UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2011 |
Thực hiện Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 06-NQ/TU) và Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Kết luận số 30-KL/TU).
2. Yêu cầu
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 và Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để các thành phần kinh tế và nhân dân nắm vững, chủ động tham gia thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 5/4/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, đồng thời xây dựng chương trình hành động cụ thể thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành, đơn vị được giao tại Kế hoạch này.
1. Nhiệm vụ chung
Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015: 1.922.909 triệu đồng
- Quản lý bảo vệ 2.112.557 lượt ha rừng, bình quân 422.511,4 ha/năm
- Khoanh nuôi, tái sinh 7.400 ha rừng tự nhiên (phòng hộ, đặc dụng).
- Trồng rừng mới 80.500 ha, trong đó trồng 78.000 ha rừng tập trung (trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 5.500 ha; rừng sản xuất 72.500ha); trồng cây phân tán (quy diện tích) 2.500 ha.
- Duy trì, nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng đạt trên 60%
- Khai thác 29.230 ha rừng trồng sản xuất, sản lượng gỗ 2.668.000 m3; 106.400 tấn tre nứa các loại.
Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy 663.200 tấn; các sản phẩm gỗ chế biến 30.000 m3.
Danh mục các Đề án, Dự án ưu tiên:
- Dự án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020.
- Đề án kiện toàn, thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
- Dự án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp.
- Đề án nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp.
- Dự án lập quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng.
2. Nhiệm vụ của các ngành, đơn vị
2.1. Công tác thông tin, tuyên truyền
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Biên soạn tài liệu, hướng dẫn nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, về vai trò lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng và các quy định liên quan.
b) Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ quan tổ chức và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.
c) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Tuyên Quang
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức để nhân dân làm nghề rừng, sống gần rừng nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.
2.2. Quy hoạch bảo vệ rừng
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020; chú trọng rà soát điều chỉnh hợp lý quy hoạch phân 3 loại rừng.
- Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Đề án giao rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất, trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch giao rừng cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp hàng năm, phấn đấu hoàn thành giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2015.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cố định ở những nơi đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; hoàn thành các dự án giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố trong việc rà soát quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, lập phương án giao bổ sung đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ gia đình ở những thôn, xã thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/2008/CT-UBND ngày 23/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc tăng cường quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Tổ chức thanh tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với các tổ chức, cá nhân đã được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích.
c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Phối hợp thực hiện rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạch phân 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất); xây dựng và thực hiện tốt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2015 cấp huyện, xã.
- Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện hoàn thành Đề án giao rừng trồng thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng phương án và triển khai thực hiện giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy hoạch.
- Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy theo quy định của pháp luật, bảo đảm duy trì diện tích canh tác ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 04/2008/CT-UBND ngày 23/7/2008 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường kiểm tra, nắm tình hình cơ sở, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2.3. Về phát triển rừng
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng phương án hỗ trợ các chủ rừng trong việc quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng; quản lý, bảo vệ diện tích rừng ven lộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ động phối hợp với Công ty Cổ phần giấy An Hòa nghiên cứu, đề xuất cơ chế liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đất trồng rừng để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài cho nhà máy sản xuất; xây dựng phương án quản lý gỗ nguyên liệu giấy trong vùng quy hoạch của Công ty cổ phần Giấy An Hòa;
- Nghiên cứu, đề xuất các hình thức liên doanh liên kết, tích tụ đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng mới rừng, trồng cây phân tán theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh.
- Nghiên cứu, hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật, bổ sung loài cây trồng rừng vào cơ cấu cây trồng rừng của tỉnh.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; quản lý chặt chẽ giống cây lâm nghiệp, nâng cao chất lượng cây giống trồng rừng.
b) Sở Khoa học và Công nghệ
- Đề xuất các đề tài, dự án khoa học về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hệ thống canh tác, về cơ giới hoá các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến lâm sản hàng hoá.
- Hướng dẫn việc nghiên cứu, đề xuất các đề tài, dự án khoa học công nghệ về đánh giá, quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh, trong đó có cơ chế chính sách huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm sản với công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
- Đề xuất cụ thể các biện pháp quản lý các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo việc kinh doanh chế biến lâm sản phải gắn với rừng nguyên liệu ổn định, bền vững.
đ) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Căn cứ chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện trong các năm tiếp theo, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện các mục tiêu Nghị quyết, Kết luận đã đề ra.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị liên quan, rà soát lại quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, yêu cầu các doanh nghiệp đã được quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bàn phải có cơ chế quản lý, phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch được phê duyệt;
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm của địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm, quản lý chặt chẽ việc khai thác vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trên địa bàn, đi đôi với đẩy mạnh trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu đã quy hoạch cho các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản của tỉnh; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, phối hợp các Ban quản lý dự án trồng rừng cấp cơ sở trên địa bàn tiếp tục tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển lâm nghiệp theo quy định của Trung ương (chính sách hỗ trợ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ, hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, dự án hỗ trợ gạo cho đồng bào trồng rừng thay thế nương rẫy...)
d) Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện mở rộng đối tượng được vay vốn trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.
đ) Các Công ty lâm nghiệp của tỉnh
- Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xây dựng các phương án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp: phương án điều chế rừng; phương án kinh doanh rừng bền vững; phương án cấp chứng chỉ rừng; đa dạng hóa các loại hình kinh doanh lâm nghiệp; Áp dụng công nghệ cao, biện pháp đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
2.4. Khai thác sử dụng rừng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp
a) Sở Công Thương
- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015.
- Đôn đốc việc triển khai các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa và các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai đầu tư Nhà máy sản xuất giấy tráng phấn cao cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm chế biến lâm sản của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát huy tiềm năng rừng, để phát triển du lịch sinh thái, tập trung tại các điểm Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Khu du lịch sinh thái Na Hang, rừng đặc dụng Cham chu, điểm du lịch núi Dùm...
2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp.
- Xây dựng Quy hoạch các khu rừng đặc dụng của tỉnh để tổ chức quản lý theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập mới các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Nội vụ
Rà soát, xây dựng phương án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh.
(Chi tiết có biểu kế hoạch thực hiện kèm theo)
1. Kế hoạch này chỉ nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chính, các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 201l - 2015, định hướng đến năm 2020 để tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể, thiết thực, phân công rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xong trong tháng 02/2012. Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp).
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Định kỳ (quí, năm) báo cáo kết quả thực hiện và tổng hợp những vướng mắc, nội dung cần bổ sung, điều chỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) và tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đã đề ra./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
BIỂU KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 30-KL/TU NGÀY 02/8/2011
CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XV) VỀ NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 49/KH-UBND ngày 31/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang)
TT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp/Thành phần tham gia |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Biên soạn tài liệu, hướng dẫn nội dung tuyên truyền về vai trò lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng về đất đai và các quy định liên quan |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố |
Quí IV/2011 |
2 |
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về vai trò lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và truyền thông |
Thường xuyên |
3 |
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT |
Quí I/2012 |
4 |
Tổ chức thanh tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với các tổ chức, cá nhân đã được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố |
Thường xuyên |
5 |
Xây dựng Đề án quản lý bảo vệ diện tích rừng ven lộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố |
Quí I/2012 |
6 |
Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thành phố, Các Công ty Lâm nghiệp, BQL rừng |
Quí IV/2012 |
7 |
Phối hợp với Công ty Cổ phần giấy An Hòa nghiên cứu, đề xuất cơ chế liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đất trồng rừng để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài cho nhà máy |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Công ty Cổ phần giấy An Hòa |
Quí II/2012 |
8 |
Xây dựng phương án quản lý gỗ nguyên liệu giấy trong vùng quy hoạch nguyên liệu của Công ty cổ phần Giấy An Hòa |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Công an tỉnh, Công ty Cổ phần giấy An Hòa |
Quí I/2012 |
9 |
Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích, thu hút đầu tư, huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố |
Quí I/2012 |
10 |
Nghiên cứu, hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật, bổ sung loài cây trồng vào cơ cấu cây trồng rừng của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Quí I/2012 |
11 |
Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2015 |
Sở Công Thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố |
Quí II/2012 |
12 |
Đề xuất các biện pháp quản lý các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo việc kinh doanh chế biến lâm sản phải gắn với vùng nguyên liệu ổn định bền vững |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố |
Quí III/2012 |
13 |
Xây dựng đề án phát huy tiềm năng rừng, để phát triển du lịch sinh thái tập trung tại các điểm Khu du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái Tân Trào, Khu du lịch sinh thái Na Hang, rừng đặc dụng Cham Chu, điểm du lịch núi Dùm… |
Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Quí I/2012 |
14 |
Lập quy hoạch rừng đặc dụng; rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập mới các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố |
Quí I/2012 |
15 |
Rà soát, xây dựng phương án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với quy định của nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh |
Sở Nội vụ |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thành phố |
Quí II/2012 |
16 |
Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nội vụ, UBND huyện, thành phố |
Quí I/2012 |
17 |
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố trong việc rà soát quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, lập phương án giao bổ sung đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ gia đình ở những thôn xã thiếu đất sản xuất nông nghiệp |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố |
Quí II/2012 |
18 |
Xây dựng để thực hiện phương án kinh doanh rừng bền vững; xây dựng phương án Điều chế rừng, phương án cấp chứng chỉ rừng |
Các chủ rừng |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Quí II/2012 |
19 |
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, mở rộng đối tượng được vay tới hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động tín dụng, đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp |
Ngân hàng Nhà nước tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Quí II/2012 |
20 |
Quy hoạch phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện |
Quí II/2012 |
21 |
Xây dựng Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố |
Quí II/2012 |
22 |
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở trong đó chú trọng việc công nhận nguồn giống |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện, thành phố, các Công ty lâm nghiệp |
Quí II/2012 |
23 |
Xây dựng Dự án phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Tuyên Quang |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố |
Quí II/2012 |
24 |
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 các cấp, gắn với rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng |
|
|
|
|
- Cấp tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Quí III/2012 |
|
- Cấp huyện, xã |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn |
Quí IV/2012 |
25 |
Hoàn thành Đề án giao rừng trồng thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng phương án và triển khai thực hiện giao rừng cho các tổ chức, hộ đình, cá nhân theo thẩm quyền |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn |
Năm 2012 |
26 |
Đề xuất các đề tài, dự án khoa học về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hệ thống canh tác, về cơ giới hoá các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến lâm sản; các đề tài, dự án bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Theo kế hoạch cụ thể từng năm |
27 |
Đôn đốc việc triển khai các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa và các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh. |
Sở Công Thương |
Công ty cổ phần Giấy An Hoà |
Thường xuyên |
28 |
Xây dựng thực hiện Dự án phục hồi độ che phủ của rừng Văn hóa lịch sử ATK - Tân Trào |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố |
Quí 2013 |
29 |
Đôn đốc triển khai đầu tư Nhà máy sản xuất giấy tráng phấn cao cấp |
Sở Công Thương |
Công ty cổ phần Giấy An Hoà, Sở Khoa học và Công nghệ |
Quí IV/2014 |
30 |
Thực hiện hoàn thành các dự án giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND huyện, thành phố |
Năm 2015 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.