ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5457/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 14 tháng 7 năm 2015 |
Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 16/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung sau:
Cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá hợp lý theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.
b) Phấn đấu tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam/tổng số tiền thuốc sử dụng trong năm của các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế đạt tỷ lệ 65%.
c) 100% trường hợp tiêm chủng mở rộng được sử dụng vắc xin sản xuất trong nước và tỷ lệ sử dụng vắc xin sản xuất trong nước tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đạt khoảng 40 - 45%.
d) 100% doanh nghiệp kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).
đ) 100% bệnh viện đa khoa và 75% bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh có bộ phận dược lâm sàng; 75% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.
e) 100% trạm y tế tuyến xã có cán bộ dược.
g) Bệnh viện có kho thuốc đủ điều kiện bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), có phần mềm quản lý thuốc đến tận khoa lâm sàng.
h) Đạt tỷ lệ khoảng 1,5 dược sỹ/1 vạn dân, trong đó dược sỹ được đào tạo về dược lâm sàng chiếm khoảng 30% số dược sỹ trong các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
i) Phát triển hệ thống các nhà máy hiện có, triển khai xây dựng và nâng cấp một số nhà máy theo hướng đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP) được cơ quan quản lý có thẩm quyền của các nước tham gia cơ quan Quản lý dược Châu Âu (EMA) hoặc nước tham gia Hội nghị Quốc tế về hài hòa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho con người (ICH) hoặc nước tham gia Hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP hoặc tương đương.
k) Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai sản xuất 90% mặt hàng thuộc danh mục thuốc bắt buộc của Bộ Y tế phải được đánh giá tương đương sinh học.
l) Xây dựng và phát triển khu sản xuất nuôi trồng dược liệu tại Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.
3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030
a) Sản xuất thuốc của tỉnh phấn đấu đáp ứng khoảng 10% nhu cầu sử dụng; hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc chuyên nghiệp, hiện đại.
b) Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai được đầu tư mới hoặc nâng cấp đạt tiêu chuẩn PIC/s - GMP, EU - GMP hoặc tương đương trên một số dây chuyền sản xuất, sản xuất các thuốc có chứng minh tương đương sinh học.
c) Mở rộng diện tích nuôi trồng dược liệu tại các khu vực có thế mạnh về dược liệu như các huyện: Long Thành, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc và thị xã Long Khánh.
d) Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
a) Căn cứ các chính sách của Trung ương và thực tiễn của địa phương có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cây dược liệu, tham gia phát triển nuôi trồng cây dược liệu. Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao.
b) Ưu tiên phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược; tăng cường mở rộng quy mô, liên doanh, liên kết để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dược của tỉnh.
c) Khuyến khích sản xuất và sử dụng thuốc trong nước; chuẩn hóa điều kiện kinh doanh thuốc, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt về thuốc (GPs); quản lý giá thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo cho người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý.
d) Triển khai tiêu chuẩn thực hành tốt kê đơn thuốc, thực hành tốt phân phối thuốc, thực hành tốt nhà thuốc và các chính sách liên quan đến hoạt động cảnh giác dược, thông tin, quảng cáo thuốc.
a) Quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả.
b) Sắp xếp Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh theo quy hoạch của Bộ Y tế, định hướng đầu tư phù hợp trong trang bị thiết bị phân tích kiểm nghiệm, đảm bảo các hoạt động thiết yếu, cơ bản của Trung tâm trong giai đoạn chuyển đổi.
c) Quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp; phát triển vùng nuôi trồng cây dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa bàn tỉnh.
a) Quản lý toàn diện chất lượng thuốc, tăng cường các giải pháp để bảo đảm thuốc lưu hành trên thị trường tỉnh có chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn đã đăng ký.
b) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.
a) Huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược trên địa bàn tỉnh. Đầu tư nguồn lực để tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai.
b) Ưu tiên đầu tư các dự án trong lĩnh vực dược: Sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP-EU; sản xuất thuốc từ dược liệu, bao bì và nguyên liệu cho ngành dược phẩm; quy hoạch vùng nuôi trồng dược liệu.
5. Về khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo
a) Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại. Khuyến khích công tác nghiên cứu, triển khai các dự án, đề tài khoa học và công nghệ về phát triển công nghiệp dược.
b) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của ngành dược. Chú trọng thu hút, đào tạo đội ngũ dược sỹ lâm sàng. Có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dược công tác ở những vùng sâu, vùng xa. Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy nghề về trồng dược liệu phù hợp với quy hoạch phát triển dược liệu của tỉnh.
6. Về hợp tác và hội nhập Quốc tế
a) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập Quốc tế về dược.
b) Tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước và các tổ chức Quốc tế để phát triển ngành dược tại địa phương.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo nội dung kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút, tuyển dụng nhân lực dược nhằm đạt tỷ lệ dược sỹ/vạn dân, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ dược, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
c) Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
d) Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch; là cơ quan đầu mối tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành dược của tỉnh.
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất các sản phẩm dược phẩm có chất lượng cao.
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại của tỉnh; phối hợp với các ngành tìm kiếm nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghiệp dược.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Sở Y tế triển khai quy hoạch các vùng nuôi, trồng dược liệu; nghiên cứu chọn tạo các loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng; phổ biến các kỹ thuật canh tác cây dược liệu.
b) Đẩy mạnh và phát triển nhanh việc thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực dược nhằm đạt tỷ lệ dược sỹ/vạn dân, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ dược, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh tạo nguồn quỹ đất cho phát triển ngành dược.
Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dược, đầu tư nâng cấp các nhà máy theo hướng đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP hoặc tương đương.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch; hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đúng các quy định hiện hành.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” và các nội dung tuyên truyền liên quan.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch triển khai tại địa phương; tạo quỹ đất cho xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc; bố trí giao đất, giao rừng cho các dự án phát triển dược liệu.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề dược trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế trước ngày 15 tháng 11 để Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.