ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5732/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 7 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-BYT ngày 21/6/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chuyên môn về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh: số 1920/QĐ-UBND ngày 21/10/2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025; số 2517/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 về việc phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG năm 2024.
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 313/TTr-BDT ngày 21/6/2024 đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 1396/STC-HCSN ngày 26/6/2024;
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2024 (Tiểu dự án 2, Dự án 9) thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025, với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Tiểu dự án 2, Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ... nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng, nhất là địa bàn vùng đồng bào DTTS có nguy cơ cao về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
2. Yêu cầu:
a) Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình và quy định pháp luật có liên quan, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
b) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình đảm bảo hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.
c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. MỤC TIÊU
1. Tuyên truyền vận động thay đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân cho 385 người là cán bộ chính quyền và đoàn thể cấp thôn, đồng bào DTTS, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
2. Tổ chức hội nghị tập huấn cho 200 cán bộ làm công tác dân tộc cấp huyện, cấp xã, cán bộ dân số, nhân viên y tế thôn bản trong vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
3. Triển khai thực hiện 10 mô hình điểm “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; 500 người DTTS (người dân, học sinh, phụ huynh) được tuyên truyền, vận động để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thông qua các mô hình.
4. Trên 50% người có uy tín, cán bộ chính quyền, đoàn thể cấp thôn, người dân tộc thiểu số thuộc xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được tuyên truyền về thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
5. Phấn đấu giảm từ 2 - 3% số cặp tảo hôn và từ 3 - 4%[1] số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ cao về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN:
1. Đối tượng:
a) Thanh niên, vị thành niên (nam/nữ) người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
b) Các bậc cha, mẹ, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; phụ huynh học sinh vùng đồng bào DTTS trong độ tuổi vị thành niên.
c) Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi;
d) Người dân sinh sống trong vùng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS; cán bộ, công chức, chức sắc tôn giáo...tham gia tuyên truyền vận động thực hiện ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.
2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn các thôn, xã vùng DTTS và miền núi, ưu tiên triển khai thực hiện những nơi có nguy cơ cao về tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống:
a) Biên soạn tài liệu phục vụ các hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình; tài liệu hỏi - đáp về hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; biên soạn nội dung sổ tay, tờ rơi, pano tuyên truyền.
b) Thiết kế in ấn 12.000 tờ rơi và 500 cuốn cẩm nang tuyên truyền về luật hôn nhân gia đình, hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
c) Lắp đặt 02 pano tuyên truyền tại xã Gung Ré, xã Gia Hiệp huyện Di Linh, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nguy cơ cao về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
d) Sửa chữa 29 cụm pano đã lắp đặt các năm 2017, 2018 và 2019 tại các xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
đ) Tổ chức hội nghị chuyên đề “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”:
- Địa điểm thực hiện tại 14 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, gồm: xã Phi Liêng, xã Đạ K’Nàng thuộc huyện Đam Rông; xã Gung Ré, xã Gia Hiệp, xã Tam Bố, xã Đinh Lạc thuộc huyện Di Linh; xã Liên Hà, thị trấn Đinh Văn thuộc huyện Lâm Hà; xã Lộc Lâm, xã B’lá thuộc huyện Bảo Lâm; xà Phú Hội, xã Ninh Gia thuộc huyện Đức Trọng; xã Đạ Nhím, xã Đạ Chais thuộc huyện Lạc Dương.
- Thành phần tham dự hội nghị gồm cán bộ và Nhân dân trong xã thực hiện Chuyên đề.
- Thời gian: 01 ngày/xã.
- Nội dung:
+ Chuyên đề 1: Vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ phong tục tập quán không còn phù hợp liên quan hôn nhân gia đình (Ban Dân tộc tỉnh chủ trì báo cáo).
+ Chuyên đề 2: Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản; sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Sở Y tế chủ trì báo cáo).
- Thời gian thực hiện các hoạt động: Quý III và Quý IV năm 2024.
2. Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật:
a) Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào dân tộc thiểu số:
- Địa điểm thực hiện: Thành phố Bảo Lộc.
- Quy mô, thành phần: 200 đại biểu là cán bộ làm công tác dân tộc cấp huyện, cấp xã; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ dân số, nhân viên y tế thôn bản thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nội dung thực hiện; gồm 6 chuyên đề:
STT |
Nội dung |
Cơ quan báo cáo |
01 |
Chuyên đề 1: Phát huy kết quả đạt được giai đoạn 2015-2020 và tiếp tục triển khai thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025. |
Ban Dân tộc |
02 |
Chuyên đề 2: Ảnh hưởng sức khỏe do tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nguyên nhân và giải pháp |
Sở Y tế |
03 |
Chuyên đề 3: Vai trò các cấp hội phụ nữ trong công tác vận động, xóa bỏ phong tục tập quán không còn phù hợp gắn với giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh |
04 |
Chuyên đề 4: Kiến thức pháp luật về hòa giải cơ sở; vai trò của chính quyền, đoàn thể trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. |
Sở Tư pháp |
05 |
Chuyên đề 5: Luật trẻ em và các quyền cơ bản của trẻ em. |
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội |
06 |
Chuyên đề 6: Phát huy vai trò người có uy tín, chức sắc tôn giáo trong vận động đồng bào DTTS về thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. |
Ban Dân tộc |
b) Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
- Số lượng, thành phần: 29 cán bộ làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện, xã; các sở, ngành tham gia thực hiện Dự án và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.
- Địa điểm: Tại một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên thực hiện có hiệu quả các mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (chú ý đi những địa bàn có nhiều đồng bào DTTS tương đồng với tỉnh Lâm Đồng).
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2024.
3. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống:
a) Tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống:
- Địa điểm thực hiện: Thành phố Bảo Lộc.
- Số lượng, thành phần: 385 cán bộ thôn và đại diện các đoàn thể của thôn, người có uy tín và người dân tộc thiểu số nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
- Nội dung thực hiện, gồm: 06 chuyên đề:
STT |
Nội dung |
Cơ quan báo cáo |
01 |
Chuyên đề 1: Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện công tác giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. |
Ban Dân tộc |
02 |
Chuyên đề 2: Quy định xử lý vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. |
Sở Tư pháp |
03 |
Chuyên đề 3: Các thông tin, luận chứng khoa học về hệ lụy, hậu quả của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra. |
Sở Y tế |
04 |
Chuyên đề 4: Vai trò phụ nữ trong công tác thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh |
05 |
Chuyên đề 5: Luật trẻ em và các biện pháp bảo vệ trẻ em liên quan đến tảo hôn. |
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội |
06 |
Chuyên đề 6: Một số phương pháp, kỹ năng tuyên truyền vận động đồng bào DTTS về thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. |
Ban Dân tộc. |
- Thời gian thực hiện: Quý III đến Quý IV năm 2023.
b) Tổ chức 01 hội thi tìm hiểu pháp luật về hôn nhân gia đình, kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (hình thức sân khấu hóa):
- Số lượng 150 thí sinh (thuộc các địa phương có Mô hình điểm).
- Địa điểm: Tại thành phố Đà Lạt.
- Thời gian thực hiện: Quý III đến Quý IV năm 2024.
4. Duy trì, triển khai bổ sung và thay thế mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”:
Thực hiện 10 mô hình điểm về can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (tại các trường học và xã có tỷ lệ và nguy cơ xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao), cụ thể:
a) Các trường phổ thông dân tộc nội trú: Trung học phổ thông tỉnh, Trung học cơ sở Di Linh, Trung học cơ sở Bảo Lâm; Trung học cơ sở và Trung học phổ thông liên huyện phía Nam; trường Trung học cơ sở Tân Thượng (Di Linh).
b) Xã Bảo Thuận huyện Di Linh; xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai; xã Liêng S’Rônh huyện Đam Rông; xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên và xã Tà Năng, huyện Đức Trọng.
c) Thời gian thực hiện: Quý III và IV năm 2024.
5. Hoạt động quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch:
a) Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình (xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự để nêu gương).
c) Thực hiện theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo Phụ lục số 02, biểu 2.9.2 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện: 3.731.270.000 đồng (Ba tỷ, bảy trăm ba mươi mốt triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng).
2. Dự toán chi tiết theo Phụ lục đính kèm và theo thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 1396/STC-HCSN ngày 26/6/2024.
3. Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 20924 được phân bổ tại Quyết định 2571/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng và kinh phí chuyển nguồn từ năm 2022, năm 2023 sang năm 2024.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch đã được phê duyệt; trong quá trình thực hiện, trường hợp điều chỉnh, bổ sung các hoạt động đã được phê duyệt tại Kế hoạch này, Ban Dân tộc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung trước khi thực hiện.
b) Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng chế độ, định mức quy định và thẩm định của Sở Tài chính, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện.
c) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổ chức sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu) Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định.
2. Sở Y tế: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan liên quan thực hiện các nội dung Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
3. Sở Tài chính: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Dân tộc tỉnh trong việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định.
4. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện và lồng ghép các nội dung hoạt động của Kế hoạch với các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, đảm bảo bảo chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch này.
5. UBND các huyện, thành phố:
a) Chủ động xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phù hợp với tình hình, thực tế của địa phương để thực hiện đảm bảo có hiệu quả; lồng ghép triển khai thực hiện Kế hoạch này trong các chương trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định.
b) Thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS tại địa phương; định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu, tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch, gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
c) Phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tỉnh trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.
Yêu cầu các sở, ngành, cơ quan cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì kịp thời phản ảnh về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC:
DỰ TOÁN KINH PHÍ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 5732/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong hôn nhân[2]. |
1.036,89 |
2 |
Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. |
806,47 |
3 |
Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống[3]. |
1.436,51 |
4 |
Duy trì, triển khai nhân rộng mới mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. |
400,00 |
5 |
Khảo sát thu thập thông tin |
51,404 |
Tổng cộng |
3.731,27 |
[1] Số liệu của Tổng Cục Thống kê, từ 2009 đến 2019 tỉnh Lâm Đồng có 1.071 hôn nhân cận huyết; 23.223 người tảo hôn.
[2] Kinh phí năm 2022 chuyển sang 152,47 triệu đồng; kinh phí năm 2023 chuyển sang 136,0 triệu đồng; kinh phí năm 2024 phân bổ 748,42 triệu đồng.
[3] Kinh năm 2023 chuyển sang 416,9 triệu đồng; kinh phí năm 2024 phân bổ 1.019,61 triệu đồng
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.