Tư pháp, chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố và các cộng tác viên;
3. Sở Tư pháp
- Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình tổ chức thực hiện nội dung Đề án thông qua các hoạt động và biện pháp cụ thể: Hỗ trợ nội dung tuyên truyền pháp luật trong các chương trình, chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho phóng viên, biên tập viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố và các cộng tác viên.
4. Sở Tài chính: Thẩm định kinh phí và hướng dẫn đơn vị xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản khác có liên quan.
5. Các sở, ban, ngành liên quan: Các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình trong việc cung cấp thông tin, thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền hoặc phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp chỉ đạo định hướng nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình.
7. Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, các cộng tác viên thực hiện việc cung cấp tin, bài về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố và các địa phương, phản ánh về Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.