UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/KH-BCĐ |
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1956); Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Để tăng cường công tác quản lý, giám sát nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề cho lao động thôn, Ban Chỉ đạo 1956 Thành phố xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 1956 trên địa bàn các huyện, quận Hà Đông, quận Bắc Từ Liêm và thị xã Sơn Tây (sau đây gọi tắt là cấp huyện) như sau:
1. Mục đích
Nhằm đánh giá kết quả triển khai và thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn triển khai của các Bộ, ngành, địa phương đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của cấp huyện để chỉ ra được mặt mạnh, những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả của Quyết định số 1956.
2. Yêu cầu
- Hoạt động kiểm tra bám sát mục tiêu, các chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định số 971/QĐ-TTg, phản ánh trung thực kết quả đạt được, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời sai phạm;
- Giữ vững ổn định chính trị xã hội; tăng cường chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT
1. Kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg năm 2015 trên địa bàn cấp huyện
1.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định 971/QĐ-TTg, của Ban Chỉ đạo 1956 cấp huyện. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1956 trên địa bàn cấp huyện.
1.2. Công tác thông tin, tuyên truyền; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.
1.3. Công tác tổ chức lớp học và triển khai các mô hình điểm có hiệu quả về dạy nghề lao động nông thôn.
1.4. Các điều kiện đảm bảo tốt công tác dạy nghề theo quy định: cơ sở vật chất tổ chức dạy nghề (phòng học lý thuyết, xưởng/phòng thực hành nghề), trang thiết bị, chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia công tác dạy nghề lao động nông thôn.
1.5. Kết quả, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thực tế công tác giải quyết việc làm; thực tế thu nhập ổn định của người lao động sau học nghề) đối với phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
1.6. Công tác kiểm tra, giám sát cấp xã, phường, cấp huyện
1.7. Việc sử dụng kinh phí (đánh giá tính hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ tài chính).
1.8. Đánh giá cụ thể ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
1.9. Việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2016
2.1. Mục tiêu, chỉ tiêu.
2.2. Nhiệm vụ.
2.3. Giải pháp.
III. PHẠM VI, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA, GIÁM SÁT
1. Đối tượng kiểm tra, giám sát
- Ban Chỉ đạo 1956 cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã có dạy nghề lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg;
- Các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn sau đào tạo nghề;
- Một số lao động nông thôn sau học nghề.
2. Phạm vi kiểm tra, giám sát
- Công tác dạy nghề lao động nông thôn trong cả năm 2015;
- Các lớp đang tổ chức đào tạo nghề năm 2016.
3. Phương án triển khai
- Đoàn kiểm tra làm việc với Ban Chỉ đạo 1956 cấp huyện để nghe báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 tại địa phương.
- Nội dung kiểm tra theo đề cương chi tiết đính kèm và theo quy định tại Phần II Kế hoạch này.
- Tổ chức kiểm chứng kết quả đào tạo (người lao động sau học nghề, các lớp học đang đào tạo nghề) tại các xã, thị trấn, các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế các mô hình dạy nghề có hiệu quả; các hộ gia đình áp dụng hiệu quả kiến thức học nghề vào phát triển sản xuất, tăng thu nhập ổn định đời sống;
- Kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tuyển dụng lao động sau khi học nghề theo Quyết định số 1956 vào làm việc.
4. Thời gian kiểm tra: Dự kiến 20 ngày làm việc (01 ngày/01 đơn vị), từ ngày 10/5/2016
5. Địa điểm: Tại UBND các huyện, quận Bắc Từ Liêm, quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây.
(Chi tiết lịch kiểm tra theo biểu số 07 kèm theo)
1. Đoàn kiểm tra, giám sát
1.1. Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg Thành phố quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát do đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo 1956 Thành phố làm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn là lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên là các đồng chí ủy viên Ban Chỉ đạo 1956 Thành phố, cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ Sở Tài chính, cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp do yêu cầu công tác các đồng chí lãnh đạo trong Ban Chỉ đạo 1956 Thành phố không thể tham gia có thể bố trí chuyên viên giúp việc tham gia đoàn kiểm tra theo đúng thành phần, có trách nhiệm để công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả và đúng theo quy định.
1.2. Nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, giám sát
- Lãnh đạo đoàn kiểm tra, giám sát chỉ đạo các quận, huyện, thị xã chuẩn bị báo cáo theo đề cương, mẫu biểu số 01, 02, 03, 04, 05, 06 phục vụ công tác kiểm tra gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1956 Thành phố);
- Tiến hành kiểm tra, giám sát theo đúng nội dung, lịch trình và tiến độ kiểm tra của Kế hoạch.
- Tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 1956 tại các địa phương theo Kế hoạch.
2. Các Sở, Ban, ngành
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành là thành viên đoàn kiểm tra, giám sát có trách nhiệm bố trí lãnh đạo, cán bộ theo thành phần tham gia đoàn kiểm tra đầy đủ, đúng thời gian và thực hiện nghiêm túc sự phân công của trưởng đoàn kiểm tra, giám sát trong suốt thời gian kiểm tra.
3. Ban Chỉ đạo 1956 cấp huyện
- Chuẩn bị đầy đủ báo cáo theo mẫu biểu quy định tại Kế hoạch; bố trí thời gian, địa điểm, thành phần (lãnh đạo, cán bộ) làm việc với đoàn kiểm tra, giám sát 1956 Thành phố theo đúng lịch. Báo cáo gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội các Biểu 01, 02, 03, 04, 06 trước ngày 30/3/2016; Biểu 05 nộp trước lịch kiểm tra 03 ngày;
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ cấp huyện theo nhiệm vụ liên quan chuẩn bị toàn bộ báo cáo, hồ sơ thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải trình khi Đoàn kiểm tra, giám sát yêu cầu;
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trực thuộc báo cáo, giải trình, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác tổ chức đào tạo, giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề khi được yêu cầu của Đoàn kiểm tra, giám sát;
- Yêu cầu các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn cấp huyện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn để cung cấp cho đoàn kiểm tra, giám sát và giải trình khi có yêu cầu Đoàn.
4. Kinh phí tổ chức kiểm tra, giám sát
- Nguồn kinh phí: Đoàn kiểm tra, giám sát được sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án theo Quyết định số 1956 và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg Thành phố đã giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện:
+ Mức chi công tác phí: 150.000 đồng/ngày/người;
+ Kinh phí thuê xe ô tô đưa đón Đoàn kiểm tra, giám sát Thành phố theo Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016, đề nghị Ban Chỉ đạo 1956 cấp huyện, cấp xã, các cơ sở dạy nghề và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM.
BAN CHỈ ĐẠO |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020”
(Kèm theo Kế hoạch số 52/KH-BCĐ ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Ban Chỉ đạo 1956 Thành phố)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956 TRONG NĂM 2015:
1. Công tác chỉ đạo
- Phổ biến, quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo, các văn bản tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn quận, huyện, thị xã;
- Kết quả điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn;
- Công tác phối hợp tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
2. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề
- Hình thức tổ chức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền;
- Tư vấn học nghề, việc làm; Lồng ghép giữa dạy nghề với thông tin tuyên truyền tư vấn việc làm.
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá Đề án
Thống kê kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015 (hết ngày 31/12/2015) đối với từng chỉ tiêu giám sát, đánh giá Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chi tiết theo Biểu số 01 đính kèm
4. Kết quả đào tạo
4.1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Số lớp dạy nghề, số lao động được học nghề (Chia theo các nhóm đối tượng nhóm 1: Người nghèo, dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác, diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người tàn tật; Nhóm 2: Hộ cận nghèo; Nhóm 3: Lao động nông thôn khác);
- Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề: Doanh nghiệp tuyển dụng, tự tạo việc làm, được bao tiêu sản phẩm (nêu rõ từng nghề: sau học nghề người lao động tạo nghề mới hay áp dụng kiến thức vào nghề cũ)...
+ Nghề nông nghiệp: Số lao động sau khi học nghề phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình có hiệu quả; Số hộ mở rộng sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hóa với quy mô, năng suất, thu nhập ...
+ Nghề phi nông nghiệp: Số lao động được tạo việc làm sau đào tạo; Hình thức: Được doanh nghiệp sử dụng, tự tạo việc làm….(trên địa bàn huyện, trên địa bàn Thành phố, ngoài Thành phố).
- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề (số liệu có khảo sát đảm bảo tính thực tế).
Chi tiết theo Biểu số 02, 03, 06 đính kèm
4.2. Số cán bộ công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng.
4.3. Tình hình cho vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất của người lao động sau khi học nghề (tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội):
- Công tác phổ biến chính sách vay vốn;
- Số hộ sau học nghề được vay, số tiền được vay;
- Hạn chế, vướng mắc
5. Việc bố trí cán bộ chuyên trách dạy nghề:
- Số lượng cán bộ biên chế chuyên trách dạy nghề; số hợp đồng phụ trách công tác dạy nghề, cán bộ biên chế nhưng kiêm nhiệm công tác dạy nghề ... của phòng chuyên môn cấp huyện (phòng Lao động - Thương binh Xã hội, phòng Kinh tế);
- Kế hoạch bổ sung cán bộ biên chế chuyên phụ trách công tác dạy nghề;
- Số giáo viên cơ hữu hiện có, kế hoạch bổ sung giáo viên cơ hữu tại trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc huyện.
6. Tình hình xây dựng và thực hiện các mô hình điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Tổng kết các mô hình thực hiện các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả trên địa bàn theo các nhóm: nghề nông nghiệp (Trồng trọt, Chăn nuôi...); nghề phi nông nghiệp (May công nghiệp, Tin học văn phòng...), cụ thể:
+ Tên nghề, địa điểm đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng và số lượng tham gia học nghề, kinh phí;
+ Hiệu quả: Số người có việc làm và thu nhập của lao động nông thôn sau học nghề ...
- Lựa chọn và đề xuất các mô hình đào tạo điểm có hiệu quả gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
7. Tình hình sử dụng kinh phí:
- Tổng số kinh phí được sử dụng:
+ Kinh phí chuyển nguồn (năm trước chuyển sang năm 2015)
+ Kinh phí NS Thành phố giao năm 2015:
+ Kinh phí NS cấp huyện;
+ Nguồn khác (theo quy định).
- Tổng kinh phí đã thực hiện trong năm 2015:
+ Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề;
+ Hỗ trợ tiền ăn cho học viên;
+ Hỗ trợ tiền đi lại cho học viên theo quy định;
+ Kinh phí tuyên truyền;
+ Kinh phí giám sát;
+ Kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo 1956 cấp huyện.
Chi tiết theo Biểu số 04 đính kèm
- Kinh phí dư đề nghị chuyển nguồn sang năm 2016 (có văn bản xác nhận của cơ quan tài chính đồng cấp và kho bạc theo quy định)
- Kinh phí đào tạo cán bộ công chức cấp xã.
8. Công tác quản lý, kiểm tra, nghiệm thu kết quả đào tạo nghề:
.........................................................................................................................................
9. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện:
.........................................................................................................................................
- Mặt được:
- Mặt chưa được:
- Nguyên nhân:
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NÔNG THÔN NĂM 2016:
1. Mục tiêu: Số lao động được dạy nghề, tỷ lệ lao động được tạo việc làm sau khi học nghề; Số cán bộ công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nhiệm vụ:
3. Giải pháp:
4. Kết quả đào tạo (đến thời điểm kiểm tra):
Chi tiết theo Biểu số 05 đính kèm
1. Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương:
2. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố:
3. Đối với Sở, Ban, ngành Thành phố.
Biểu số 01
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN (quận, huyện, thị xã)………
năm 2015
(Kèm theo Kế hoạch số
52/KH-BCĐ ngày 07 tháng 3 năm 2016)
Chỉ tiêu |
Hướng dẫn chỉ tiêu |
Số lượng |
|||
I. CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH |
1. Số địa phương (1) đã xây dựng quy chế hoạt động của BCĐ |
|
|||
2. Số đoàn công tác: Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương (xã) về triển khai và thực hiện Đề án |
|
||||
3. Danh mục nghề đào tạo cho LĐNT đã được ban hành (cấp Thành phố) |
|
||||
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN |
1. Tổng số lớp dạy nghề đã được tổ chức, phân theo 4 nhóm (Nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ) |
|
|||
2. Số LĐNT được học nghề trong năm, phân theo: - Học nghề thường xuyên dưới 3 tháng: (Nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ); - Học nghề ở trình độ sơ cấp nghề: (Nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ); - Nhóm đối tượng được hỗ trợ (3 nhóm đối tượng) |
|
||||
3. Tỷ lệ LĐNT được học nghề: |
|
||||
|
Số LĐNT được học nghề |
|
|||
|
Tổng số người có nhu cầu học nghề |
|
|||
4. Số nghề đã được tổ chức đào tạo |
|
||||
5. Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình, phân theo: - Trình độ đào tạo (Sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng); - Nhóm nghề đào tạo (Nông nghiệp, phi nông nghiệp) |
|
||||
6. Số giáo viên/người dạy nghề được bồi dưỡng 7. Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng; 8. Số hộ được vay vốn (Phân theo các nguồn: Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Quỹ QG GQVL... học nghề) |
|
||||
9. Kinh phí đã sử dụng phân theo nguồn: - Ngân sách thành phố: - Ngân sách quận, huyện:... - Ngân sách xã, nguồn khác: |
|
||||
10. Số doanh nghiệp/đơn vị tham gia ký hợp đồng 3 bên, phân theo: - Loại hình doanh nghiệp: - Ngành nghề sản xuất - kinh doanh: - Hình thức hỗ trợ (Tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ khác...) |
|
||||
III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LĐNT |
1. Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo, phân theo: - Số LĐNT (Sau học nghề 01 năm) được thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp... - Số lao động nông thôn tự tạo việc làm: - Số LĐNT được doanh nghiệp tuyển dụng: |
|
|||
2. Tỷ lệ LĐNT làm đúng với nghề được đào tạo, phân theo 3 nhóm: Ngành nông nghiệp, Công nghiệp, dịch vụ: |
|
||||
Tỷ lệ được tính bằng: |
Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo |
||||
Số LĐNT tham gia học nghề và đã tốt nghiệp |
|||||
3. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm. |
|
||||
4. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá (2) (Thống kê sau 1 năm học nghề) |
|
||||
5. Số doanh nghiệp/ đơn vị thực hiện theo đúng cam kết đã ký |
|
||||
6. Số xã có hộ sau học nghề trở thành khá (tỷ lệ từ 10% trở lên (Thống kê sau 1 năm học nghề) |
|
||||
7. Tỷ lệ lao động trong xã chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau khi học nghề. |
|
||||
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Đối với huyện được thống kê theo số xã;
(2) Hộ khá: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức tiêu chí về thu nhập (Tiêu chí số 10) theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Biểu số 02
UBND …………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2015
TT |
Tên nghề đào tạo cho LĐNT |
Số người có nhu cầu học nghề |
Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau khi học nghề (người) |
|||||||||||||||||
Số lớp |
Tổng số LĐNT được đào tạo |
Nữ |
Đối tượng 1 |
Đối tượng 2 |
Đối tượng 3 |
Tổng số người học xong |
Số người có việc làm |
Thuộc hộ thoát nghèo |
Thuộc hộ khá |
|||||||||||
Người được hưởng CS ưu đãi người có công với CM |
Dân tộc thiểu số |
Hộ nghèo |
Người thuộc hộ bị thu hồi đất |
Người tàn tật |
Người thuộc hộ cận nghèo |
LĐNT khác |
Tổng số |
Được DN/ Đơn vị tuyển dụng |
Được DN/ Đơn vị bao tiêu sản phẩm |
Tự tạo việc làm |
Thành lập tổ hợp tác xã, tổ SX, HTX, DN |
|||||||||
|
Nghề phi Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...,
Ngày.... tháng.... năm 2016 |
Biểu số 03
UBND …………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT NĂM 2015
|
Tên cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT |
Số giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT (người) |
Quy mô đào tạo theo quy định (Ng/năm) |
Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT |
Tổng số LĐNT học xong (người) |
Tổng số lao động có việc làm sau học nghề (người) |
Tổng số kinh phí quyết toán (1.000 đồng) |
|||||
Tổng số |
GV cơ hữu |
Số lớp |
Tổng số LĐNT được đào tạo (người) |
ĐT 1 |
ĐT 2 |
ĐT 3 |
||||||
1 |
Trường Cao đẳng nghề... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Trường Trung cấp nghề... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trung tâm dạy nghề... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Công ty Cổ phần…….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...,
Ngày.... tháng.... năm 2016 |
Biểu số 4
UBND …………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO SỬ DỤNG KINH PHÍ NĂM 2015
TT |
Tên nghề |
Kinh phí thực hiện |
|||||||
Tổng kinh phí |
Ngân sách Thành phố |
Ngân sách Quận, huyện |
Nguồn khác |
||||||
Kinh phí hỗ trợ chi phí dạy nghề |
Tiền ăn |
Tiền đi lại |
Tổng số |
Trong đó |
|||||
Thu học phí |
Huy động |
||||||||
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Kinh phí hỗ trợ học dạy nghề cho LĐNT |
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Nhóm nghề nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
b |
Nhóm nghề phi nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Kinh phí tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Kinh phí điều tra, khảo sát |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Kinh phí hoạt động BCĐ cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...,
Ngày.... tháng.... năm 2016 |
Biểu số 05
UBND …………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2016
Số liệu tính đến thời điểm kiểm tra
TT |
Tên nghề đào tạo cho LĐNT |
Số người có nhu cầu học nghề |
Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau khi học nghề |
|||||||||||||||||
Số lớp |
Tổng số LĐNT được đào tạo (người) |
Nữ |
Đối tượng 1 |
Đối tượng 2 |
Đối tượng 3 |
Tổng số người học xong |
Số người có việc làm |
Thuộc hộ thoát nghèo |
Thuộc hộ khá |
|||||||||||
Người được hưởng CS ưu đãi người có công với CM |
Dân tộc thiểu số |
Hộ nghèo |
Người thuộc hộ bị thu hồi đất |
Người tàn tật |
Người thuộc hộ cận nghèo |
LĐNT khác |
Tổng số người có việc làm |
Được DN/Đơn vị tuyển dụng |
Được DN/ Đơn vị bao tiêu sản phẩm |
Tự tạo việc làm |
Thành lập tổ hợp tác xã, tổ SX, HTX, DN |
|||||||||
|
Nghề phi Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...,
Ngày.... tháng.... năm 2016 |
Biểu số 06
UBND …………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐƯỢC ĐÀO TẠO THEO ĐỘ TUỔI NĂM 2015
Stt |
Nội dung |
Tổng số |
Nữ |
Nghề nông nghiệp |
Nghề phi nông nghiệp |
Số người có việc làm sau học nghề |
Nhóm đối tượng chính sách |
||||
Hộ nghèo |
Hộ cận nghèo |
Hộ người có công |
Hộ dân tộc thiểu số |
Chính sách khác |
|||||||
1 |
Dưới 25 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Từ 26 đến 45 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trên 45 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
tháng năm 2016 |
Biểu số 7
LỊCH
KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTg
(Kèm theo Kế hoạch số: 52/KH-BCĐ ngày 07/3/2016 của Ban Chỉ đạo Thành phố)
Stt |
Quận, huyện, thị xã |
Thời gian |
Địa điểm làm việc |
Địa điểm, thời gian xuất phát |
1 |
Huyện Thanh Oai |
từ 8h 30’ ngày 10/5/2016 (Thứ ba) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
2 |
Huyện Ứng Hòa |
từ 8h 30’ ngày 11/5/2016 (Thứ tư) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h00’ |
3 |
Huyện Mỹ Đức |
từ 8h 30’ ngày 12/5/2016 (Thứ năm) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h00’ |
4 |
Quận Bắc Từ Liêm |
từ 8h 30’ ngày 17/5/2016 (Thứ ba) |
Tại trụ sở UBND Quận |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
5 |
Huyện Sóc Sơn |
từ 8h 30’ngày 18/5/2016 (Thứ tư) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h00’ |
6 |
Huyện Đông Anh |
từ 8h 30’ ngày 19/5/2016 (Thứ năm) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h00’ |
7 |
Huyện Chương Mỹ |
từ 8h 30’ ngày 01/6/2016 (Thứ tư) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
8 |
Quận Hà Đông |
từ 8h 30’ ngày 02/6/2016 (Thứ năm) |
Tại trụ sở UBND Quận |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
9 |
Thị xã Sơn Tây |
từ 8h 30’ ngày 07/6/2016 (Thứ ba) |
Tại trụ sở UBND Thị xã |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
10 |
Huyện Ba Vì |
từ 8h 30’ ngày 08/6/2016 (Thứ tư) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 6h30’ |
11 |
Huyện Mê Linh |
từ 8h 30’ ngày 09/6/2016 (Thứ năm) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
12 |
Huyện Đan Phượng |
từ 8h 30’ ngày 14/6/2016 (Thứ ba) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
13 |
Huyện Phúc Thọ |
từ 8h 30’ ngày 15/6/2016 (Thứ tư) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h00’ |
14 |
Huyện Thanh Trì |
từ 8h 30’ ngày 16/6/2016 (Thứ năm) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
15 |
Huyện Thường Tín |
từ 8h 30’ ngày 21/6/2016 (Thứ ba) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
16 |
Huyện Phú Xuyên |
từ 8h 30’ ngày 22/6/2016 (Thứ tư) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h00’ |
17 |
Huyện Thạch Thất |
từ 8h 30’ ngày 23/6/2016 (Thứ năm) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h00’ |
18 |
Huyện Quốc Oai |
từ 8h 30’ 28/6/2016 (Thứ ba) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
19 |
Huyện Hoài Đức |
từ 8h 30’ ngày 29/6/2016 (Thứ tư) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
20 |
Huyện Gia Lâm |
từ 8h 30’ ngày 30/6/2016 (Thứ năm) |
Tại trụ sở UBND huyện |
Ô tô đón tại Sở LĐ TBXH Hà Nội (75 Nguyễn Chí Thanh): 7h30’ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.