ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 608/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 18 tháng 8 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 20/4/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 20/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 12-NQ/TU), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 12-NQ/TU bằng nhiều phương thức để các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp hiếu được vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
- Đề ra nhiệm vụ cụ thể, xác định lộ trình thực hiện, và lựa chọn những nhiệm vụ ưu tiên đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 về phát triển bền vững kinh tế biển;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã; trong đó xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian thực hiện đối với từng nhiệm vụ bảo đảm phù hợp với năng lực và khả năng huy động các nguồn lực của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Quán triệt các quan điểm, chủ trương, mục tiêu và giải pháp chủ yếu của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 36-NQ/TW); Nghị quyết số 26- NQ/CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 26-NQ/CP) và nội dung cụ thể tại Nghị quyết số 12-NQ/TU; tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế của từng sở, ngành, đơn vị và từng địa phương.
- Tạo sự thống nhất tư tưởng, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong quá trình tổ chức chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của từng đơn vị để huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển.
- Đổi mới, sáng tạo trong một số ngành kinh tế biên, tạo hình ảnh thân thiện môi trường, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu biển; huy động tối đa nguồn lực tạo sự đột phá về phát triển bền vững kinh tế biển; đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Bảo vệ tốt môi trường biển, bảo tồn các giá trị văn hóa, tổ chức các hoạt động du lịch biển gắn với bảo đảm về quốc phòng, an ninh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Định hướng, nhiệm vụ đến năm 2025
1.1. Về công tác quản lý tổng hợp biển, hải đảo
- Tiếp tục hoàn thiện cơ quan điều phối liên ngành để thống nhất chỉ đạo và thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh; hoàn thiện và tăng cường cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ quan Thường trực về phát triển kinh tế biển của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương để xác định phạm vi ranh giới quản lý biển giữa các địa phương có biển giáp ranh (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh) tránh chồng lần, tranh chấp, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về biển đảo có hiệu lực, hiệu quả.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các chiến lược, quy hoạch, đề án liên quan đến biển đảo đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 36-NQ/TW; Tổ chức thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 sau khi được Chính phủ phê duyệt.
- Tăng cường nguồn lực đầu tư cho các lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật, thực hiện công tác điều tra cơ bản và quản lý tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
- Đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; tri thức về biển và hải đảo tới nhân dân.
1.2. Phát triển kinh tế biển
- Phát triển kết cấu hạ tầng và Công nghiệp ven biển:
+ Phát triển kết cấu hạ tầng vùng ven biển: Tập trung kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hạ tầng khu bến Bắc Cửa Lò (nhất là cảng nước sâu Cửa Lò với với 03 bến cho tàu có 100.000 DWT thành cảng Quốc tế), khu bến đông hồi; Thu hút đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào khu bến Nam Cửa Lò đảm bảo cho các tàu có trọng tải lớn cập bến...Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án giao thông kết nối đến cảng biển như đường ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An); Đường nối Vinh - Cửa Lò, giai đoạn 2; đường đến các cảng biển, đường du lịch ven biển... Phối hợp đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường cao tốc đường bộ Bắc - Nam, phía Đông...; Nâng cấp mở rộng các khu neo đậu, tránh, trú bão tại khu vực bến cảng đảm bảo điều kiện, nhu cầu cho các tàu của ngư dân và các tàu có công suất lớn qua đó giải quyết tình trạng quá tải trong mùa mưa lũ; Xây dựng và đưa vào hoạt động 01 chợ đầu mối thủy sản tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu. Phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế vùng ven biển với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ nền tảng, công nghệ nguồn. Mở rộng khu kinh tế Đông Nam theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; lấy Khu Kinh tế Đông Nam làm trung tâm để tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp tập trung để hạn chế ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.
+ Đẩy mạnh cơ cấu ngành công nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu. Tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư, nhất là nguồn vốn FDI để phát triển nhanh các ngành có lợi thế cạnh tranh, các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao: Điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí lắp ráp; vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ mới; chế biến nông-lâm-thủy sản, thực phẩm; năng lượng; hàng tiêu dùng; công nghiệp hỗ trợ... Đến năm 2025, công nghiệp Nghệ An nói chung và các huyện ven biển nói riêng phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và không gian; một số chuyên ngành, lĩnh vực có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP và đóng góp chủ yếu vào nguồn thu ngân sách.
+ Tiếp tục phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh; đẩy mạnh thu hút đầu tư các công trình, dự án, đặc biệt là các dự án ứng dụng khoa học công nghệ cao, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh trong cả nước, tập trung phối hợp, trao đổi thông tin; xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch; hợp tác về đầu tư, liên kết sản xuất, vùng nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm; Đầu tư xây dựng, phát triển công nghiệp chế biến đối với các sản phẩm chủ lực, gắn với các vùng nguyên liệu tập trung để tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như: may mặc, phụ tùng ôtô, linh kiện điện tử, sản phẩm gia súc, gia cầm, thủy sản..., gắn phát triển sản xuất với mở rộng thị trường tiêu thụ; Tập trung thu hút đầu tư các dự án lâm nghiệp công nghệ cao, các dự án sản xuất sản phẩm từ gỗ và lâm sản, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa cao cấp và xuất khẩu (các dự án tập trung tại địa bàn huyện Nghi Lộc). Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành nơi cung cấp sản phẩm công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản lớn trong cả nước; Đa dạng hoá sản phẩm chế biến thủy hải sản, nâng cao chất lượng sản phẩm cho thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường nội địa với các loại thực phẩm ăn liền, thực phẩm chế biến cho các đô thị, các khu công nghiệp; Đối với công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống như sữa, bia, rượu, thuốc lá, tập trung hỗ trợ sau đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; gắn phát triển sản xuất với vùng nguyên liệu; Đối với thức ăn chăn nuôi, phấn đấu thu hút thêm các dự án đầu tư mới bên canh duy trì công suất hoạt động của các nhà máy hiện có; Ngành dệt may, da dày ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, bố trí các doanh nghiệp may mặc ở các KCN, cụm công nghiệp các huyện để thu hút lao động tại chỗ nhằm hình thành các cụm công nghiệp sợi, may của tỉnh ở các khu vực: Diễn Châu, Quỳnh Lưu; Thu hút đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ của ngành dệt may như lĩnh vực dệt, da giày vào các khu công nghiệp (Khu CN Hoàng Mai, Nam Cấm) trên địa bàn tỉnh; Phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo đảm bảo nhu cầu thị trường về cung cấp máy nông nghiệp, tôn mạ màu, ống thép xây dựng, tàu thuyền cỡ vừa và nhỏ, thiết bị máy móc ngành xây dựng, kết cấu thép, sản xuất và lắp ráp xe ô tô và phụ tùng xe ô tô các loại,... Tập trung để thu hút 1-2 tập đoàn FDI lĩnh vực sản xuất cơ khí, lắp ráp ô tô vào khu vực Hoàng Mai, Đông Hồi; Ưu tiên và khuyến khích phát triển công nghiệp điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ số, phấn đấu thu hút từ 1-2 tập đoàn đa quốc gia đặt nhà máy lắp ráp sản phẩm cuối cùng trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ. Khai thác hợp lý tiềm năng các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
+ Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề ở các huyện, xã theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các lĩnh vực nghề tiểu thủ công nghiệp cần tập trung chỉ đạo gồm: Chế biến nước mắm, cá, bột cá, chế biến thực phẩm (tương, bún, bánh), mộc dân dụng mỹ nghệ, đá mỹ nghệ; đẩy mạnh phát triển nghề sửa chữa cơ khí; Ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng KKT Đông Nam, KCN và các cụm công nghiệp đã quy hoạch ở các địa phương để tạo mặt bằng thuận lợi trong thu hút đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung một số địa điểm phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; Phối hợp, tạo điều kiện với các nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có tính chất trọng điểm, có tính lan tỏa và là đầu tàu thúc đẩy công nghiệp tỉnh Nghệ An phát triển; Thu hút đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, đa dạng hóa các loại hình thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Chú trọng phát triển thương mại điện tử gắn với các loại hình thương mại truyền thống; liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng phát triển thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
- Kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới:
+ Phát huy vai trò trọng yếu của vận tải biển trong kết nối Nghệ An với thị trường quốc tế, tạo sức hút với dòng vốn FDI trong giai đoạn 2021-2030. Xây dựng 01 trung tâm logistic hạng II trong Khu kinh tế Đông Nam.
+ Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ logistics, có sự kết nối liên kết vùng với Thanh Hóa, Hà Tĩnh...Đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển, hình thành nhiều hơn các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài nhằm nâng cao năng lực vận tải của địa phương. Phát triển năng lực vận tải biển của các doanh nghiệp Nghệ An; Tăng cường phạm vi hoạt động vận tải biển viễn dương (đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước ASEAN).
- Du lịch và dịch vụ vùng ven biển:
+ Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 55-CT/TU ngày 04/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2030, trong đó có du lịch biển. Chỉ đạo xây dựng, hoàn thành Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, trong đó chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch biển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; Đến năm 2025, du lịch biển cùng với các loại hình du lịch khác góp phần đưa Nghệ An trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của cả nước với các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Xứ Nghệ, có môi trường du lịch xanh, an toàn, văn minh, thân thiện và chất lượng.
+ Đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm ven biển; Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cho các địa bàn trọng điểm du lịch biển, hải đảo; từng bước hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao. Tiếp tục kêu gọi xúc tiến đầu tư các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn với các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách.
+ Về cơ sở lưu trú, các dịch vụ vui chơi bãi biển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: nâng cấp và xây dựng hệ thống các khách sạn 3-5 sao tại các khu du lịch chính, các khu mua sắm, khu ẩm thực và các khu vui chơi, giải trí. Đối với dịch vụ vui chơi giải trí, sân golf: Giai đoạn 2021-2030 vẫn giữ và tiếp tục hoàn thành các dự án sân golf ven biên như Sân golf Mường Thanh, Diễn Châu; Sân golf Cửa Lò, Nghi Hương, Cửa Lò; Sân golf Nghi Tiến, Nghi Lộc và thêm 2 dự án sân golf mới: Khu sân golf Diễn Trung, Diễn Châu, khu sân golf và nghỉ dưỡng tại xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Hoàng Mai và khu vui chơi giải trí Thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu và 100% các khu du lịch có trung tâm vui chơi, giải trí.
+ Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển có sức cạnh tranh, đa dạng nhằm tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của Du khách:
* Sản phẩm du lịch có thể mạnh như du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và thể thao biển, trong đó, chú trọng phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao bãi biển; xây dựng tổ hợp vui chơi giải trí và cáp treo Vinpearl Cửa Hội; Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; khu du lịch Biển Quỳnh;
* Sản phẩm du lịch tiềm năng như du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) và du lịch công vụ; du lịch sinh thái làng nghề; du lịch văn hóa gắn với tâm linh, du lịch thể thao. Phát triển đồng đều cả thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế. Thực hiện chiến lược “tăng nhanh lượng khách du lịch quốc tế là cơ bản, ổn định thị trường khách du lịch nội địa là then chốt”.
+ Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá du lịch biển Nghệ An qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Nghệ An, sự kiện du lịch trong và ngoài nước, các hoạt động hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho khách du lịch tại các bãi tắm biển và việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Nuôi trồng, chế biến và khai thác hải sản: Tiếp tục triển khai các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch đã được phê duyệt như: Quyết định số 6343/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 5896/QĐ-UBND ngày 26/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Phát triển đội tàu khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030; Xây dựng các khu bảo tồn: Khu bảo tồn Hòn Ngư - Đảo Mắt; khu bảo tồn vùng hạ lưu sông Lam; Quyết định số 5238/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp điều kiện thực tiễn sản xuất; Tập trung phát triển đội tàu khai thác hải sản xa bờ với các nghề chọn lọc, có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường; Khuyến khích các chủ tàu cá chuyển đổi các nghề khai thác ven bờ, vùng lộng chuyển đổi sang các nghề có giá trị kinh tế cao, thân thiện môi trường (Nghề Rê, nghề Vây, nghề Chụp); Tiếp tục đưa Nghệ An là thành Trung tâm giống thủy sản của khu vực Bắc Miền Trung và các tỉnh phía Bắc, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất giống, nhằm sản xuất ra con giống tăng trưởng nhanh, sạch bệnh và sức chống chịu cao. Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân có thương hiệu uy tín trên thị trường và có tiềm lực kinh tế để đầu tư sản xuất, ương dưỡng tôm giống, khu chế biến thủy sản tập trung tại tỉnh nhà; Đẩy mạnh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Chuyển giao khoa học công nghệ, các giải pháp kỹ thuật nuôi mới (công nghệ nano, công nghệ sinh học (Biofloc)), công nghệ tự động hóa, quy trình nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi tuần hoàn ít thay nước và quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP...) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tôm. Khuyến khích các địa phương chuyển đổi diện tích từ sản xuất hoa màu, muối, sản xuất nông nghiệp khác vùng ven biển, vùng cát kém hiệu quả sang nuôi tôm. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức sản xuất theo hình thức quản lý cộng đồng, phát triển mô hình kinh tế Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Trang trại.
- Khai thác khoáng sản biển:
+ Tiếp tục thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên biển, các dạng hydrocarbon phi truyền thống; tăng cường tìm kiếm, điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên khoáng sản biển vùng biển của tỉnh. Đề xuất và thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đề án tăng cường năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển, hải đảo đến năm 2030. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển vùng ven biển gắn với chế biến sâu trong đó có titan và cát trắng thạch anh....; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án điện gió và các dạng năng lượng khác theo quy hoạch.
+ Tiếp tục thăm dò, nghiên cứu tính khả thi và triển khai khai thác một số loại khoáng sản biển ở các địa bàn tránh xung đột với du lịch, nuôi trồng hải sản.
- Các hoạt động kinh tế biển khác:
+ Nghiên cứu tính khả thi và triển khai khi có điều kiện đối với việc phát triển điện gió và điện mặt trời khu vực ven biển, biển và đảo;
+ Nghiên cứu phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển hoặc gắn với các hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển hiện có nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
1.3. Về nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa vùng ven biển, xã hội gắn bó thân thiện với biển
- Nâng cao điều kiện làm việc và nhận thức về an toàn, an ninh hàng hải cho người đi biển và ngư dân.
- Quan tâm đúng mực đối với công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh viên trong tất cả các bậc học, cấp học.
- Hoàn thành việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển ngoài thực địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An và công bố tới cộng đồng nhân dân dân cư; công bố mức triều cao trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh,..
1.4. Về khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học biển đến năm 2025 được ban hành theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ các địa phương ven biển nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với kinh tế biển; Định hướng cho các doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ về nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm có bản sắc riêng của vùng miền và tạo ra sự đột phát mới.
- Tiếp tục công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước, lãnh đạo quản lý khách sạn, nhà hàng, lữ hành; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân... trọng tâm là thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, gắn các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, khuyến khích hình thức đào tạo theo địa chỉ và đơn đặt hàng.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế biển; có chính sách thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương.
- Có cơ chế hỗ trợ công tác đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ cao. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu lao động của các ngành kinh tế biển và việc chuyển đổi nghề của người dân.
- Nghiên cứu đánh giá, xây dựng phương án phục hồi, bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng biển; phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế như tôm, cua, cá,...đặc biệt là tảo và vi tảo; nghiên cứu diễn biến các địa hệ vùng cửa sông ven biển, xói lở - bồi tụ bờ biển, dự báo xu thế biến động; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến phù hợp khác trong khai thác, nuôi trồng và chế biến vào sản xuất, chế biến sản phẩm thủy, hải sản; nghiên cứu phát triển logictic; nghiên cứu đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; triển khai thực hiện các giải pháp để xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt quy mô nhỏ và vừa.
1.5. Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai
- Phối hợp với các cơ quan Trung ương triển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.
- Đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ cho hệ thống thu gom và xử lý chất thải nguy hại, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các địa phương có biển;
- Quy hoạch khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An; các Cụm công nghiệp, đô thị ven biển theo hướng bền vững dựa vào hệ sinh thái, thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tại các huyện, thị ven biển”.
- Giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm. Đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, hoá chất độc hại trên biển; quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn...
1.6. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế
- Nắm chắc tình hình thế giới, khu vực, trong nước, tình hình Biển Đông để kịp thời tham mưu và triển khai có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn tỉnh; đồng thời tăng cường bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh mạng, an ninh môi trường phục vụ triển khai Nghị quyết 12-NQ/TU.
- Tập trung xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xây dựng các công trình phòng thủ khu vực ven biển và hải đảo.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Công an, quân sự, biên phòng và các đơn vị, lực lượng liên quan kịp thời nắm, phân tích, dự báo chính xác tình hình nhất là các hoạt động của tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, kịp thời tham mưu xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra, không để rơi vào tình huống bị động; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, buôn bán, sử dụng chất cấm, chất nổ, kích điện khai thác thủy sản trái phép; Nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước về kiểm soát cư trú tại khu vực ven biển. Chủ động, kịp thời giải quyết ổn định các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp kéo dài nhất là các vụ kiện liên quan đến đất đai, ô nhiễm môi trường, dân tộc, tôn giáo; không để hình thành điểm nóng về an ninh, trật tự an toàn ở các vùng ven biển.
- Hoàn thiện tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật vùng biển. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tàng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước. Tiếp tục xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an khu vực ven biển, các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển vững mạnh, làm nòng cốt bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo.
- Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường và an toàn cho khách du lịch theo tinh thần các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
- Từng bước đầu tư ngân sách phục vụ chuẩn hóa vũ khí, trang bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ phù hợp với từng lực lượng. Tổ chức huấn luyện cho các lực lượng sử dụng, thành thạo các loại vũ khí, trang bị trong biên chế; nâng cao khả năng hiệp đồng, phối hợp chiến đấu giữa các lực lượng theo phương án, kế hoạch tác chiến trong khu vực phòng thủ; sẵn sàng huy động tham gia công tác phòng, chống lụt bào, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra...
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác các tổ chức quốc tế để phát triển nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng vùng biển, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Phối hợp, đề xuất các Bộ, ngành chức năng tham mưu Đảng, Nhà nước đàm phán với Trung Quốc thống nhất cơ chế vùng đánh cá chung trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ và các vùng biển giáp ranh, tạo điều kiện cho các tàu, thuyền an tâm hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển xa.
- Phát huy các tiềm năng, lợi thế tại các địa phương ven biển. Đầu tư các nguồn lực, đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nguồn lực trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế khu vực biên giới biển, du lịch biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên biển.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, tham mưu cấp trên đề xuất bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật về quản lý biên giới biển, đảo; đẩy mạnh cải cách hành chính trong kiểm soát, xuất nhập cảnh tại các cảng biển, cửa sông, cửa lạch, bảo đảm thông thoáng, chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Định hướng, nhiệm vụ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
2.1. Về công tác quản lý tổng hợp biển, hải đảo
- Rà soát các chính sách, văn bản của tỉnh về biển và hải đảo, quản lý tổng hợp vùng bờ trên cơ sở những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về biển, đảo những quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế biển Quốc gia; tiến hành rà soát đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến biển, đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ sau khi được phê duyệt. Hoàn thành Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
- Tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức và vận hành hiệu quả cơ quan quản lý tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý, giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư, giữa doanh nghiệp và các bên liên quan thông qua các cơ chế, công cụ điều phối cụ thể.
- Tổ chức đánh giá hàng năm, sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW; Nghị quyết số 26/NQ-CP; Nghị quyết số 12-NQ/TU và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 22/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và các Chương trình, Đề án liên quan theo quy định để kịp thời điều chỉnh những chủ trương, biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.
2.2. Phát triển kinh tế biển
- Công nghiệp ven biển:
+ Chuyển đổi sang mô hình phát triển theo chiều sâu phù hợp với xu thế hội nhập và hiện đại. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, các lĩnh vực cốt lõi về số hóa (công nghệ sinh học; công nghệ nano, in 3D, vật liệu mới). Đến năm 2030, công nghiệp ven biển phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp xanh, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao, có khả năng cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đội ngũ lao động chuyên nghiệp và năng suất cao. Hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đưa Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ. Đảm bảo mục tiêu, định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển phù hợp với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên địa bàn tỉnh; Đổi mới đồng bộ về cơ chế, chính sách tạo bứt phá trong phát triển bền vững công nghiệp ven biển, bảo đảm giải quyết tốt đồng thời các vấn đề về môi trường, xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
- Du lịch và dịch vụ vùng ven biển:
+ Đến năm 2030 du lịch biển là thế mạnh để đưa du lịch cơ bản trở thành, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và là điểm đến hấp dẫn của cả nước với các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Xứ Nghệ, đem lại giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên cơ sở tiềm năng, lợi thế vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú của tỉnh. Môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện và chất lượng.
+ Xúc tiến quảng bá du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch biến trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa lịch sử đặc sắc của các vùng miền; Xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi để người dân chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch; có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển, đảo; Thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cho các địa bàn trọng điểm du lịch biển, hải đảo; từng bước hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp quy mô lớn, có đẳng cấp, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, du lịch cộng đồng; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch biển, đảo; Nghiên cứu phát triển tour du lịch ra các đảo ven bờ kết hợp với các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch khác; khai thác, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống, ẩm thực vùng ven biển của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch; Đưa nội dung phát triển du lịch biển gắn với an ninh quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, chiến lược, chương trình, đề án, dự án đầu tư về du lịch bảo đảm thực hiện mục tiêu xuyên suốt là phát triển du lịch Nghệ An theo hướng bền vững.
- Nuôi trồng và khai thác hải sản: Chú trọng đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; Chú trọng chuyển đổi nghề cho ngư dân theo Quyết định số 208/QĐ- TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, Chương trình phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.... Ưu tiên chuyển đổi một số nghề khai thác thủy sản có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, các nghề cấm nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản trên các vùng biển; đẩy mạnh phát triển các nghề khai thác hải sản xa bờ theo hướng công nghiệp gắn khai thác bền vững với phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện đại hóa công tác quản lý tàu cá, công tác đảm bảo an toàn cho tàu cá; Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ; Xây dựng và vận hành các mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng, khai thác hải sản hợp lý trong đó xem xét nghiên cứu các mô hình công nghiệp nuôi tảo, vi tảo,... nhằm nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo. Thiết lập, mở rộng và tăng cường năng lực quản lý các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các loài thủy sản. Đến năm 2030, 100% các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản được xác định và quản lý hiệu quả”.
- Kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới: Tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển, các cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; ưu tiên xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn hàng hải, duy tu luồng hàng hải, nạo vét thông luồng các cửa sông ven biển của tỉnh. Xây dựng đội tàu vận tải biển, vận tải sông với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, ven biển và đẩy mạnh các chuỗi cung ứng vận tải hàng hải quốc tế. Hình thành các tuyến và cảng vận tải và đón hành khách du lịch trên biển, ra các đảo, các điểm du lịch dọc bờ biển tỉnh Nghệ An; Nghiên cứu phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển...
- Khai thác khoáng sản biển, năng lượng tái tạo: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên biển; tăng cường tìm kiếm, điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên khoáng sản biển vùng biển của tỉnh. Đề xuất và thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đề án tăng cường năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển, hải đảo đến năm 2030. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển vùng ven biển gắn với chế biến; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển.
2.3. Về nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa vùng ven biển, xã hội gắn bó thân thiện với biển
- Nâng cao đời sống, chất lượng chăm sóc y tế, giáo dục, cung cấp đầy đủ điện, thông tin liên lạc, nước ngọt, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển và những người lao động trên biển, thực hiện tốt Đề án phát triển y tế biển, đảo và chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng ven biển và trên biển đến năm 2030. Chú trọng phát triển các thiết chế văn hóa, phục hồi các lễ hội văn hóa truyền thống cho cộng đồng dân cư biển và ven biển; Bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc, tri thức tốt đẹp trong ứng xử với biển, coi đây là nền tảng quan trọng để xây dựng văn hóa biển; bảo tồn không gian văn hóa, kiến trúc và di sản thiên nhiên. Xây dựng các mô hình khu dân cư sinh thái biển, khu dân cư bảo vệ môi trường biển.
- Nâng cao nhận thức về biển và đại dương, xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hóa gắn bó, thân thiện với biển, phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Đồng thời, bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.
2.4. Khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển.
- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu và công nghệ mới, tiên tiến trong giám sát, điều tra, quản lý tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo và phát triển các ngành kinh tế biển quan trọng như: cảng biển, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản, dịch vụ biển.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng tránh thiên tai cho người dân; cho học sinh, sinh viên trong tất cả các bậc học, cấp học.
2.5. Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai
- Thành lập mới khu bảo tồn biển Hòn Ngư - Hòn Mắt trên cơ sở Quy hoạch không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tổ chức thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu, thành lập mới khu vực bảo vệ, bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch không gian biển quốc gia; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển của tỉnh. Điều tra, lập hồ sơ hải đảo và bãi bồi vùng ven biển tỉnh Nghệ An.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ sau khi được công bố.
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; Xây dựng và triển khai Đề án ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất trên biển đến năm 2030; xây dựng và triển khai các nội dung của Đề án quản lý rác thải nhựa trên biển và vùng ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2030; tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vùng biển và ven biển, điều tra cơ bản tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh.
- Giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm. Đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, hoá chất độc hại trên biển; quản lý rác thải biên, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển.
- Xây dựng và thực hiện Đề án Quan trắc giám sát chất lượng môi trường biển;
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống biến xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn...
2.6. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế
Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích Quốc gia trên biển. Không ngừng củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tại khu vực biên giới biển; xây dựng cụm cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu tại các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường ven biển, quản lý chặt chẽ Quy chế biên giới biển, cửa khẩu, nhập cư. Nâng cao năng lực ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo đảm an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng các vấn đề về biển, đảo để chống phá trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích nhân dân khai thác, đóng mới tàu lớn, đánh bắt trên các vùng biển xa, đẩy mạnh liên kết sản xuất trên biển theo tổ hợp tác và hợp tác xã vừa phát triển kinh tế vừa làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng Đề án Hợp tác quốc tế về biển tỉnh Nghệ An đến năm 2030. Đầu tư ngân sách nâng cấp, xây dựng mới cầu cảng Quân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và phù hợp với lực lượng, phương tiện theo biên chế mới.
Các nhiệm vụ, đề án, dự án ưu tiên thực hiện đến năm 2030 theo danh sách tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này.
Nguồn kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn tỉnh gồm có:
- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép các nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án, chính sách đã được ban hành.
- Nguồn xã hội hóa.
- Nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án có trách nhiệm lập và trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là đơn vị đầu mối, tổng hợp, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức họp định kỳ hàng năm và họp đột xuất theo yêu cầu; chủ trì tổng hợp báo cáo, tham mưu việc sơ kết kết quả thực hiện sau 2 năm, 5 năm và tổ chức tổng kết để đánh giá, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện các cuộc Hội thảo kinh tế biển (kể cả Hội thảo quốc tế) để thu hút đầu tư từ các tổ chức trong nước, quốc tế. Thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường ban hành kèm theo Kế hoạch này.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ để tham mưu thực hiện nhiệm vụ cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển tỉnh; phối hợp tốt với các sở, ban, ngành đơn vị, địa phương ven biển để thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Ngoại vụ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển.
- Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp tham mưu triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế liên quan về biển, đảo. Phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, các ngành chức năng và địa phương ven biển kết nối, hỗ trợ hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nguồn lực trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế khu vực biên giới biển, du lịch biển; Phối hợp các Cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kịp thời hỗ trợ giải quyết các vụ việc liên quan công tác Lãnh sự bảo hộ công dân, phương tiện, tài sản của công dân tỉnh Nghệ An bị nước ngoài bắt giữ cũng như đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan người nước ngoài trên địa bàn khu vực biên giới biển theo quy định.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và Công an tỉnh
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tại khu vực ven biển và biên giới, xây dựng cụm cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu tại các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường ven biển, quản lý chặt chẽ Quy chế biên giới biển, cửa khẩu, nhập cư. Tham mưu thực hiện các đề án, dự án, chương trình ban hành kèm theo kế hoạch này.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tích hợp nội dung phát triển kinh tế biển vào Quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; căn cứ khả năng cân đối vốn, tham mưu bố trí vốn cho các dự án phát triển kinh tế biển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An và các sở, ngành liên quan kêu gọi, thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển.
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo đúng phân cấp ngân sách hiện hành.
6. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan, tham mưu UBND tỉnh kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế biển, hải đảo đảm bảo thống nhất, khoa học và hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng chương trình khoa học và công nghệ về biển, đảo trên địa bàn tỉnh; Đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ định hướng công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong bối cảnh các thách thức mới nổi về an ninh môi trường biển và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ khác, bảo đảm khoa học và công nghệ thực sự là khâu đột phá trong thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, nhất là nhân lực chất lượng cao, cùng với khoa học và công nghệ làm khâu đột phá trong thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các Cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tinh, Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An. hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về biển và hải đảo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên Biển Đông về tiềm năng, lợi thế và sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế biển.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về phát triển văn hóa, thể thao; Tham mưu thực hiện các chương trình, đề án, dự án được phân công tại danh mục ban hành kèm theo Kế hoạch này.
11. Sở Du lịch
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về phát triển du lịch vùng ven biển; Tham mưu thực hiện các chương trình, đề án, dự án được phân công tại danh mục ban hành kèm theo Kế hoạch này.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu về nuôi trồng và khai thác thủy sản và các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND tỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các đô thị ven biển, khu đô thị sinh thái ven biển gắn với hình thành các trung tâm kinh tế biển mạnh; Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo phân cấp tại các đô thị ven biển, hải đảo.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng ven biển; tham mưu thực hiện các chương trình, đề án, dự án thuộc ngành, đơn vị.
15. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các nội dung liên quan đến phát triển lĩnh vực Công Thương khu vực ven biển có trọng tâm, trọng điểm, thân thiện với môi trường gắn với đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia.
16. Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương, đơn vị xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực thực hiện Đề án phát triển khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Điều chỉnh mở rộng Khu kinh tế Đông Nam theo Quy hoạch chung của tỉnh. Xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển vận chuyển container quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển bằng container qua cảng Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Tham mưu thực hiện các chương trình, đề án, dự án thuộc ngành, đơn vị.
17. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh
Chủ động kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới vào các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên.
18. Báo Nghệ An; Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động tuyên truyền Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 20/4/2023 và Kế hoạch này theo quy định.
Chủ trì tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế biển gồm: kinh tế của vùng ven biển; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân của vùng ven biển; cơ cấu kinh tế; giá trị tăng thêm bình quân đầu người vùng ven biển khi có yêu cầu về việc sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU.
20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành và địa phương ven biển thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các chủ trương tại Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 20/4/2023 và nội dung Kế hoạch này theo quy định.
21. Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển
- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng, lồng ghép vào các Kế hoạch công tác của đơn vị mình; tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ nhằm phát triển bền vững kinh tế biển; báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) tình hình thực hiện Kế hoạch trước tháng 12 hàng năm.
- Có trách nhiệm bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển và kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
- Trình cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách để thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao theo quy định.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 512/KH-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã có văn bản báo cáo, kiến nghị gửi UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, xử lý theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC 1
PHÂN CÔNG TRÁCH
NHIỆM CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TẠI NGHỊ
QUYẾT SỐ 12/NQ-TU NGÀY 20/4/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
(Kèm theo Kế hoạch số: 608/KH-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2023 của UBND tỉnh
Nghệ An)
TT |
Tên chỉ tiêu |
Mục tiêu Nghị quyết số 12-NQ/TU |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
|
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||||
1 |
Kinh tế của vùng ven biển |
- |
57-60% |
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu thực hiện, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện; - Cục Thống kê tỉnh chủ trì thống kê, cung cấp các dữ liệu liên quan cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
2 |
Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân của vùng ven biển |
Giai đoạn 2021- 2025 khoảng 10,5 - 11,5%/năm |
Giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 12,5 - 13,5%/năm |
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu thực hiện, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện; - Cục Thống kê tỉnh chủ trì thống kê, cung cấp các dữ liệu liên quan cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
3 |
Cơ cấu kinh tế |
Nông, lâm, thủy sản 11 - 12%; Công nghiệp - Xây dựng 41 - 42% và Dịch vụ khoảng 47 - 48%. |
Nông, lâm, thủy sản 7-8%; Công nghiệp - Xây dựng 43 - 44% và Dịch vụ là 49 - 50%. |
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu thực hiện, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện; - Cục Thống kê tỉnh chủ trì thống kê, cung cấp các dữ liệu liên quan cho Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã |
4 |
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người vùng ven biển |
106 triệu đồng/người |
248 triệu đồng/người |
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu thực hiện, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện; - Cục Thống kê tỉnh chủ trì thống kê, cung cấp các dữ liệu liên quan cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
5 |
Tỷ lệ hộ nghèo bình quân vùng ven biển |
khoảng 0,34% |
khoảng 0,22% |
Sở Lao động Thương binh và xã hội |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
6 |
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý |
98% |
100% (địa phương ven biển) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
7 |
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị |
97% |
100% (địa phương ven biển) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nông thôn |
70% |
100% (địa phương ven biển) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biến |
|
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường |
90% |
100% (địa phương ven biển) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
|
8 |
Hạ tầng kỹ thuật |
Xây dựng và hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng khu bến chính cảng nước sâu Cửa Lò |
Tiếp tục thu hút đầu tư nâng cấp, mở rộng khu bến cảng Cửa Lò, một số bến của khu bến cảng Đông Hồi |
Ban Quản lý KKT Đông Nam |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
Xây dựng cơ bản hoàn thiện tuyến đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò |
- |
Sở Giao thông vận tải |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
||
9 |
Tỷ trọng đóng góp kinh tế ngành du lịch vùng ven biển |
50% |
75% |
Sở Du lịch |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
10 |
Tổng sản lượng khai thác thủy sản biển và nuôi trồng thủy sản vùng ven biển |
ước đạt khoảng 209.000 tấn |
ước đạt 227.000 tấn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
11 |
Mở rộng cảng hàng không quốc tế Vinh |
- |
Hoàn thành nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Vinh theo quy hoạch được phê duyệt |
Sở Giao thông vận tải |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
12 |
Khu công nghiệp và khu đô thị ven biển đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường |
- |
100% |
Ban Quản lý KKT Đông Nam |
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
PHỤ LỤC 2
CÁC ĐỀ ÁN/DỰ
ÁN/CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH
TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Kế hoạch số: 608/KH-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2023 của UBND tỉnh
Nghệ An)
A. Danh mục các Đề án, dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của ngành/đơn vị/địa phương
TT |
Tên dự án, nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì/phối hợp |
Nguồn vốn |
Thời gian thực hiện |
I |
Về công tác quản lý tổng hợp biển đảo |
|
|
|
1 |
Xây dựng Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 |
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã ven biển |
Vốn ngân sách tỉnh: Chi sự nghiệp tài nguyên, môi trường |
2021-2025 |
2 |
Đề án lập hồ sơ tài nguyên hải đảo tỉnh Nghệ An |
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã ven biển |
Vốn ngân sách tỉnh |
2023 - 2030 |
3 |
Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo tỉnh Nghệ An |
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã ven biển |
Vốn ngân sách tỉnh |
2023 - 2030 |
II |
Về phát triển kinh tế biển, ven biển |
|
|
|
1 |
Dự án Đường Ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) |
Sở Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan |
Vốn ngân sách hỗ trợ từ TW; ngân sách tỉnh |
2022-2025 |
2 |
Đề án điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Nghệ An (thuộc điểm b, khoản 1, Điều 13, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) |
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã ven biển |
Vốn ngân sách tỉnh: Chi sự nghiệp tài nguyên, môi trường |
2023-2030 |
3 |
Điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản vùng ven bờ và vùng lộng biển Nghệ An, đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác bền vững. |
Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An; Viện nghiên cứu Hải sản; Sở KH&ĐT; Sở Tài chính, UBND các huyện, thị ven biển |
Nguồn ngân sách tỉnh |
2025-2030 |
4 |
“Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sơ chế bảo quản sản phẩm trên tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Nghệ An (đá Nano, đá Sệt....) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hải sản khai thác và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, giai đoạn 2023-2026”. |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan |
Nguồn ngân sách tỉnh |
2023-2026 |
5 |
Dự án cảng nước sâu Cửa Lò của Công ty CPĐT Phát triển vận tải biển quốc tế |
Ban Quản lý KKT Đông Nam phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan |
Vốn xã hội hóa (doanh nghiệp) |
2019-2025 |
6 |
Dự án đầu tư xây dựng cầu dẫn nối quốc lộ 7C với cảng nước sâu Cửa Lò |
Ban Quản lý KKT Đông Nam phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan |
Vốn ngân sách nhà nước |
2022-2026 |
7 |
Dự án xây dựng hệ thống cấp nước biển nuôi tôm công nghiệp theo quy chuẩn Vietgap tại xã Quỳnh Bảng |
UBND huyện Quỳnh Lưu phối hợp với các Sở, Ngành liên quan |
Vốn ngân sách tỉnh |
2021-2025 |
8 |
Triển khai các dự án hạ tầng du lịch do ADB tài trợ |
Sở Du lịch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan |
Nguồn vốn do ADB tài trợ |
2020-2025 |
9 |
Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2035 gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Sở Du lịch phối hợp với các Sở, Ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã |
Nguồn ngân sách tỉnh |
2022-2025 |
10 |
Khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch khu vực ven biển tỉnh Nghệ An. |
Sở Du lịch phối hợp với các Sở, Ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển |
Ngân sách tỉnh |
2024 - 2030 |
11 |
Tích hợp nội dung về phát triển kinh tế biển vào quy hoạch tỉnh |
Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và cơ quan liên quan |
Ngân sách tỉnh |
2020-2025 |
12 |
Kế hoạch ngầm hóa, chỉnh trang mạng cáp viễn thông ven biển giai đoạn 2021-2025 |
Sở Thông tin và truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách tỉnh và vốn xã hội hóa |
2020-2025 |
13 |
Đề án Phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 |
Sở Công thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách tỉnh |
2021-2025 |
14 |
Đề án phát triển xuất khẩu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. |
Sở Công thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách tỉnh |
2021-2025 |
15 |
Dự án khu lâm viên phía đông đường Bình Minh từ phường Nghi Thủy đến phường Nghi Hương (cụ thể tại các phường: Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Thu và Nghi Hương). |
UBND thị xã Cửa Lò phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện |
Nguồn vốn xã hội hóa |
2020-2025 |
16 |
Dự án xây dựng bến cảng số 7 và 8, Cảng Cửa Lò tại phường Nghi Thủy. |
UBND thị xã Cửa Lò phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện |
Nguồn vốn xã hội hóa |
2020-2025 |
17 |
Dự án phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống kè biển để phục vụ du lịch và phát triển kinh tế tại phường Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Thu và Nghi Hương. |
UBND thị xã Cửa Lò phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện |
Ngân sách tỉnh |
2020-2025 |
18 |
Điều chỉnh Quy hoạch các đô thị thuộc vùng huyện ven biển |
Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện |
Ngân sách tỉnh |
2020-2025 |
III |
Về môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng; y tế; văn hóa |
|
|
|
1 |
Xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường biến cấp tỉnh hàng năm và 5 năm |
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan liên quan |
Ngân sách tỉnh |
Hàng năm, 2025, 2030 |
2 |
Xây dựng và ban hành kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên biển tỉnh Nghệ An đến năm 2030 |
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan liên quan |
Ngân sách tỉnh |
2020-2030 |
3 |
Đề án phát triển thành phố Vinh thành trung tâm y tế chuyên sâu |
UBND thành phố Vinh chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan |
Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa |
2023-2030 |
4 |
Đề án phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm văn hóa phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ |
UBND thành phố Vinh chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan |
Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa |
2023-2030 |
IV |
Về bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế |
|
|
|
1 |
Hoàn chỉnh Quy hoạch hệ thống công trình quốc phòng tuyến ven biển thông qua Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Quốc phòng phê duyệt; đồng thời triển khai sửa chữa nâng cấp các công trình quốc phòng hiện có tuyến ven biển |
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2020-2025 |
2 |
Triển khai dự án xây dựng cầu cảng quân sự của lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò |
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2020-2025 |
3 |
Củng cố nâng cấp hệ thống các nhà kho chứa vũ khí trang bị của đảo Ngư và đảo Mắt |
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2020-2025 |
4 |
Dự án mua tàu phục vụ dân quân biển |
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2025-2030 |
5 |
Đề án “Quy hoạch hệ thống đồn, trạm biên phòng đến năm 2021 và những năm tiếp theo” gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” |
Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2021-2025 |
6 |
Đề xuất cấp trên đầu tư đóng mới tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho hải đội và các đồn, trạm Biên phòng tuyến biển, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. |
Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2020-2025 |
7 |
Dự án xây dựng cáng quân sự lực lượng vũ trang tỉnh |
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2019-2025 |
8 |
Đề án tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự đảm bảo an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Nghệ An |
Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan |
Ngân sách quốc phòng |
2022-2026 |
B. Danh mục đề án /dự án/chương trình trọng tâm thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn ngân sách địa phương đầu tư vào đại bàn các huyện, thị xã ven biển và thành phố.
TT |
Danh mục dự án |
Chủ đầu tư/Cơ quan quản lý dự án |
Thời gian thực hiện |
I |
Thị xã Cửa Lò |
|
|
1 |
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Cửa Lò - GĐ II |
UBND thị xã Cửa Lò |
2021 - 2025 |
2 |
Đường giao thông từ Quốc lộ 46 đến bến 5, bến 6 cảng Cửa Lò |
UBND thị xã Cửa Lò |
2021 - 2025 |
II |
Huyện Diễn Châu |
|
|
1 |
Đường trục Trung tâm thương mại Bắc Nam đô thị Diễn Châu mở rộng (tuyến 1) |
UBND huyện Diễn Châu |
2021 - 2025 |
2 |
Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu chính xã Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn An và các tuyên kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, các khu dân cư xóm 5, 6 và 7 xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu |
UBND huyện Diễn Châu |
2021 - 2025 |
3 |
Nâng cấp, cải tạo đường giao thông: Tuyến liên xã Diễn Yên, Diễn Hoàng, Diễn Hùng; Tuyến Quốc lộ 1 - Diễn Phong, huyện Diễn Châu. |
UBND huyện Diễn Châu |
2021 - 2025 |
4 |
Tuyến đường giao thông liên xã Diễn Lộc, Diễn An, Diễn Phú |
UBND huyện Diễn Châu |
2021 - 2025 |
III |
Thị xã Hoàng Mai |
|
|
1 |
Tuyến đường số 1, khu đô thị Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An |
UBND thị xã Hoàng Mai |
2021 - 2025 |
2 |
Đường giao thông nối QL48E đi xã Quỳnh Liên và đoạn Quỳnh Trang - Quỳnh Tân |
UBND thị xã Hoàng Mai |
2021 - 2025 |
3 |
Xây dựng tuyến đường giao thông phát triển du lịch thị xã Hoàng Mai (tuyến nối từ Quốc lộ 48D đi Trung tâm xã Quỳnh Trang - hồ Vực Mấu; Tuyến nối Quốc lộ 1A đi khu di tích lịch sử Quốc gia hang Hỏa Tiễn) |
UBND thị xã Hoàng Mai |
2021 - 2025 |
4 |
Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hoàng Mai thuộc dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ” |
UBND thị xã Hoàng Mai |
2021 - 2025 |
5 |
Cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh tưới chính hồ chứa nước Vực Mấu |
Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An |
2021 - 2025 |
IV |
Huyện Nghi Lộc |
|
|
1 |
Tuyến đường nối huyện Nghi Lộc với thị xã Cửa Lò (đoạn từ QL46 qua đường Chợ Sơn - Phúc Thọ đến đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) |
UBND huyện Nghi Lộc |
2021 - 2025 |
2 |
Tuyến đường D4 trong KKT Đông Nam Nghệ An (Hạng mục tuyến đường kết nối đường D4 với Cảng xăng dầu DKC) |
Ban quản lý KKT Đông Nam |
2021 - 2025 |
3 |
Cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Khe Xiêm và trạm bơm Thanh Phong, tuyến đê bao sông Khe Cái thuộc Công Ty TNHH MTV thủy lợi Nam |
Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Nghệ An |
2021 - 2025 |
V |
Huyện Quỳnh Lưu |
|
|
1 |
Đường giao thông nối từ Quốc lộ 1 A (Quỳnh Hậu) đi Quỳnh Đôi nối đường du lịch sinh thái biển Quỳnh Bảng |
UBND huyện Quỳnh Lưu |
2021 - 2025 |
2 |
Cầu Quỳnh Nghĩa tại Km6+00 trên tuyến đường tỉnh 537B, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An |
UBND huyện Quỳnh Lưu |
2021 - 2025 |
3 |
Đường từ KCN Hoàng Mai II đến NM xi măng Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu |
BQL dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An |
2021 - 2025 |
VI |
Thành Phố Vinh |
|
|
1 |
Tuyến đường D3, N3 vào cụm công nghiệp Hưng Đông, thành phố Vinh |
UBND thành phố Vinh |
2021 - 2025 |
2 |
Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài nối đường ven sông Lam, thành phố Vinh (giai đoạn 1) |
UBND thành phố Vinh |
2021 - 2025 |
3 |
Xây dựng tuyến mương tiêu thoát nước dọc đường V.I.Lê nin, Trường Thi, thành phố Vinh |
UBND thành phố Vinh |
2021 - 2025 |
4 |
Đường giao thông từ QL1A (ngã Ba Quán Bàu) đến Đại lộ Xô viết Nghệ Tĩnh |
BQL dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An |
2021 -2025 |
5 |
Đầu tư nâng cao năng lực đo lường và thử nghiệm cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nghệ An |
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nghệ An |
2021 - 2025 |
6 |
Xây dựng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2) |
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An |
2021 - 2025 |
7 |
Xây dựng mới nhà khám bệnh và điều trị tổng hợp Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An |
Bệnh viện Sản nhi Nghệ An |
2021 - 2025 |
VII |
CÁC DỰ ÁN CÓ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN NHIỀU HUYỆN, THỊ XÃ VEN BIỂN VÀ THÀNH PHỐ VINH |
|
|
1 |
Hạ tầng cơ bản cho tăng trưởng toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - Hợp phần Tỉnh Nghệ An) |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
2021 - 2025 |
2 |
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Chợ Cầu, trạm bơm Thọ Sơn thuộc hệ thống Thủy Lợi Nam |
Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Nghệ An |
2021 - 2025 |
3 |
Đại lộ Vinh- Cửa Lò |
Sở Giao thông Vận tải |
2021 - 2025 |
4 |
Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) - đoạn từ điểm giao Quốc lộ 46 đến Tỉnh lộ 535 (Km 76+00 - Km 83+500) |
Sở Giao thông Vận tải |
2021 - 2025 |
5 |
Dự án tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2023 |
Sở Y tế |
2021 - 2025 |
6 |
Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 1) |
Sở Giao thông Vận tải |
2021 - 2025 |
7 |
Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 2) |
Sở Giao thông vận tải |
2021 - 2025 |
8 |
Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) - đoạn từ Km7 - Km76 |
Sở Giao thông vận tải |
2021 - 2025 |
C. Kế hoạch đầu tư công trung hạn trọng tâm nguồn ngân sách trung trong đầu tư vào địa bàn các huyện, thị xã ven biển và thành phố Vinh.
TT |
Danh mục dự án |
Chủ đầu tư/Cơ quan quản lý dự án |
Thời gian thực hiện |
I |
Thị xã Cửa Lò |
|
|
1 |
Hệ thống giao thông trục chính khu trung tâm từ đường ngang số 6 đến đường ngang số 1 1, thị xã Cửa Lò |
UBND Thị xã Cửa Lò |
2021 - 2025 |
2 |
Đường ngang số 20 thị xã Cửa Lò đoạn từ đường dọc số III đến Đại lộ Vinh - Cửa Lò |
UBND phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò |
2021 - 2025 |
3 |
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Cửa Lò - GĐ II |
UBND thị xã Cửa Lò |
2021 - 2025 |
4 |
Nâng cấp, mở rộng đường Bình Minh thị xã Cửa Lò |
UBND thị xã Cửa Lò |
2021 - 2025 |
5 |
Xây dựng Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Nghệ An cơ sở 2 |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
2021 - 2025 |
6 |
Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2”, tiểu dự án tỉnh Nghệ An |
Sở Du lịch |
2021 - 2025 |
II |
Huyện Diễn Châu |
|
|
1 |
Xây dựng cầu Diễn Kim, huyện Diễn Châu |
UBND huyện Diễn Châu |
2021 - 2025 |
2 |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi các xã Diễn Đồng, Diễn Liên, Diễn Xuân, Diễn Kỷ huyện Diễn Châu |
UBND huyện Diễn Châu |
2021 - 2025 |
3 |
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nối từ QL1A đến QL7A (tuyến đi qua các xã Diễn An Diễn Lộc Diễn Phú, Diễn Lợi và Minh Châu, huyện Diễn Châu) |
UBND huyện Diễn Châu |
2021 - 2025 |
4 |
Đường ngang N2-KKT Đông Nam Nghệ An |
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam |
2021 - 2025 |
5 |
Cầu vượt đường sắt tại đường N2 - Khu Kinh tế Đông Nam |
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam |
2021 - 2025 |
III |
Thị xã Hoàng Mai |
|
|
1 |
Tuyến đường số 1, khu đô thị Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An |
UBND thị xã Hoàng Mai |
2021 - 2025 |
2 |
Nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An |
UBND thị xã Hoàng Mai |
2021 - 2025 |
3 |
Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hoàng Mai thuộc dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ” |
UBND thị xã Hoàng Mai |
2021 - 2025 |
4 |
Đường cứu nạn và tái định cư các khu dân cư ven biển Đông Hồi, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (giai đoạn 1) |
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam |
2021 - 2025 |
5 |
Hệ thống xử lý nước thải tại KCN Đông Hồi (giai đoạn 1) |
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam |
2021 - 2025 |
IV |
Huyện Nghi Lộc |
|
|
1 |
Nâng cấp hệ thống thủy lợi ngăn mặn, chống hạn xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc |
UBND huyện Nghi Lộc |
2021 - 2025 |
2 |
Đường giao thông trục chính dọc trung tâm thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An |
UBND huyện Nghi Lộc |
2021 - 2025 |
3 |
Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu Rào Trường đoạn qua các xã Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Long và Nghi Xá huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An |
UBND huyện Nghi Lộc |
2021 - 2025 |
4 |
Đường ngang N5-KKT Đông Nam Nghệ An |
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam |
2021 - 2025 |
5 |
Đường ngang N5 (đoạn 2) trong KKT Đông Nam Nghệ An |
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam |
2021 - 2025 |
6 |
Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) - đoạn từ điểm giao Quốc lộ 46 đến Tỉnh lộ 535 (Km 76+00 - Km 83+500) |
Sở Giao thông Vận tải |
2021 - 2025 |
7 |
Kênh thoát nước dọc đường N5 Khu kinh tế Đông Nam |
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam |
2021 - 2025 |
V |
Huyện Quỳnh Lưu |
|
|
1 |
Nâng cấp tuyến đê sông Mơ, đoạn qua các xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu |
UBND huyện Quỳnh Lưu |
2021 - 2025 |
2 |
Tuyến đường tránh QL 1A đoạn Quỳnh Hậu - Quỳnh Hồng - Quỳnh Diễn- Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu |
UBND huyện Quỳnh Lưu |
2021 - 2025 |
3 |
Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An (giai đoạn 2) |
Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An |
2021 - 2025 |
4 |
Đê biển bãi ngang Quỳnh Lưu |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2021 - 2025 |
VI |
Thành phố Vinh |
|
|
1 |
Dự án: Phát triển đô thị loại vừa tại Việt Nam-Tiểu dự án thành phố Vinh |
UBND thành phố Vinh |
2021 - 2025 |
2 |
Xây dựng tuyến đường quy hoạch 18m nối Quốc Lộ 46 với Đại lộ Vinh - Cửa Lò, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. |
UBND Thành phố Vinh |
2021 - 2025 |
3 |
Đầu tư cơ sở vật chất Trường Đại học Y khoa Vinh cơ sở 2 |
Trường Đại học Y khoa Vinh |
2021 - 2025 |
4 |
Xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An |
Sở Y tế Nghệ An |
2021 - 2025 |
5 |
Xây dựng Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An (giai đoạn 2) |
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An |
2021 - 2025 |
VII |
CÁC DỰ ÁN CÓ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN NHIỀU HUYỆN, THỊ XÃ VEN BIỂN VÀ THÀNH PHỐ VINH |
|
|
1 |
Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) đoạn từ Km7 - Km76 |
Sở Giao thông Vận tải |
2021 - 2025 |
2 |
Dự án tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2023 |
Sở Y tế |
2021 - 2025 |
3 |
Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 2) |
Sở Giao thông vận tải |
2021 - 2025 |
4 |
Đường gom đường sắt Bắc Nam đoạn qua thành phố Vinh - huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An |
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An |
2021 - 2025 |
5 |
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải các bệnh viện tỉnh Nghệ An sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Đức |
Sở Y tế |
2021 - 2025 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.