BỘ THÔNG TIN VÀ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5270/KH-BTTTT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM TRÊN TOÀN QUỐC
Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG, THỜI GIAN TỔ CHỨC
1. Mục đích
- Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
2. Yêu cầu
- Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức thường xuyên trong năm với các hoạt động phong phú, đa dạng. Các hoạt động được tổ chức bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
- Việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, các cơ quan, tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.
3. Nội dung tổ chức
- Tổ chức Lễ công bố Quyết định số 1862/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất năm 2022 (từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 01 tháng 5 năm 2022).
- Tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc” theo từng chủ đề; tổ chức các câu lạc bộ về sách; phát động, nhân rộng mô hình: Tủ sách gia đình; tủ sách dòng họ; tủ sách cơ quan, trường học; tủ sách cộng đồng; hướng dẫn kỹ năng đọc sách.
- Tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia.
- Tổ chức các cuộc thi: Đại sứ Văn hóa đọc; kể chuyện và làm theo sách; xếp sách nghệ thuật; vẽ tranh theo sách dành cho thiếu nhi; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sách.
- Tổ chức đường sách/phố sách với không gian giới thiệu sách của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành; các hoạt động giao lưu, tọa đàm giữa các nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ với công chúng; ký tặng sách; hiến tặng sách ...
- Tổ chức Triển lãm/Hội sách.
- Quyên góp sách, trang thiết bị đọc sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các đối tượng bảo trợ xã hội...
- Các hoạt động khác gắn với sách, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức và địa phương.
4. Thời gian tổ chức
- Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tổ chức bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 4 hàng năm.
- Các hoạt động chính của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức trọng tâm từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 01 tháng 5 hàng năm.
- Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại thành phố Hà Nội. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam các năm tiếp theo được tổ chức luân phiên tại địa phương.
II. TRIỂN KHAI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM
1. Các hoạt động chính tại Trung ương
1.1. Đơn vị chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch; Hội Xuất bản Việt Nam; Hội Thư viện Việt Nam.
- Đơn vị tham mưu và tổ chức thực hiện: Cục Xuất bản, In và Phát hành.
1.2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc; các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và hóa đọc Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, trong hệ thống thư viện và các thiết chế văn hóa.
1.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong hệ thống trường học.
1.4. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng: Tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong lực lượng an ninh, quốc phòng.
1.5. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong hệ thống tổ chức Đoàn, Đội, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.
1.6. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong hệ thống tổ chức hội các cấp.
1.7. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí: Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; xây dựng các chuyên mục về sách; giới thiệu các mô hình và tổ chức, cá nhân điển hình trong việc phát triển văn hóa đọc.
1.8. Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Thư viện Việt Nam: Phối hợp tổ chức các hoạt động do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì; triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong các tổ chức thành viên của hội.
1.9. Các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể Trung ương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tế, gắn với sinh hoạt chính trị tại cơ sở.
2. Các hoạt động tại địa phương
- Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đơn vị phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy.
- Đơn vị tham mưu và tổ chức thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
3. Các đơn vị xuất bản, in và phát hành
3.1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản: Chỉ đạo nhà xuất bản tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời giao nhà xuất bản là đơn vị chủ trì tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sự quản lý của cơ quan chủ quản.
3.2. Các nhà xuất bản, cơ sở in, đơn vị phát hành: Chủ động tham gia các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; tổ chức tháng tri ân khách hàng, tháng phát hành/tuần lễ phát hành sách, treo băng rôn chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại trụ sở, hệ thống cửa hàng, nhà sách; tổ chức các kênh phát hành trực tuyển, kết hợp với sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách.
3.3. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành: Tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa của giảng viên/sinh viên.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên toàn quốc, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương căn cứ Kế hoạch hướng dẫn chung và điều kiện thực tế của đơn vị để tổ chức triển khai cụ thể Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hàng năm với các hoạt động phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương thông báo về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản, In và Phát hành) để phối hợp điều chỉnh./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.