UBND
THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/KH-BCĐ |
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 76/2014/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 4992/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của UBND Thành phố ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp thành phố Hà Nội; Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
Trong thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đảm bảo cung cấp điện an toàn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội của Thủ đô, của đất nước. Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (HLBVATLĐCA) Thành phố đã chỉ đạo xử lý nhiều vi phạm HLBVATLĐCA, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn đọng 694 vi phạm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho Thành phố và an toàn tính mạng của nhân dân. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả hơn nữa, Ban chỉ đạo xử lý vi phạm HLBVATLĐCA thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch hoạt động năm 2017 như sau:
1. Duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo (BCĐ) xử lý vi phạm HLBVATLĐCA Thành phố, BCĐ các quận huyện; thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn phát sinh vi phạm mới, xử lý giảm tối thiểu 30% các vi phạm còn tồn đọng.
2. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ công trình lưới điện cao áp: Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Quyết định số 76/2014/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của UBND Thành phố Quy định về xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3. Tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật và Thành phố về tầm quan trọng của lưới điện cao áp, bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Tham mưu UBND Thành phố đề ra chủ trương, biện pháp để ngăn chặn và giải quyết tình trạng vi phạm HLBVATLĐCA nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho thành phố Hà Nội.
2. Đề xuất các giải pháp để từng bước giải quyết dứt điểm các vi phạm HLBVATLĐCA tồn tại cũ và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm mới phát sinh tại địa phương.
3. Kiểm tra, đôn đốc UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan trong việc xử lý vi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn Thành phố.
4. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không chấp hành hoặc có hành vi chống đối, cản trở việc thi hành quyết định xử lý vi phạm HLBVATLĐCA của các cơ quan có liên quan.
5. Tuyên truyền các quy định pháp luật về BVATCTLĐCA bằng nhiều hình thức như in, phát tờ rơi và tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân nhận thức tầm quan trọng của lưới điện cao áp và các biện pháp BVATCTLĐCA.
6. Tập huấn các quy định của nhà nước về BVATCTLĐCA cho các lực lượng tham gia.
7. Tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm HLBVATLĐCA Thành phố vào cuối năm, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BVHLATLĐCA trên địa bàn Thành phố.
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động BCĐ xử lý vi phạm HLBVATLĐCA Thành phố năm 2017; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố.
b) Tổng hợp các trường hợp vi phạm HLBVATLĐCA và biện pháp, phương án xử lý vi phạm đúng quy định pháp luật và Thành phố báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo. Ngăn chặn kịp thời các vi phạm mới và từng bước xử lý dứt điểm các vi phạm cũ còn tồn đọng.
c) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các BCĐ xử lý vi phạm quận, huyện xử lý, ngăn chặn các công trình xây dựng vi phạm HLBVATLĐCA đúng quy định.
d) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến HLBVATLĐCA theo thẩm quyền; Tổ chức tập huấn các quy định của Nhà nước về BVCTLĐCA cho các lực lượng tham gia; phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tập huấn cho các lực lượng tham gia tại địa phương.
d) Chủ trì, phối hợp các cấp, ngành, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền các quy định pháp luật về BVATCTLĐCA bằng hình thức in, phát tờ rơi và trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân nhận thức được tầm quan trọng của lưới điện cao áp và các biện pháp BVATCTLĐCA.
e) Tham mưu UBND Thành phố Tổng kết hoạt động Ban chỉ đạo vào cuối năm, đề xuất hình thức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác BVHLATLĐCA; phê bình, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc cố tình làm trái các quy định của nhà nước; kiện toàn Ban chỉ đạo xử lý vi phạm HLBVATLĐCA Thành phố (nếu có).
2. Sở Xây dựng
a) Phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo lực lượng Thanh tra xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng có liên quan đến HLBVATLĐCA theo quy định.
b) Chỉ đạo cấp phép xây dựng đúng quy định, yêu cầu Chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình trong hoặc gần HLBVATLĐCA phải thỏa thuận bằng văn bản với các đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình lưới điện và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình, trồng cây trong hoặc gần HLBVATLĐCA phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính Phủ.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm HLBVATLĐCA.
d) Phối hợp Sở Công Thương, các đơn vị liên quan tuyên truyền, tập huấn các quy định pháp luật BVATLĐCA trên địa bàn Thành phố.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các Sở, Ngành của Thành phố xử lý vi phạm HLBVATLĐCA theo quy định.
4. Công an thành phố Hà Nội
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý.
b) Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc Công an Thành phố phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn các công trình điện, phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm.
c) Phối hợp Sở Công Thương, các đơn vị liên quan tuyên truyền các quy định của pháp luật về BVATLĐCA trên địa bàn Thành phố.
5. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy các công trình lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý.
b) Chỉ đạo các lực lượng thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phối hợp các Sở, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ các công trình lưới điện cao áp trên địa bàn.
c) Phối hợp với Sở Công Thương, các đơn vị liên quan tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật về BVATLĐCA ngăn ngừa về phòng chống cháy nổ trên địa bàn Thành phố.
6. UBND các quận, huyện, thị xã.
a) Xây dựng Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo năm 2017, mục tiêu giảm tối thiểu 30% số vi phạm tồn tại cũ, không để phát sinh vi phạm mới. Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố nếu để phát sinh vi phạm.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát thống kê các vi phạm đường dây dẫn điện trên không, vi phạm đường cáp điện ngầm và vi phạm trạm biến áp trên địa bàn, đề xuất các giải pháp xử lý cụ thể đối với từng trường hợp, tập trung xử lý các trường hợp có nguy cơ mất an toàn cao.
c) Tuyên truyền về tầm quan trọng của lưới điện cao áp và các biện pháp BVCTLĐCA để các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định.
d) Trong quá trình cấp giấy phép xây dựng nhà ở, công trình trong HLBVATLĐCA phải có văn bản thỏa thuận giữa Chủ đầu tư với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp đảm bảo an toàn công trình lưới điện; Chỉ đạo lực lượng Thanh tra xây dựng tại địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng có liên quan đến HLBVATLĐCA, kiên quyết đình chỉ đối với các công trình không thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, xử lý dứt điểm các vi phạm ngay từ khi mới hình thành theo quy định.
e) Rà soát các kết cấu lưới điện được tách khỏi hệ thống điện và yêu cầu tổ chức, cá nhân có đường dây điện không còn vận hành trong vòng 06 tháng phải tháo dỡ thu hồi, hoàn trả mặt bằng theo quy định.
f) Phối hợp Sở Công Thương, các đơn vị liên quan tuyên truyền, tập huấn các quy định cửa pháp luật về BVATLĐCA trên địa bàn.
g) Báo cáo tình hình xử lý vi phạm, kết quả xử lý vi phạm HLBVATLĐCA theo quy định, đề xuất giải pháp xử lý đối với các trường hợp phức tạp không giải quyết được báo cáo về Sở Công Thương, UBND Thành phố.
7. Sở Tài chính.
Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
8. Tổng Công ty: Điện lực TP Hà Nội, Truyền tải điện Hà Nội.
a) Xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2017, đề xuất các giải pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể, xử lý giảm tối thiểu 30% số vụ vi phạm, không để phát sinh vi phạm mới.
b) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát các đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm và trạm biến áp, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm HLBVATLĐCA; lập biên bản vi phạm, đề nghị xử lý vi phạm gửi đến cơ quan có thẩm quyền và phối hợp xử lý theo quy định.
c) Phối hợp UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
d) Lập phương án cải tạo lưới điện theo Quy hoạch để khắc phục tình trạng vi phạm HLBVATLĐCA; kiểm tra, rà soát lưới điện thuộc đơn vị quản lý có kế hoạch tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả mặt bằng trong vòng 06 (sáu) tháng từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện.
e) Báo cáo tình hình xử lý vi phạm, kết quả xử lý vi phạm HLBVATLĐCA, tai nạn điện (nếu có) theo quy định, đề xuất giải pháp xử lý đối với các trường hợp phức tạp không xử lý được, báo cáo về Sở Công Thương, UBND Thành phố.
9. Các cơ quan truyền thông.
- Đài phát thanh, truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị và các cơ quan thông tin truyền thông khác của Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia, phối hợp tuyên truyền về công tác BVATCTLDCA trên địa bàn Thành phố.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.