ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 569/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 02 tháng 02 năm 2016 |
Căn cứ Chương trình công tác tư pháp trọng tâm năm 2016 của Bộ Tư pháp gắn với yêu cầu phục vụ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác tư pháp năm 2016 với các nội sau:
1. Công tác tư pháp của tỉnh phải bám sát các nhiệm vụ trọng tâm về tư pháp theo Chương trình công tác tư pháp trọng tâm năm 2016 của Bộ Tư pháp và triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành Trung ương về các nhiệm vụ công tác năm 2016.
2. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng, công tác tư pháp phải bám sát và phục vụ yêu cầu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh.
3. Phát huy tinh thần đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo và các giải pháp, sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2016:
1. Công tác Xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật:
Tập trung triển khai và đảm bảo thực hiện tốt những quy định mới của Luật Ban hành văn bản QPPL; tiếp tục rà soát, lập danh mục các văn bản QPPL cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với Hiến pháp. Nâng cao chất lượng thẩm định các dự thảo văn bản QPPL, đảm bảo tính pháp lý của văn bản thẩm định.
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra VBQPPL và theo dõi thi hành pháp luật, trong đó chú trọng việc đánh giá tác động của các chính sách, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của VBQPPL.
Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; đôn đốc, theo dõi việc xử lý văn bản trái pháp luật của các ngành, các cấp trong tỉnh; xây dựng các giải pháp để hạn chế thấp nhất tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật, nhất là ở cấp xã. Chú trọng nâng cao chất hoạt động của tổ chức bộ máy pháp chế, cán bộ pháp chế.
2. Công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật:
Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, rà soát, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp xử lý hành chính; hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các ngành, địa phương trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tập trung triển khai hiệu quả Luật xử lý vi phạm hành chính; tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với Bộ luật hình sự (sửa đổi), đồng thời tổng hợp kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi để đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 77/2014/QH13 của Quốc hội liên quan đến việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc; tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp xử lý hành chính. Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gắn với kiểm tra VBQPPL và KSTTHC, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, khắc phục những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ trong một số lĩnh vực hoạt động kinh tế -xã hội. Trong đó tập trung vào lĩnh vực nhà ở xã hội, người có công và một số lĩnh vực có tính bức xúc, cấp thiết.
3. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hương ước, quy ước văn hóa, chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở:
Triển khai thực hiện tốt “Ngày pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam” (09/11/2016). Triển khai và tiến tới tổng kết các Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Tập trung tuyên truyền về Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tiếp tục triển khai phổ biến Hiến pháp năm 2013 và các văn bản có liên quan. Triển khai phổ biến kịp thời, có hiệu quả các luật có hiệu lực trong năm 2016 và năm 2017. Tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng đặc thù; nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường, v.v...
Tăng cường phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến các đối tượng là phụ nữ, học sinh, sinh viên, người đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở vùng sâu, vùng xa... Triển khai có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở; tiếp tục kiện toàn tổ hòa giải, đội ngũ hòa giải viên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên để tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Lâm Đồng năm 2016 và tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc.
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh. Khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Củng cố, khai thác có hiệu quả các tủ sách pháp luật; rà soát, đánh giá tổ chức và hiệu quả hoạt động của mô hình Câu lạc bộ pháp luật trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác Hành chính tư pháp:
Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử phục vụ cho việc hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác đăng ký, thống kê hộ tịch; tổ chức triển khai Đề án cấp phiếu lý lịch tư pháp qua mạng và qua dịch vụ bưu chính.
Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác đăng ký, thống kê hộ tịch; đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với UBND cấp huyện và UBND cấp xã; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch.
Tiếp tục triển khai thi hành hiệu quả Luật Nuôi con nuôi, Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, Quyết định số 1985/QĐ-BTP ngày 13/7/2012 của Bộ Tư pháp. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tổng kết 05 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi, Luật Lý lịch tư pháp, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm. Phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
5. Công tác Bổ trợ tư pháp:
Tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư; triển khai hiệu quả Quyết định số 1076/QĐ-BTP ngày 10/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020”; tiếp tục củng cố tổ chức và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho Trung tâm Giám định pháp y tỉnh để nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp; tổng kết việc chuyển đổi Phòng Công chứng số 2 thành Văn phòng công chứng để làm cơ sở chuyển đổi các Phòng Công chứng khác; chuẩn bị các điều kiện để triển khai hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động thừa phát lại.
Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý, đẩy mạnh và hướng công tác trợ giúp pháp lý về cơ sở, tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
6. Công tác Kiểm soát thủ tục hành chính:
Tăng cường thẩm định, thẩm tra văn bản QPPL có quy định về TTHC, bảo đảm chỉ ban hành những TTHC cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả; đẩy mạnh công tác rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC trên tất cả các lĩnh vực. Tăng cường công khai, minh bạch TTHC; chú trọng công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC, giải quyết TTHC tại các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Tập trung vào việc rà soát, sơ đồ hóa các TTHC, xác định thứ tự thực hiện các thủ tục và cơ chế phối hợp trong giải quyết các TTHC có tính chất liên thông; rà soát sửa đổi, bổ sung Bộ TTHC trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng cho phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức theo hướng tập trung, trực tiếp giải quyết công việc, có sự giám sát chặt chẽ của cấp có thẩm quyền, sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC.
Tiếp tục triển khai Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của thủ tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch đơn giản hóa TTHC, chú trọng đơn giản hóa TTHC trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư, đất đai, xây dựng, tiếp cận điện năng, an sinh xã hội.
7. Công tác xây dựng ngành, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức:
Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Nâng cao hơn nữa kỷ cương, kỷ luật công vụ trong toàn ngành. Thực hiện việc tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ theo đúng quy hoạch và nội dung Đề án vị trí việc làm, Đề án tinh giản biên chế, đảm bảo khoa học, công khai, minh bạch để phát huy năng lực, trí tuệ, tâm huyết của công chức, viên chức, người lao động đối với sự phát triển của Ngành Tư pháp.
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ tư pháp cấp huyện và cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Tập trung kiểm tra, thanh tra để xử lý nghiêm các tổ chức hành nghề tư pháp vi phạm pháp luật; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm pháp luật.
8. Công tác Thi đua, khen thưởng:
Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Toàn ngành Tư pháp đoàn kết sáng tạo, kỷ cương, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao năm 2016” do Bộ Tư pháp phát động. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn thể công chức, viên chức, tạo động lực để các tập thể, cá nhân phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Gắn công tác thi đua với công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ và thực hiện tốt Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai công tác tư pháp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
9. Công tác cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin:
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành Tư pháp, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân như: Lý lịch tư pháp, công chứng, luật sư, giao dịch bảo đảm...
Nâng cao hiệu quả đầu tư phương tiện, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc; tăng cường sử dụng tin học, mạng internet, hệ thống điện tử đa phương tiện trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp và người dân.
Từng bước hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải tiến chế độ báo cáo, thống kê trong các lĩnh vực quản lý của ngành Tư pháp.
10. Công tác Thi hành án dân sự:
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự, hành chính, bảo đảm sự phát triển bền vững, phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu đề ra, trong đó tập trung giảm các vụ việc tồn đọng. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác thi hành án dân sự.
11. Công tác khác:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để đơn thư quá hạn, vượt cấp, kéo dài, xảy ra điểm nóng; chú trọng công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Tham mưu xử lý kịp thời các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế; chú trọng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện tốt hoạt động chỉ đạo, điều hành, tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp với các Sở, ban, ngành, địa phương để nắm bắt tình hình, triển khai các nội dung phối hợp hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực công tác, đạo đức công vụ của người làm công tác tư pháp, pháp chế, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. Thường xuyên thực hiện và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ công tác tư pháp, pháp chế theo ngành, lĩnh vực quản lý; đề xuất các giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
3. Giao Sở Tư pháp hướng dẫn, theo dõi đôn đốc, kiểm tra các ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch công tác tư pháp năm 2016; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.