ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 14 tháng 02 năm 2023 |
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2023
Ngay đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh năm 20221; văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 3685/QĐ- BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 20252. Theo đó, các sở, ngành Tỉnh, các địa phương ban hành văn bản, kế hoạch tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động năm 20223. Đồng thời, UBND huyện/thành phố còn thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các phòng chuyên môn phối hợp với các xã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề theo kế hoạch, định kỳ rà soát lại nhu cầu để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người lao động.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lao động nông thôn luôn được các Sở, ngành Tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp quan tâm và phối thực hiện bằng nhiều hình thức như: lồng ghép vào buổi họp, Chi tổ hội, sinh hoạt Hội quán nông dân, Đài truyền thanh,…, nội dung tuyên truyền các quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, vai trò, lợi ích của công tác học nghề gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số4.
- Ngành Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện/thành phố tiến hành rà soát nhu cầu đào tạo nghề năm 2022. Theo đó, các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương rất quan tâm, thường xuyên rà soát các nghề đang và có xu hướng phát triển và phù hợp hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương để có kế hoạch tư vấn, mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân. Nhờ vậy, các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cơ bản đáp ứng yêu cầu của nông dân trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp5.
Trong năm đã tổ chức 02 lớp tập huấn cập nhật kiến thức và lớp kỹ năng dạy học cho cán bộ phụ trách tham gia công tác đào tạo nghề nông nghiệp, với 57 người tham dự6.
4. Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo và xây dựng danh mục nghề
Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo: việc đánh giá chất lượng các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp đang được triển khai thực hiện; đồng thời xác định các vấn đề cần đổi mới, bổ sung cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tình hình mới. Năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức bổ sung các nội dung mới về (1) Sự cần thiết áp dụng các quy định chuẩn đầu ra sản phẩm nông sản (về truy xuất nguồn gốc, chứng nhận an toàn thực phẩm, cấp mã vùng trồng; các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất phổ biến hiện nay) và định hướng về phát triển nông sản của tỉnh trong thời gian tới; (2) Kiến thức cơ bản về thương mại điện tử; xây dựng thói quen hoạt động trên nền tảng sàn thương mại điện tử; quảng bá, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản thông qua sàn thương mại điện tử (giải pháp hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn) cho các giảng viên dạy nghề để cập nhật kiến thức, bổ sung vào chương trình đào tạo các nghề.
Xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp: Đến nay UBND Tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp7. Đồng thời, ngành Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung và xây dựng định mức chi phí ngành nghề mới phù hợp và đáp ứng tình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
5. Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Kết quả thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2022: Đã tổ chức 70 lớp với 1.740 học viên tham gia, đạt tỷ lệ 96% chỉ tiêu so với kế hoạch (1.820 lao động); tổng số nông dân học xong và được cấp chứng chỉ là 1.725 học viên, theo báo cáo các địa phương số người sau học nghề tự tìm việc làm hoặc ứng dụng vào sản xuất tại hộ gia đình (đạt tỷ lệ 99%) góp phần nâng thu nhập cho gia đình. (Đính kèm theo phụ lục 01).
Về lĩnh vực ngành nghề đào tạo: Trồng trọt 47 lớp, 1.202 học viên (tỷ lệ 67 %), Chăn nuôi 16 lớp, 380 học viên (tỷ lệ 23 %), Nuôi trồng thủy sản 07 lớp, 158 học viên (tỷ lệ 10%). (Đính kèm theo phụ lục 02).
Ngoài ra, từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Khuyến nông, Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới 54 lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn về thuỷ sản, chăn nuôi cho khoảng 1.942 lao động nông thôn, hội quán tại các địa phương trên địa bàn Tỉnh8.
Đánh giá chung: Qua kết quả dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, các học viên sau khi học nghề đã tiếp thu và ứng dụng kiến thức đã học vào sản xuất của gia đình từ đó tạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, đời sống cải thiện hơn.
- Về công tác đào tạo nghề giám đốc Hợp tác xã:
Trong năm 2022, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Tỉnh đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ HTX Miền Nam xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp dành cho cán bộ HTX nông nghiệp (HTXNN). Kết quả đã tổ chức đào tạo 01 lớp có 35 cán bộ HTX tham gia đào tạo. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch tổ chức 01 lớp đào tạo nghề Giám đốc HTX, hiện đã tổng hợp hoàn chỉnh danh sách đăng ký với tổng số 32 học viên, đang chuẩn bị nội dung mời thầu.
- Về đào tạo nghề gắn với mô hình khuyến nông, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất tại địa phương: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Châu Thành đã triển khai thí điểm tại xã Phú Hựu huyện Châu Thành, diện tích thực hiện 18,7 ha, với 30 nông dân tham gia, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Châu Thành, lồng ghép đào tạo nghề gắn với mô hình Sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ nông dân được hướng dẫn lý thuyết và ứng dụng thực hành trên diện tích đất của gia đình, được hướng dẫn ghi chép sổ sách canh tác, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây, giảm sử dụng bón phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có hại cho cây sầu riêng, từng bước giảm chi phí trong sản xuất, công lao động và đến nay các hộ này được hỗ trợ quy trình đăng ký mã vùng trồng theo quy định. Ngoài ra, mô hình cũng góp phần sự giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất. Kết quả của mô hình bước đầu đạt kết quả tốt, là tín hiệu tốt để áp dụng, nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
- Tổ chức khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ của người lao động sau khi học nghề: Kết thúc khóa học Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố đã phối hợp với cơ sở tham gia dạy nghề khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ của người lao động sau khi học nghề (bằng phiếu khảo sát).
6. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động theo kế hoạch đào tạo, đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện; ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành kế hoạch kiểm tra giám sát kết quả thực hiện đào tạo nghề năm 20229, thành lập đoàn công tác đến làm việc tại các địa phương công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh kết hợp khảo sát phát triển các mô hình kinh tế tập thể, Hợp tác xã Nông nghiệp, Trang trại10. Bên cạnh đó, đơn vị chuyên môn cử cán bộ, công chức phối hợp với địa phương theo dõi và tham dự khai giảng, bế giảng các lớp đào tạo tại địa phương; thường xuyên phối hợp với các địa phương cập nhật, báo cáo tiến độ tình hình thực hiện dạy nghề, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nội dung kế hoạch, tình hình quản lý và sử dụng kinh phí và các đơn vị tham gia đào tạo nghề của địa phương.
Tổng kinh phí bố trí cho hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp năm 2022 là 2.022.825.500 đồng từ vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả thực hiện và giải ngân 1.608.512.580 đồng. Trong đó:
+ Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp: 1.442.217.580/1.778.442.500 đồng.
+ Hỗ trợ thí điểm mô hình dạy nghề trồng Sầu Riêng theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với mô hình khuyến nông và liên kết tiêu thụ: 159.948.000/159.948.000 đồng.
+ Tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách tham gia hoạt động đào tạo nghề: 6.347.000/7.000.000 đồng.
+ Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề: 42.885.127/77.435.000 đồng.
Ngoài ra, hỗ trợ đào tạo nghề giám đốc HTX từ ngân sách tỉnh với kinh phí 376.500.000 đồng.
(Đính kèm theo phụ lục 03)
1. Mặt được
Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể quan tâm đến công tác dạy nghề và hàng năm đưa chỉ tiêu nhiệm vụ này vào chương trình, kế hoạch của địa phương gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo bền vững và tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm, tích cực đăng ký tham gia học nghề.
Đa số học viên sau khi tham gia học nghề đã tự tạo việc làm, ứng dụng các kiến thức đã học vào công việc lao động sản xuất của mình, từng bước thay đổi thói quen canh tác theo hướng tiếp cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm giảm các chi phí trong sản xuất góp phần nâng cao thu nhập gia đình.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Số lượng lao động tham gia học nghề chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch 1.740/1.840 lao động (tỷ lệ 96%). Nguyên nhân: Một số lao động đã đăng ký học nghề nhưng đến khi tổ chức dạy nghề đã chuyển đổi nhu cầu đi làm ở công ty, nhà máy trong/ngoài địa phương,..., trùng lịch vào mùa vụ gieo trồng nên không tham gia lớp học; mức hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng hưởng chính sách với mức tiền ăn là 30.000 đồng/ngày không còn phù hợp với tình hình giá cả tăng cao hiện nay, chưa khuyến khích học nghề. Bên cạnh đó, một số lao động lớn tuổi nên chỉ tham gia dự thính không cấp chứng chỉ.
Việc lồng ghép các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững chưa chặt chẽ, chưa phát huy hiệu quả gắn kết đào tạo với các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi hiện nay của các hộ nông dân sau học nghề để đầu tư mở rộng sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân: Một số lao động chưa có định hướng xây dựng phương án sản xuất, nguồn kinh phí hỗ trợ vay uỷ thác cho các đoàn thể còn hạn chế, hoặc là hộ khó khăn không có tài sản đảm bảo vốn vay nên chưa tiếp cận các khoản vốn vay ưu đãi.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2023
1.1 Mục tiêu
Hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
1.2 Chỉ tiêu cụ thể
- Dạy nghề cho lao động nông thôn: Tổng số lao động nông thôn dự kiến đào tạo nghề nông nghiệp năm 2023 là: 1.640 lao động, Trong đó:
+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là: 1.560 lao động (phụ lục 4)
+ Đào tạo nghề giám đốc HTX là: 80 lao động (phụ lục 6)
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,4%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề chiếm 54,2%, lao động nông nghiệp qua đào tạo chiếm 44,5%.
2. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
2.1. Về công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp
- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử,..., để cung cấp thông tin cho người học về ngành nghề, các cơ chế chính sách về đào tạo nghề nông nghiệp.
- Cập nhật thông tin thị trường giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ nông sản, quy hoạch định hướng sản xuất nông nghiệp của địa phương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp liên quan và các mô hình dạy nghề có hiệu quả để cung cấp cho các đơn vị có liên quan và địa phương lồng ghép tổ chức tư vấn học nghề, việc làm miễn phí thông qua sinh hoạt của các tổ chức tại cơ sở (như: họp tổ, ấp, các hội, hội quán).
- UBND huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người dân, nhu cầu đào tạo nghề cho lao động của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, trang trại, đào tạo nghề gắn với các dự án/mô hình hỗ trợ sản xuất giảm nghèo, mô hình khuyến nông, trên địa bàn quản lý để kịp thời tham mưu, đề xuất, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ.
2.2. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cập nhật kiến thức cho cán bộ tham gia hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp
- Tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo tham gia công tác giảng dạy nghề nông nghiệp tại các địa phương gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp mở lớp.
- Tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức cho công chức, cán bộ phụ trách, tham gia công tác đào tạo nghề nông nghiệp và các đơn vị tham gia dạy nghề nông nghiệp các cấp nhằm nắm bắt kịp thời những chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh về đào tạo nghề nông nghiệp; nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo tại địa phương.
2.3. Xây dựng, phát triển chương trình giáo trình đào tạo và xây dựng danh mục nghề và định mức chi phí ngành nghề.
- Tổ chức đánh giá lại chương trình, giáo trình đào tạo đã ban hành; cập nhật, bổ sung các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, giáo trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức rà soát nhu cầu, danh mục các nghề đào tạo để cập nhật, bổ sung, đăng ký mới danh mục nghề nông nghiệp khả thi, đáp ứng nhu cầu của người lao động nông thôn và định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Rà soát, xây dựng chương trình, giáo trình đối với các nghề mới; định mức kinh tế - kỹ thuật nghề mới theo đề nghị của địa phương trình UBND Tỉnh phê duyệt theo đúng quy định.
2.4 Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Ưu tiên, tạo điều kiện cho học viên tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ các khoản vay đối với lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề và vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề để tự tạo việc làm.
- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình đào tạo nghề gắn với mô hình khuyến nông, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ, kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ở HTX/trang trại/doanh nghiệp nhằm giúp người lao động an tâm sản xuất tại địa phương.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho học viên sau học nghề tham gia Tổ hợp tác, hội quán để tiếp cận kiến thức mới, hỗ trợ hướng dẫn sản xuất, gắn kết tiêu thụ sản phẩm.
2.5. Kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp
- Căn cứ các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023 được UBND Tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn các đơn vị đào tạo thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm định chất lượng.
- Các cơ sở dạy nghề tiến hành tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác dạy nghề sau khi kết thúc khóa học để kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như kiến nghị những giải pháp có hiệu quả để triển khai thực hiện trong năm tiếp theo.
3. Kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2023
Tổng kinh phí thực hiện dự kiến năm 2023: 2.728.665.000 đồng từ vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới năm 2023.
4.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; xây dựng chương trình, giáo trình đối với các nghề nông nghiệp mới.
- Cung cấp thông tin về chủ trương, cơ chế, chính sách về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; phối hợp các Sở, ngành Tỉnh, Báo, Đài và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động lao động nông thôn tham gia học nghề nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đào tạo thí điểm để đưa lao động nông nghiệp đi xuất khẩu lao động theo diện hợp đồng, củng cố nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các cấp và phối hợp Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng
- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sở, ngành Tỉnh, đơn vị có liên quan và các địa phương rà soát, xây dựng danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới trình UBND Tỉnh phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh định kỳ theo quy định.
- Định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch (06 tháng, năm) báo cáo UBND Tỉnh; đồng gửi Sở Lao động -Thương binh và Xã hội. Đồng thời, xem xét, lựa chọn đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch (nếu có).
4.2 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc rà soát, xây dựng danh mục nghề đào tạo, xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới; phối hợp kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đào tạo thí điểm để đưa lao động nông nghiệp đi làm việc thời vụ tại nước ngoài theo hợp đồng trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa chính quyền, địa phương của hai nước đúng theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo quyền lợi, chế độ của người lao động.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương đề xuất UBND Tỉnh xem xét, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp.
4.3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và phân bổ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán theo quy định hiện hành.
- Thẩm định, trình UBND Tỉnh phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.4. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Tỉnh
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức phối hợp phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn; vận động đoàn viên; hội viên và nhân dân tham gia lớp học nghề phù hợp với nhu cầu. Đồng thời, phối hợp tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát việc triển khai thực kế hoạch này.
- Xem xét ưu tiên, tạo điều kiện cho học viên tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ các khoản vay đối với lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề và vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề để tự tạo việc làm.
4.5. Liên Minh Hợp tác xã Tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề “Giám đốc HTXNN” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 1025/UBND-KT ngày 29/9/2022 của UBND Tỉnh.
- Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu tại Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề Giám đốc HTXNN và dự trù kinh phí thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) tổng hợp vào kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp chung của Tỉnh, trình UBND Tỉnh xem xét, phê duyệt.
4.6. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Tháp
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng; xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.
4.7. UBND huyện/thành phố
- Giao UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí hỗ trợ đúng quy định hiện hành.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố, UBND cấp xã,… trên địa bàn tham gia tư vấn, hướng nghiệp và tổ chức thực hiện tốt công tác rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo của người dân để huy động tham gia học nghề; ưu tiên mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho thanh niên có định hướng khởi nghiệp từ nông nghiệp, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hội quán.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT//Phòng Kinh tế huyện, thành phố xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn kết, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án được triển khai thực hiện tại địa phương như: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, dự án phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, chương trình phát triển kinh tế tập thể, chương trình khuyến nông,…, và các nguồn vốn khác có cùng mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất để tập trung nguồn lực hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ sau học nghề tham gia mô hình/dự án, tự tạo việc làm và mở rộng sản xuất tại hộ gia đình.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tình hình thanh, quyết toán kinh phí đào tạo nghề trên địa bàn quản lý.
- Đối với kinh phí đã giao về địa phương để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, nếu nhu cầu ngành nghề, số lượng lớp đào tạo có thay đổi so với chỉ tiêu trong kế hoạch này, giao Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố tham mưu UBND huyện, thành phố cho chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu và cân đối trong phạm vi kinh phí được giao để đặt hàng đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp, nhu cầu đào tạo nghề tăng so với chỉ tiêu trong kế hoạch này, giao Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND Tỉnh điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu và kinh phí cho phù hợp.
- Chủ động lồng ghép, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn bổ sung kiến thức sản xuất, thị trường nông sản từ nguồn kinh phí khuyến nông của địa phương.
Giao các đơn vị, địa phương định kỳ 06 tháng (trước 15/6) và năm (trước 15/12) báo cáo tình hình sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục PTNT) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi, các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
1 Kế hoạch số 91/KH-UBND, ngày 18/03/2022 của UBND Tỉnh.
2 Công văn số 1295/UBND-KT ngày 29/11/2022 của UBND Tỉnh.
3 Công văn số 1333/SNN-KHTC ngày 27/4/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2022 và các văn bản của huyện, thành phố: Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 25/3/2022 của UBND huyện Hồng Ngự; Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 05/5/2022 của UBND huyện Lấp Vò; Kế hoạch số 114/KH-UBND, ngày 4/5/2022 của UBND thành phố Cao Lãnh; Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 31/3/2022 của UBND huyện Lai Vung; Công văn số 797/VPUBND-HC ngày 24/3/2022 của UBND thành phố Sa Đéc; Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 05/5/2022 của UBND huyện Thanh Bình; Kế hoạch số 171/KH-NNPTNT ngày 09/5/2022 của Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Tháp Mười; Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND huyện Tân Hồng; Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 18/3/2022 của UBND huyện Tam Nông.
4 Kế hoạch Chương trình Phối hợp số 142/CTPH-SNN&PTNT-HNDT ngày 17/01/2022 giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Nông dân Tỉnh về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.
5 Công văn số 324/CCPTNT-PTNT ngày 27/4/2022 của Chi cục PTNT tỉnh Đồng Tháp về việc rà soát, đăng ký vốn thực hiện các nội dung hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2022.
6 Năm 2022: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mở lớp dưỡng kỹ năng dạy học, kết quả có 27 công chức, viên chức tham gia hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp tham gia, tổ chức lớp cập nhật kiến thức các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định hướng của tỉnh phát triển nông sản trong thời gian tới; kiến thức cơ bản về thương mại điện tử; xây dựng thói quen hoạt động trên nền tảng sàn thương mại điện tử cho 30 công chức viên chức tham gia giảng dạy.
(7) Quyết định số 566/QĐ-UBND-HC ngày 02/6/2017 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ (đã qua 04 lần điều chỉnh, bổ sung), với 30 ngành nghề nông nghiệp (nhóm nghề trồng trọt: 18 nghề, nhóm nghề chăn nuôi: 05 nghề, nhóm nghề nuôi trồng thuỷ sản: 07 nghề).
8 gồm: 10 lớp “Hướng dẫn nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn hữu cơ”; 03 lớp “Hướng dẫn sử dụng thuốc thú y thuỷ sản, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản”; 03 lớp “Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản”; 12 lớp “Hướng dẫn quản lý chất lượng an toàn sinh học và phổ biến các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống cho các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản”; 12 lớp “Hướng dẫn nuôi VietGap trong nuôi thuỷ sản và nhận diện các mối nguy mất an toàn thực phẩm trong công đoạn nuôi”; 12 lớp “Hướng dẫn nội dung thực hiện đồng quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giới thiệu các ngư cụ được phép sử dụng trong khai thác thuỷ sản, các đối tượng thuỷ sản được phép khai thác”; 02 lớp kỹ thuật nuôi thâm canh cá sặc rằn trong ao đất đảm bảo bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm”.
9 Kế hoạch số 1830/SNN-KH ngày 01/6/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2022.
10 Báo cáo số 1120/BC-CCPTNT-KTHT&TT ngày 9/11/2022 của Chi cục PTNT tỉnh Đồng Tháp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.