ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/KH-UBND |
Sơn La, ngày 02 tháng 3 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”; Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 27/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo tiến độ, phù hợp với chủ trương định hướng năm 2022 của Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp và điều kiện thực tế của tỉnh Sơn La nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu của Đề án.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động đề ra phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án và yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án.
- Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
1. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (trong phạm vi phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao).
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Kết quả, sản phẩm: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành.
2.1. Cung cấp Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: năm 2022.
- Kết quả, sản phẩm: Các văn bản cung cấp, hướng dẫn khai thác sử dụng Bộ Tài liệu.
2.2. Biên soạn tài liệu nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Kết quả, sản phẩm: Các tài liệu nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, kỹ năng hòa giải ở cơ sở (tờ gấp pháp luật, hỏi đáp pháp luật về hòa giải ở cơ sở, các tình huống và cách giải quyết các tình huống hòa giải ở cơ sở; tiểu phẩm ...) được biên soạn, phát hành.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao).
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Kết quả, sản phẩm: Các Hội nghị được tổ chức; các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng được cung cấp hoặc các hình thức khác phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Thực hiện chỉ đạo điểm đối với đơn vị cấp xã được chọn làm điểm chỉ đạo
- Đối với cấp tỉnh: Lựa chọn xã Chiềng Pha huyện Thuận Châu; xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã làm điểm chỉ đạo.
- Đối với cấp huyện: Do UBND cấp huyện lựa chọn từ 01 đến 02 đơn vị cấp xã làm điểm chỉ đạo.
- Các hoạt động chỉ đạo điểm: Khảo sát tình hình hoạt động của các tổ hòa giải và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các hòa giải viên.
Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ (tổ chức các tập huấn, bồi dưỡng cấp phát tài liệu; tổ chức các hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm...) cho hòa giải viên của đơn vị cấp xã thực hiện chỉ đạo điểm.
Thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ hòa giải, hòa giải viên, cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở; nhân rộng các mô hình hòa giải hoạt động hiệu quả.
Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (đối với đơn vị cấp xã được chọn làm chỉ đạo điểm của tỉnh); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (đối với đơn vị cấp xã được chọn làm chỉ đạo điểm của cấp huyện).
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I, II/2022.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao).
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I, II/2022.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
Đăng tải Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh; tủ sách pháp luật điện tử.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao).
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
9.1. Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở theo tinh thần xã hội hóa. Khuyến khích Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội hỗ trợ tài liệu, tư vấn, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; vận động và tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở.
9.2. Hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở, nhất là hòa giải các vụ việc khó, phức tạp.
9.3. Kiểm tra việc thực hiện Đề án lồng ghép trong các hoạt động kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, biểu dương, khen thưởng những hòa giải viên, tổ hòa giải ở cơ sở điển hình xuất sắc, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã (trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao).
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí trong dự toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2022.
- Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị có liên quan; tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Chủ trì với các sở, ngành, địa phương thông báo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng quy định; hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền, phổ biến trên báo, đài các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở và tình hình triển khai thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Trên cơ sở Kế hoạch này và tình hình thực tế tại địa phương chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại địa phương. Bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án; định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp tổng hợp) kết quả thực hiện Đề án trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trước 16/6/2022 (đối với báo cáo 6 tháng), trước 18/11/2022 (đối với báo cáo năm).
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; hướng dẫn các tổ chức thành viên ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án; tăng cường các hoạt động truyền thông của cơ quan báo chí trực thuộc về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; vận động, thuyết phục thành viên, hội viên và nhân dân giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2022. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.