ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 579/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 34/QCPH-BGTVT-UBND ngày 26/8/2013 giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Bắc Ninh trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Thông báo kết luận số 136/TB-UBND ngày 30/12/2022 tại phiên họp giao ban Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại tờ trình số 2204/SGTVT-TTr ngày 20/12/2022; của Sở Tài chính tại Công văn số 1617/STC-TCĐT ngày 23/12/2022.
UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở trên đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025; cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường sắt nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông; duy trì quản lý, bảo vệ hành lang an toàn, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng đường sắt trên địa bàn tỉnh.
- Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị và các đơn vị liên quan: Tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt giai đến năm 2025 theo Quy định tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ và Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt.
2. Yêu cầu
Kiện toàn tổ công tác liên ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn giao thông đường sắt; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn kịp thời, đảm bảo đúng tiến độ và tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh; kiểm tra các vướng mắc, khó khăn, đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời đảm bảo thực hiện kế hoạch đã xây dựng đạt hiệu quả.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt bằng nhiều hình thức để mọi người dân nhận thức tầm quan trọng và tự giác chấp hành.
- Rà soát, phân loại, thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường sắt, các đường dân sinh tự mở đấu nối trái phép vào đường sắt, các vị trí tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông, vị trí điểm đen tai nạn giao thông.
- Xây dựng phương án cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang đường sắt phát sinh mới; từng bước xóa bỏ, ngăn chặn việc mở đường ngang qua đường sắt và các vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; hoàn thiện mốc chỉ giới hành lang an toàn đường sắt, bảo vệ mốc giới, phần đất hành lang an toàn đường sắt đã giải tỏa.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh vào các khu công nghiệp, thương mại, khu dân cư, ... đấu nối vào đường sắt phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt.
- Xây dựng hệ thống phòng hộ, hàng rào ngăn cách giữa đường bộ với đường sắt theo quy định.
- Lập kế hoạch kinh phí thực hiện hằng năm theo kế hoạch, từng bước xóa bỏ các điểm đấu nối không đúng quy hoạch, cải tạo các vị trí đã được quy hoạch không đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn giao thông hoặc tổ chức trực gác cảnh giới đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí đường dân sinh giao với đường sắt.
III. TIẾN ĐỘ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2023 - 2024:
- Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Lạng, các cơ quan chức năng, UBND thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho mọi người dân hiểu rõ và chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường sắt.
- UBND thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du có đường sắt đi qua, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, thống kê và tổ chức giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm, kiên quyết không để phát sinh thêm các vi phạm hành lang an toàn đường sắt và các đường ngang trái phép mới; rà soát báo cáo UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức trực cảnh giới bảo đảm an toàn giao thông tại các lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
- Cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt dọc theo tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng bàn giao cọc mốc cho chính quyền địa phương để phối hợp quản lý, bảo vệ.
- Xây dựng hệ thống đường gom, hàng rào cách ly với đường sắt, từng bước đóng các lối đi dân sinh mở trái phép.
- Xây dựng các đường ngang, cầu vượt, hầm chui và nâng cấp, cải tạo các đường ngang hợp pháp (cải tạo giảm độ dốc dọc, giải tỏa tầm nhìn, bổ sung hệ thống đảm bảo an toàn giao thông, tín hiệu, thay đổi hình thức phòng vệ, ...) theo quy hoạch được duyệt.
2. Giai đoạn 2024- 2025:
- Xây dựng hàng rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt đối với các khu dân dân cư, khu đô thị, khu dịch vụ thương mại, cụm công nghiệp, khu công nghiệp dọc tuyến đường sắt đối với các đoạn tuyến còn lại.
- Xây dựng hầm chui, cầu vượt tại những điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quy hoạch được duyệt.
(Chi tiết thể hiện trong bảng phụ lục chi tiết đính kèm).
1. Nguồn kinh phí: Kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác).
Dự kiến kinh phí thực hiện là: 7.008.402.000 đồng (Bảy tỷ, không trăm linh tám triệu, bốn trăm linh hai nghìn đồng).
2. Nội dung chi từ ngân sách nhà nước:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt.
- Thống kê, rà soát và phân loại các công trình vi phạm các công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt, diện tích đất và công trình trên đất đã được bồi thường, giải tỏa.
- Cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường sắt.
- Bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ hành lang an toàn đường sắt.
- Cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường sắt; phần đất hành lang an toàn đường sắt, xây dựng các công trình phụ trợ đảm bảo an toàn trong hành lang an toàn đường sắt.
- Xây dựng hệ thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các đường ngang dân sinh mở trái phép trên các tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; xây dựng các đường ngang hầm chui, cầu vượt; đồng thời nâng cấp, cải tạo các đường ngang hợp pháp.
1. Căn cứ các nội dung nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch này đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện kịp thời, đúng tiến độ có hiệu quả.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan:
2.1. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội các cấp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường sắt nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đường sắt, góp phần bảo vệ đường sắt phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với các địa phương có tuyến đường sắt đi qua kiểm tra, phát hiện kịp thời các vị trí tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, điểm đen tai nạn giao thông để tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh Bắc Ninh xem xét, xử lý.
- Tham gia tổ công tác liên ngành cùng Sở GTVT Bắc Ninh, Công an tỉnh và các đơn vị, địa phương trong công tác tuyên truyền và thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
2.2. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì tham mưu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh Bắc Ninh kiện toàn tổ công tác liên ngành; Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc UBND thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du, các đơn vị quản lý đường sắt triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện theo giai đoạn, kết quả thực hiện hằng năm. Tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán, kinh phí thực hiện Kế hoạch trình Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lắp dựng hệ thống thiết bị đèn cảnh báo giao thông hoặc bố trí chốt trực cảnh giới giao thông tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, điểm đen tai nạn giao thông; cắm biển hạn chế phương tiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ xây dựng gờ, gồ giảm tốc để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua lối đi tự mở;
- Phối hợp với cơ quan liên quan, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Lạng thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn tỉnh.
2.3. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom, cầu vượt, hầm chui trong các khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ, khu dân cư dọc theo tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng đất liên quan đến hành lang an toàn đường sắt.
2.5. Công an tỉnh:
- Bố trí lực lượng Công an tham ra tổ công tác liên ngành cấp tỉnh.
- Chỉ đạo lực lượng Công an các địa phương có tuyến đường sắt đi qua tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở; phối hợp với các chính quyền địa phương thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt.
2.6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục rộng rãi đến toàn thể học sinh, sinh viên trong các trường học để nắm và thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường sắt;
2.7. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Bắc Ninh: Tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt để người dân nhận thức được tầm quan trọng về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường sắt; phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng tài liệu, tờ rơi, tổ chức in ấn và tuyên truyền để nhân dân nắm bắt, hiểu rõ các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2.8. Sở Tài chính:
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn quản lý thanh, quyết toán theo quy định.
2.9. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp cùng Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện các dự án đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và quy định về quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.10. UBND thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du:
- Thành lập tổ công tác liên ngành cấp huyện thực hiện kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn; thông báo, tuyên truyền về kế hoạch thực hiện giải tỏa đến các tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt.
- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông tổ chức cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự giác tháo dỡ, các công trình xây dựng trái phép trong hành lang đường sắt.
- Tổ chức tiếp nhận, phối hợp với các cơ quan quản lý đường sắt cắm mốc chỉ giới hành lang đường sắt; quản lý, bảo vệ phần đất hành lang đường sắt đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới, tiến hành xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai rà soát, thống kê, phân loại, xác định giới hạn phần đất hành lang an toàn đường sắt, vị trí các nút giao, điểm đen, các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, các công trình, vật kiến trúc, ...v.v.
- Phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về an toàn hành lang đường sắt để mọi người tự giác chấp hành;
2.11. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Công ty CP Đường sắt Hà Lạng:
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố có tuyến đường sắt đi qua lập hồ sơ các lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt; xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc giới đất dành cho đường sắt; bàn giao cho UBND cấp xã quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố có đường sắt đi qua thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; rà soát diện tích đất trong phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt, đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố có tuyến đường sắt đi qua giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở; giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố có tuyến đường sắt đi qua tổ chức rà soát, rào đóng một số lối đi tự mở không phải xây dựng công trình phụ trợ; rào đóng các lối đi tự mở theo quy định, khi đảm bảo các điều kiện về xây dựng đường gom, đảm bảo thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của người dân.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
LỘ TRÌNH XÓA BỎ LỐI ĐI TỰ MỞ TRÊN ĐƯỜNG SẮT
HÀ NỘI - ĐỒNG ĐĂNG ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 579/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Bắc
Ninh)
TT |
Huyện, Thành phố/Lý trình |
Địa điểm |
Đề xuất giải pháp xử lý |
Dự kiến Thời gian thực hiện |
Nguồn kinh phí |
Kinh phí dự kiến (Triệu đồng) |
Ghi chú |
I |
Thành phố Từ Sơn |
||||||
1 |
Km17+775 |
Phường Đồng Nguyên |
Thành lập đường ngang mới; bố chốt trực cảnh giới đảm bảo ATGT |
2022÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
707,857 |
Công ty Cổ phần đường sắt Hà Lạng đề xuất bố trí chốt trực gác cảnh đảm bảo ATGT |
2 |
Km18+125 |
Phường Đồng Nguyên |
Thành lập đường ngang mới |
2022÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước |
|
Sở GTVT đang bố trí người trực cảnh giới đảm bảo ATGT |
3 |
Km18+495 |
Phường Đồng Nguyên |
Thành lập đường ngang mới |
2022÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước |
|
Sở GTVT đang bố trí người trực cảnh giới đảm bảo ATGT |
II |
Huyện Tiên Du |
||||||
1 |
Km21+380 |
Xã Nội Duệ |
Giữ nguyên, bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động |
2023÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
1.212,109 |
Địa phương đề xuất giữ nguyên đường dân sinh; bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động |
2 |
Km21+830 |
Xã Nội Duệ |
Giữ nguyên, bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động hoặc chốt trực gác cảnh giới đảm bảo ATGT |
2024÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
1.212,109 |
Địa phương đề xuất giữ đường dân sinh; bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động |
3 |
Km22+075 |
Xã Nội Duệ |
Thành lập đường ngang mới |
2022÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước |
|
Sở GTVT đang bố trí người trực cảnh giới đảm bảo ATGT |
4 |
Km22+200 |
Xã Nội Duệ |
Giữ nguyên, bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động hoặc người trực gác cảnh giới đảm bảo ATGT |
2024÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
1.212,109 |
Địa phương đề xuất giữ đường dân sinh; bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động |
5 |
Km22+800 |
Xã Nội Duệ |
Thành lập đường ngang mới, bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động hoặc người trực gác cảnh giới đảm bảo ATGT |
2024÷ 2025 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
1.212,109 |
|
6 |
Km23+550 |
Thị trấn Lim |
Thành lập đường ngang mới |
2022÷ 2023 |
Ngân sách nhà nước |
|
Sở GTVT đang bố trí người trực cảnh giới đảm bảo ATGT |
III |
Thành phố Bắc Ninh |
||||||
1 |
Km27+380 |
Phường Võ Cường |
Xây dựng cầu vượt hoặc Hầm chui dân sinh |
2023÷ 2025 |
Ngân sách Thành phố và Ngân sách tỉnh |
|
Vị trí giao cắt với Quy hoạch đường H1 |
2 |
Km 27+800 |
Phường Võ Cường |
Xây dựng Hầm chui đường Lý Anh Tông |
2022÷ 2024 |
Ngân sách tỉnh |
|
Ban Quản lý KV PTĐT tỉnh Bắc Ninh làm Chủ đầu tư, đang triển khai thi công |
3 |
Km 28+003 |
Phường Võ Cường |
Xóa bỏ đường ngang dân sinh tự mở; lắp dựng hệ thống tôn hộ lan |
2022÷ 2024 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
24,0 |
UBND thành phố Bắc Ninh đang ĐTXD Hầm chui tại Km28+500 và đường gom nối với các khu dân cư thuộc dự án đường Hoàng Hoa Thám kéo dài |
4 |
Km 32+960 |
Phường Thị Cầu |
Xóa bỏ đường ngang dân sinh tự mở; lắp dựng hệ thống tôn hộ lan |
2022÷ 2024 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
24,0 |
Hiện tại đã có hệ thống đường gom dân sinh bên trái, đoạn từ lý trình Km32+900 - Km33+410 (bên phải không cần làm đường gom do cửa của các hộ dân nằm trên mặt đường ĐT.295B). Khi thành lập đường ngang tại Km 33+190 sẽ đảm bảo cho người dân đi lại giữa hai bên đường sắt. |
5 |
Km 32+975 |
Phường Thị Cầu |
Xóa bỏ đường ngang dân sinh tự mở; lắp dựng hệ thống tôn hộ lan |
2022÷ 2024 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
36,0 |
|
6 |
Km 33+190 |
Phường Đáp Cầu |
Thành lập đường ngang mới, bố trí hệ thống cảnh báo, cần chắn tự động hoặc người trực gác cảnh giới đảm bảo ATGT |
2022÷ 2024 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
1.212,109 |
|
7 |
Km 33+290 |
Phường Đáp Cầu |
Xóa bỏ đường ngang dân sinh tự mở; lắp dựng hệ thống tôn hộ lan |
2022÷ 2024 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
24,0 |
|
8 |
Km 33+410 |
Phường Đáp Cầu |
Xóa bỏ đường ngang dân sinh tự mở; lắp dựng hệ thống tôn hộ lan |
2022÷ 2024 |
Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
132,0 |
|
Tổng kinh phí dự kiến |
|
|
7.008,402 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.