ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 502/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 23 tháng 01 năm 2019 |
Triển khai thực hiện Nghị Quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội,
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:
1. Đẩy mạnh khai thác đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (bắt buộc, tự nguyện), bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Nghị quyết số 102/NQ-CP).
2. Xác định rõ các nhiệm vụ, nội dung, lộ trình cụ thể để các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
3. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, mặt trận, đoàn thể trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.
4. Tạo bước chuyển biến về ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp và nhân dân.
5. Việc triển khai thực hiện kế hoạch chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng năm và từng giai đoạn; đưa chỉ tiêu của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi ngành, địa phương, đơn vị.
Trong những năm qua việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả khả quan, tỷ lệ người tham gia BHXH được cải thiện qua từng năm, quyền lợi BHXH và chế độ thụ hưởng BHXH của đối tượng tham gia từng bước được nâng lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Tính đến thời điểm 11/2018 số người tham gia bảo hiểm xã hội là 85.413 người, trong đó:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 84.203 người, trong đó số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 72.330 người1.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: 1.210 người.
III. CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
1. Chỉ tiêu năm 2019:
a) Số người tham gia bảo hiểm xã hội là: 88.309 người, cụ thể:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 86.712 người;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 74.138 người;
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: 1.597 người.
b) Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia):
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 90%;
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: 22,86%;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 87,24%.
c) Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội (năm sau so với năm trước):
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 2,98%;
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: 32%;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 2,5%.
2. Chỉ tiêu năm 2020:
a) Số người tham gia bảo hiểm xã hội: 92.321 người, trong đó:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 90.181 người;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 76.733 người;
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: 2.140 người.
b) Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia):
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 94,2%;
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: 25%;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 91,4%.
c) Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội (năm sau so với năm trước):
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 4%;
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: 34%;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 3,5%.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội tỉnh rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến BHXH, BHTN để kiến nghị hoàn thiện thể chế về BHXH, BHTN của tỉnh; theo dõi tình hình thi hành chính sách pháp luật về thực hiện BHXH, BHTN.
- Phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHTN; trong đó, tập trung đối thoại chính sách với người lao động, người sử dụng lao động.
- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra về BHXH; thực hiện nghiêm các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chấn chỉnh công tác khai trình việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp theo Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm; định kỳ hằng quý, cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, đối thoại trực tiếp đến người sử dụng lao động, người lao động và người dân trên địa bàn; phối hợp với Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền chính sách BHXH, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH theo nội dung Nghị quyết số 102/NQ-CP .
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất giải pháp cụ thể về cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện việc xác định đối tượng tham gia BHXH, BHTN; lập danh sách, quản lý đối tượng; cơ chế thu, đóng BHXH, BHTN; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến BHXH, BHTN để kiến nghị hoàn thiện thể chế về BHXH, BHTN của tỉnh; theo dõi tình hình thi hành chính sách pháp luật về thực hiện BHXH, BHTN.
- Thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN; phấn đấu 100% đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử về hồ sơ tham gia BHXH, BHTN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo thuận lợi, giảm phiền hà cho người tham gia BHXH.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất; đồng thời, giao chỉ tiêu kiểm tra cho BHXH cấp huyện; thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN; phối hợp với các cơ quan liên quan trong thanh tra, kiểm tra việc trích đóng BHXH, BHTN của đơn vị, doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch củng cố tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, viên chức; phối hợp, tổ chức đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động, tuyên truyền cho cán bộ ngành BHXH, nhân viên đại lý thu; mở rộng đại lý thu để đáp ứng yêu cầu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
- Chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển đối tượng; giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.
3. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng giải pháp cụ thể về cơ chế thu, đóng BHXH; hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện đối với các nhóm đối tượng.
- Đảm bảo kinh phí cho các đối tượng được hỗ trợ; hướng dẫn chuyển, quyết toán kinh phí hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo quy định.
4. Sở Tư pháp:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến BHXH, BHTN để kiến nghị hoàn thiện thể chế về BHXH, BHTN của tỉnh; theo dõi tình hình thi hành chính sách pháp luật về thực hiện BHXH, BHTN.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH ngay khi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đến đề nghị cấp phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tài liệu tuyên truyền do BHXH tỉnh cung cấp).
- Định kỳ hằng quý cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh mới trong quý để có cơ sở theo dõi, quản lý, đối chiếu, phát triển mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời, cung cấp danh sách các đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật BHXH, BHTN, nhất là về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động, người lao động khi tham gia BHXH, BHTN; quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự nguyện, góp phần nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động, người lao động và của người dân; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện chính sách BHXH.
7. Thanh tra tỉnh:
- Chỉ đạo công tác thanh tra liên ngành về đóng BHXH, BHTN, thu hồi nợ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH của các cơ quan, đơn vị.
- Chỉ đạo Thanh tra các huyện, thành phố tăng cường phối hợp thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.
8. Cục Thuế tỉnh:
- Cung cấp danh sách các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang thực hiện nghĩa vụ thuế cho Bảo hiểm xã hội tỉnh để có cơ sở theo dõi, quản lý, đối chiếu, nhằm mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra về số người lao động kê khai thuế sau khi cơ quan Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trả thu nhập.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trả thu nhập.
9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
- Chỉ đạo Công đoàn các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH đối với người sử dụng lao động, đoàn viên và người lao động; thành lập tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước để đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH.
- Tham gia các hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động; thực hiện khởi kiện ra Tòa án đối với những đơn vị nợ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật.
10. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
- Tham gia cùng các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH; vận động các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ tiền mua BHXH tự nguyện cho đối tượng nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác để họ được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.
- Tăng cường giám sát, phản biện việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung những vấn đề chưa phù hợp.
- Các tổ chức đoàn, hội tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia BHXH tự nguyện; đồng thời tham gia đề xuất các chính sách hỗ trợ đoàn viên, hội viên tham gia BHXH tự nguyện.
11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các sở, ngành liên quan tuyên truyền, đối thoại, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN đến người lao động; kiểm tra việc thực hiện luật BHXH, Luật Việc làm của các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
12. Liên minh Hợp tác xã và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia BHXH, BHTN đầy đủ theo quy định.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác BHXH giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn, xác định mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng năm để hoàn thành mục tiêu từ nay đến năm 2020; tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với các địa phương có doanh nghiệp chưa tham gia BHXH, BHTN cho người lao động.
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND xã, phường, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH; thực hiện công tác Đại lý thu phát triển đối tượng tham gia của UBND cấp xã đạt hiệu quả; đặc biệt, vận động hội viên của các hội đoàn thể cấp xã gương mẫu tham gia BHXH tự nguyện.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn rà soát đơn vị chưa tham gia BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật; định kỳ hằng quý rà soát, thống kê, cung cấp danh sách các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn cho BHXH các huyện, thành phố để khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
- Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng BHXH tự nguyện cho UBND cấp xã để thực hiện.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch, chương trình công tác để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch này; định kỳ 6 tháng (trước ngày 01/7 hằng năm), 01 năm (trước ngày 05/12 hằng năm) tổng hợp kết quả thực hiện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch, đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
1 Doanh nghiệp nhà nước: 3.867 người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 9.076 người; doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 27.589 người; hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và lực lượng vũ trang: 37.790 người; cán bộ chuyên trách cấp xã: 2.960 người; cán bộ không chuyên trách cấp xã: 1.724 người; hợp tác xã: 431 người; đơn vị ngoài công lập: 602 người; hội nghề nghiệp, tổ hợp tác: 164 người.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.