ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 20 tháng 3 năm 2023 |
GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM A (H5N1, H7N9) TRÊN NGƯỜI TẠI THÀNH PHỒ CẦN THƠ NĂM 2023
Căn cứ Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;
Căn cứ Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Quyết định số 1482/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh cúm A(H7N9)”;
Căn cứ Quyết định số 5372/QĐ-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn giám sát viêm phổi nặng do vi rút;
Để chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1, H7N9), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch giám sát và phòng, chống dịch cúm A (H5N1, H7N9) trên người tại thành phố Cần Thơ năm 2023, như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm A (H5N1, H7N9).
2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống dịch
a) Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người.
Tăng cường công tác kiểm dịch y tế và công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm A (H5N1, H7N9) xâm nhập vào thành phố Cần Thơ hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.
b) Tình huống 2: Có 01 trường hợp nhiễm cúm A (H5N1, H7N9) trên người.
Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế lây lan dịch từ động vật sang người và từ người sang người.
c) Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A (H5N1, H7N9) lây từ người sang người phạm vi hẹp.
Đẩy mạnh, triển khai chặt chẽ, nghiêm túc công tác khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế lây lan dịch từ động vật sang người và từ người sang người.
d) Tình huống 4: Dịch bùng phát diện rộng.
- Nâng cao các biện pháp chống dịch, đình chỉ các hoạt động tập trung đông người.
- Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.
1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người
- Thành lập và tăng cường công tác chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm các cấp. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch các cấp trình UBND phê duyệt; chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Ngành y tế phối hợp với ngành nông nghiệp, ngành công thương theo dõi tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của chủng vi rút cúm A (H5N1, H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm; đẩy mạnh các hoạt động quản lý mua bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân, đặc biệt thực hiện giám sát tại Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ đối với các chuyến bay nhập cảnh quốc tế từ các quốc gia ghi nhận vùng dịch, tại các Cảng Hàng hải đối với các chuyến tàu nước ngoài thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa và máy đo thân nhiệt cầm tay.
- Tăng cường giám sát tại các khu vực có nguy cơ cao. Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, sinh phẩm y tế để lấy mẫu, vận chuyển và xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A (H5N1, H7N9).
- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong. Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung, điều trị bệnh nhân cúm A (H5N1, H7N9).
- Tập huấn cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát viêm phổi nặng do vi rút, lấy mẫu, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và xử lý ổ dịch cúm A (H5N1, H7N9).
- Tổ chức các hình thức truyền thông các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế.
- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khi có dịch xảy ra.
- Thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo dịch. Kịp thời nắm bắt thông tin thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.
2. Tình huống 2: Có 01 trường hợp nhiễm cúm A (H5N1, H7N9) trên người
- Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm các cấp để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân. Áp dụng hình thức khai báo y tế tại Sân bay Cần Thơ đối với các chuyến bay nhập cảnh quốc tế từ các quốc gia ghi nhận vùng dịch và các Cảng Hàng hải.
- Thực hiện triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; điều tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.
- Ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp xử lý triệt để các ổ dịch cúm A (H5N1, H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực, cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A (H5N1, H7N9).
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, xử lý ổ dịch để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin, các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.
- Thực hiện báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm các cấp tổ chức họp hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
- Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và tham mưu cho Ban Chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch để nhận được các chỉ đạo kịp thời.
- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân tại cộng đồng.
- Thực hiện triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; điều tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực, cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A (H5N1, H7N9), sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, xử lý ổ dịch để kịp thời chỉ đạo phù hợp tình hình dịch bệnh.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin, các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.
- Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ thiết yếu xây dựng các kế hoạch đảm bảo cung cấp dịch vụ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.
- Thực hiện báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.
4. Tình huống 4: Dịch bùng phát diện rộng
- Tổ chức họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại địa phương.
- Phối hợp với các ngành hỗ trợ các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân không để rối loạn các hoạt động về kinh tế xã hội.
- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
- Thường xuyên báo cáo tình hình diễn biến của dịch và tham mưu cho Ban Chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch để có phương án phù hợp.
- Huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các đội sơ cứu, hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh.
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
- Thiết lập các bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện. Mở rộng các đơn vị y tế tiếp nhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến: đối với trường hợp nhẹ theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế xã hạn chế di chuyển bệnh nhân.
- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, xử lý ổ dịch để kịp thời chỉ đạo phù hợp tình hình dịch bệnh.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin, các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị thuộc ngành Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.
Sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách thành phố; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc thẩm quyền.
1. Sở Y tế
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cúm A (H5N1, H7N9) tại các cấp ở địa phương; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch cúm A (H5N1, H7N9) theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch cúm A (H5N1, H7N9): phụ cấp chống dịch, trực dịch,...
- Đầu mối tập hợp các đề xuất kinh phí bổ sung của các đơn vị y tế gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố và phối hợp xử lý ổ dịch; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm; chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân; tổ chức tập huấn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cúm A (H5N1, H7N9) cho cán bộ làm công tác chuyên môn tại đơn vị; thực hiện báo cáo và khai báo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố tăng cường truyền thông các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng, hướng dẫn người tiêu dùng biết chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng gia cầm chết, ốm để chế biến thức ăn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm A (H5N1, H7N9) tại cộng đồng, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định; củng cố các đội chống dịch cơ động, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết; kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch của các quận/huyện, xã/phường; phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố theo dõi tình hình dịch bệnh ở động vật, gia cầm; kiểm dịch y tế chặt chẽ hành khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để dịch bệnh xâm nhập; phối hợp với các đơn vị truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống dịch bệnh cúm A (H5N1, H7N9); đảm bảo thuốc, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm A (H5N1, H7N9) trên địa bàn, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cúm A (H5N1, H7N9) trên địa bàn; củng cố các đội chống dịch cơ động, hỗ trợ các xã, phường khi cần thiết; cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng bệnh lây truyền từ gia cầm sang người như: không ăn thực phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, bệnh, chết; không ăn thức ăn chưa nấu kỹ, tiêu độc khử khuẩn,...; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
2. Sở Tài chính
- Đề xuất cơ chế, giải pháp đảm bảo kinh phí cho phòng, chống dịch; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về sử dụng nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động của Kế hoạch này.
- Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các chế độ, chính sách cho cán bộ tham gia và công tác thanh, quyết toán đúng quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên gia súc, gia cầm đặc biệt là tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trong chăn nuôi.
- Chỉ đạo tổ chức bao vây, xử lý triệt để các ổ dịch trên gia súc, gia cầm khi phát hiện.
- Phối hợp với Sở Y tế thông tin kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên người.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch cúm gia cầm trong trường học; tuyên truyền cho học sinh về dịch cúm A (H5N1, H7N9) và các biện pháp phòng chống dịch trong nhà trường, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng; tổ chức bữa ăn cho học sinh bán trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5. Sở Công Thương
- Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định trong kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm của các cơ sở kinh doanh, sản xuất, giết mổ.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không để thực phẩm không rõ nguồn gốc xâm nhập vào địa bàn thành phố.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông của thành phố truyền thông kịp thời, chính xác về diễn biến tình hình dịch bệnh; công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố và các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H5N1, H7N9) đến người dân.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đảm bảo công tác hậu cần và an sinh xã hội cho những người dân trong khu vực có dịch, đặc biệt giải quyết nhanh chính sách hỗ trợ cho những trường hợp tử vong do dịch theo quy định.
8. Công an thành phố
- Phối hợp với các ngành trong việc đảm bảo an ninh, trật tự trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp Cảng Hàng hải và Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ và ngành y tế thực hiện kiểm tra, giám sát các trường hợp nhập cảnh nhất là từ các khu vực đang có dịch bệnh bùng phát.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, thủy cầm mắc bệnh, không rõ nguồn gốc ra thị trường.
9. Các Cảng Hàng hải và Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ
Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố thực hiện các biện pháp kiểm dịch y tế phòng, chống dịch cúm A (H5N1, H7N9) theo quy định.
10. Ủy ban nhân dân quận/huyện, phường/xã
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống cúm gia cầm từ quận/huyện đến xã/phường/thị trấn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận/huyện, xã/phường/thị trấn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Chỉ đạo các ban, ngành phối hợp Ngành Y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch theo nhiệm vụ được phân công. Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng, chống dịch.
- Thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
- Tăng cường chỉ đạo công tác tiêm vắc xin phòng cúm gia cầm cho gia cầm.
- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.
11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các sở, ban ngành, đoàn thể thành phố
- Căn cứ nội dung kế hoạch này xây dựng các hoạt động triển khai phù hợp tại đơn vị.
- Tuyên truyền cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Phối hợp cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung phòng, chống dịch cúm A khi có yêu cầu theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ.
Trên đây là Kế hoạch giám sát và phòng, chống dịch cúm A (H5N1, H7N9) trên người tại thành phố Cần Thơ năm 2023. Kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với diễn biến tình hình dịch và chỉ đạo của Trung ương. Trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.