ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5907/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 9 năm 2017 |
Thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về công tác y tế trường học và trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1195/TTr-SYT ngày 06/9/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống một số bệnh học đường thường gặp ở học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể:
1. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;
- Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về công tác y tế trường học;
- Chương trình phối hợp số 993/CTr-BYT-BGDĐT ngày 16/11/2012 giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012 - 2020.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thời gian qua, công tác y tế trường học nói chung và công tác phòng, chống bệnh học đường nói riêng trên địa bàn tỉnh đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Ngành Y tế và Ngành Giáo dục đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh (tiêm chủng, tẩy giun, chăm sóc răng miệng, chăm sóc mắt,...), không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, ngộ độc thực phẩm trong trường học. Tuy nhiên, công tác y tế học đường còn dàn trải, chưa đi sâu vào chất lượng, tính hiệu quả chưa cao; công tác theo dõi, quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh tại các trường học chưa thật sự đi vào nề nếp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do trong những năm qua, Ngành Y tế và Ngành Giáo dục chưa tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt các chính sách về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh, chưa tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch/Chương trình hành động về công tác y tế trường học, chưa triển khai mô hình “trường học nâng cao sức khỏe”.
Kết quả “Nghiên cứu một số bệnh học đường thường gặp ở học sinh cấp tiểu học tỉnh Quảng Ngãi” được Sở Y tế thực hiện năm 2014 - 2015 tại 25 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy:
- Tỷ lệ trường học có Phòng Y tế; nhân viên y tế chuyên trách; có trang bị thuốc và dụng cụ y tế tại Phòng Y tế còn thấp (chiếm tỷ lệ từ 44 - 64%);
- Các điều kiện về phòng học, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho học tập và sinh hoạt còn chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định;
- Tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ là 3,4% (trong đó: cận thị 2,8%, viễn thị 0,1%, loạn thị 0,5%); tỷ lệ học sinh mắc các bệnh về răng miệng 77,7%; tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống 5,6%.
- Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh trong các trường học.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
- Bảo đảm cho học sinh được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
TT |
Nội dung |
Chỉ tiêu |
|
Đến năm 2020 |
Đến năm 2025 |
||
1 |
Tỷ lệ trường học bảo đảm các điều kiện về phòng học, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho học tập và sinh hoạt của học sinh |
≥60% |
≥75% |
2 |
Tỷ lệ trường học bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho học sinh |
≥70% |
≥90% |
3 |
Tỷ lệ trường học bảo đảm các điều kiện về cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm |
≥70% |
≥90% |
4 |
Tỷ lệ trường học tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh |
≥70% |
≥90% |
5 |
Tỷ lệ trường học tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe và phòng, chống bệnh học đường |
≥70% |
≥90% |
IV. Nội dung hoạt động và giải pháp chủ yếu
1. Bảo đảm các điều kiện về phòng học, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho học tập và sinh hoạt của học sinh
1.1. Phòng học
a) Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, áp dụng theo quy định tại mục 5.2 TCVN 3907:2011 Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế;
b) Đối với các trường tiểu học, áp dụng theo quy định tại mục 5.2 TCVN 8793:2011 Trường tiểu học - Yêu cầu thiết kế;
c) Đối với các trường trung học, áp dụng theo quy định tại mục 5.2 TCVN 8794:2011 Trường trung học - Yêu cầu thiết kế.
1.2. Bàn ghế
a) Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, kích thước bàn ghế áp dụng theo TCVN 1993 - Bàn ghế học sinh mẫu giáo - Yêu cầu chung;
b) Đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, kích thước bàn ghế áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2011/BGD&ĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 về Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
1.3. Bảng phòng học đối với cấp học phổ thông
a) Các phòng học được trang bị bảng chống lóa; có màu xanh lá cây hoặc màu đen (nếu viết bằng phấn trắng), màu trắng (nếu viết bằng bút dạ);
b) Chiều rộng của bảng từ 1,2m - 1,5m, chiều dài bảng từ 2m - 3,2m;
c) Bảng treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,65m - 0,80m đối với trường tiểu học và từ 0,8m - 1,0m đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, khoảng cách tới mép bàn học sinh đầu tiên không nhỏ hơn 1,8m.
1.4. Chiếu sáng
a) Đối với trường mần non, áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của TCVN 3907:2011 Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế;
b) Đối với trường tiểu học, áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của TCVN 8793:2011 Trường tiểu học - Yêu cầu thiết kế;
c) Đối với trường trung học, áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của TCVN 8794:2011 Trường trung học - Yêu cầu thiết kế.
1.5. Đồ chơi cho trẻ em trong trường học
Đồ chơi cho trẻ em trang bị cho các trường học phải được cung cấp từ các cơ sở có đủ điều kiện và phải bảo đảm theo quy định về việc trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho học sinh
2.1. Phòng Y tế trường học
a) Trường học phải có Phòng Y tế riêng, bảo đảm diện tích phục vụ công tác chăm sóc và quản lý sức khỏe học sinh;
b) Phòng Y tế được bố trí ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu, có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi; có bàn, ghế, tủ dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường và thuốc thiết yếu phù hợp để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe học sinh trong thời gian học tập và sinh hoạt tại trường học;
c) Có sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, hồ sơ sức khỏe học sinh, sổ theo dõi xuất nhập thuốc, vật tư y tế theo quy định.
2.2. Nhân viên y tế trường học
a) Nhân viên làm công tác y tế trường học (bao gồm cả cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm) phải có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế trường học tối thiểu 02 tháng theo chương trình của Bộ Y tế; tham gia các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế do ngành giáo dục, ngành y tế và các ban ngành khác của địa phương tổ chức; định kỳ tham gia giao ban cùng Trạm Y tế xã để nắm bắt tình hình và phối hợp hoạt động chuyên môn;
b) Nhiệm vụ của nhân viên y tế trường học: Tham mưu, tổ chức thực hiện bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho học sinh; tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh; tổ chức các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe; báo cáo, đánh giá công tác y tế trường học theo định kỳ.
3. Bảo đảm các điều kiện về cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
3.1. Bảo đảm cung cấp đầy đủ nước uống, nước sinh hoạt
a) Trường học phải cung cấp đủ nước uống cho học sinh trong thời gian học tập tại trường, bình quân mỗi học sinh trong một ca học có tối thiểu 0,5 lít (về mùa hè), 0,3 lít (về mùa đông);
b) Trường học phải cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một ca học; nếu dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một ca học;
c) Khu nội trú của trường học phải được cung cấp đầy đủ nước sạch để học sinh sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24 giờ;
d) Các trường học phải sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt. Trường hợp trường học tự cung cấp nguồn nước thì chất lượng nước phải bảo đảm theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về nước ăn uống và nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành.
3.2. Công trình vệ sinh
a) Về thiết kế:
- Trường mầm non, áp dụng theo quy định tại mục 5.2.7 và mục 5.5.8 của TCVN 3907:2011 Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế;
- Trường tiểu học, áp dụng theo quy định tại mục 5.6.1, mục 5.6.2 và mục 5.6.3 của TCVN 8793:2011 Trường tiểu học - Yêu cầu thiết kế;
- Trường trung học, áp dụng theo quy định tại mục 5.6 của TCVN 8794:2011 Trường trung học - Yêu cầu thiết kế;
b) Về điều kiện bảo đảm vệ sinh cho các công trình vệ sinh trong trường học: Áp dụng theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về các công trình vệ sinh trong trường học do Bộ Y tế ban hành.
c) Trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
3.3. Bếp ăn nội trú, bán trú
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI, phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (QCVN 07:2010/BYT).
b) Bếp ăn, nhà ăn, căng tin trong trường học phải bảo đảm yêu cầu tại Điều 4, Chương II của Thông tư số 30/2012/QĐ-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố”.
c) Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
d) Yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm thực hiện theo khoản 5 mục VI phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (QCVN 07:2010/BYT).
Đối với các trường học không tự cung cấp thức ăn cho học sinh thì phải ký hợp đồng cung cấp thức ăn cho học sinh với các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
4. Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh
a) Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
b) Theo dõi, quản lý tình trạng sức khỏe học sinh, kịp thời phát hiện học sinh có các dấu hiệu bất thường, yếu tố nguy cơ hoặc mắc bệnh (nhất là các bệnh thường gặp: suy dinh dưỡng, béo phì, ngộ độc thực phẩm, tật khúc xạ, răng miệng, cong vẹo cột sống, rối loạn tâm thần,...) để xử trí, chăm sóc hoặc chuyển tuyến theo quy định.
c) Tư vấn, hướng dẫn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa các bệnh, tật thường gặp ở học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
d) Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý bữa ăn học đường, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
đ) Phối hợp với cơ sở y tế địa phương triển khai chương trình chăm sóc răng miệng; tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh; định kỳ tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các bệnh, tật thường gặp ở học sinh để tư vấn, xử trí, chăm sóc hoặc chuyển tuyến theo quy định.
e) Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng trường học thân thiện, môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn, các chất gây nghiện.
g) Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay cho học sinh.
h) Lập sổ sức khỏe, quản lý, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi sức khỏe của học sinh tại trường. Thông báo định kỳ và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.
5. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe
a) Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại thuốc lá; phòng chống tác hại rượu bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích.
b) Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng, buổi học ngoại khóa phù hợp với từng nhóm tuổi.
c) Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại thuốc lá; phòng chống tác hại rượu bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
6. Công tác tham mưu, quản lý, chỉ đạo, điều hành
a) Hàng năm, Ngành Y tế và Ngành Giáo dục các cấp (tỉnh, huyện, xã) chủ động xây dựng kế hoạch hành động về phòng, chống bệnh học đường phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, trình UBND cùng cấp phê duyệt để có cơ sở tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, Ngành Y tế và Ngành Giáo dục có trách nhiệm cụ thể hóa và đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của đơn vị và tổ chức phối hợp thực hiện.
b) Củng cố, kiện toàn hoặc thành lập mới Ban chỉ đạo công tác y tế trường học các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo theo chức năng nhiệm vụ. Ban chỉ đạo tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương: Huy động các nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện môi trường, điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe trong các trường học trên địa bàn theo quy định; bố trí đảm bảo số lượng cán bộ y tế cho các trường học; kêu gọi các nguồn tài trợ, hỗ trợ nguồn lực cho việc thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh tại các trường học.
c) Tổ chức tuyên truyền, tư vấn nhằm thực hiện bảo hiểm y tế cho tất cả học sinh theo quy định.
d) Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá về công tác phòng, chống bệnh học đường tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
7. Kinh phí thực hiện
a) Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
- Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
- Nguồn kinh phí sự nghiệp chi có mục tiêu theo quy định hiện hành của nhà nước;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
b) Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước.
c) Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp dụng theo các quy định hiện hành.
l. Sở Y tế
- Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo xây dựng kế hoạch (bao gồm cả nguồn kinh phí) phòng, chống bệnh học đường trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Trên cơ sở kế hoạch phòng, chống bệnh học đường do UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện và Trạm Y tế xã xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí kinh phí hoạt động phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương.
- Xây dựng mạng lưới, bố trí cán bộ y tế chuyên trách theo dõi công tác phòng, chống bệnh học đường ở các cấp (tỉnh, huyện, xã) nhằm hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện và Trạm Y tế xã phối hợp với Ngành Giáo dục và Đào tạo cùng cấp:
+ Xây dựng và nhân rộng mô hình “trường học nâng cao sức khỏe” tại các địa phương.
+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trường học; hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học; hướng dẫn triển khai quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh, truyền thông giáo dục sức khỏe.
+ Tư vấn, hướng dẫn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa các bệnh, tật thường gặp ở học sinh.
+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các điều kiện vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh và các nội dung công tác y tế trường học khác theo phân cấp.
+ Thực hiện thống kê, báo cáo kết quả hoạt động theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ động phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, thiết kế, xây dựng tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định và phù hợp với khả năng nguồn lực của địa phương, đơn vị.
- Trong trường hợp quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, trang thiết bị y tế phải tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để thực hiện hoặc tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường học:
+ Củng cố, kiện toàn hoặc thành lập mới Ban chỉ đạo công tác y tế trường học.
+ Phối hợp với Ngành Y tế xây dựng và nhân rộng mô hình “trường học nâng cao sức khỏe” tại các địa phương.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí kinh phí hoạt động phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương.
+ Bố trí đầy đủ cán bộ chuyên trách công tác y tế tại các trường học.
+ Phối hợp với Ngành Y tế trong công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học; tư vấn, hướng dẫn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa các bệnh, tật thường gặp ở học sinh; khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác y tế trường học trên địa bàn.
+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh học đường và nâng cao sức khỏe học sinh.
+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các điều kiện vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh và các nội dung công tác y tế trường học khác theo phân cấp.
+ Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động theo quy định.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị lập, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động học sinh, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh tham gia bảo hiểm y tế.
- Đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi của học sinh khi tham gia bảo hiểm y tế.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tham gia bảo hiểm y tế tại các trường học theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí kết dư của Quỹ bảo hiểm y tế một cách hợp lý, phù hợp để phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh học đường, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh trên địa bàn tỉnh.
5. UBND các huyện, thành phố
- Hằng năm, phê duyệt kế hoạch và chủ động đầu tư kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh học đường, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh trên địa bàn.
- Chỉ đạo củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo công tác y tế trường học ở địa phương.
- Huy động các nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện môi trường, điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe trong các trường học trên địa bàn theo quy định. Trong quy hoạch, xây dựng, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, trang thiết bị y tế, căn cứ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
- Chỉ đạo Ngành Y tế, Ngành Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan phối hợp, tham gia thực hiện các nội dung về công tác phòng, chống bệnh học đường, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh trên địa bàn.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống bệnh học đường, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh tại địa phương cho UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban; ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Phòng, chống một số bệnh học đường thường gặp ở học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đạt hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo Sở Y tế để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.