ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4890/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 22 tháng 12 năm 2021 |
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 07/9/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao các Chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 3612/KH-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Bình Thuận;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2022 của tỉnh, cụ thể như sau:
1.1. Mục tiêu:
- Trong năm, 100% văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh phải được ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.
- Trong năm, xử lý hoặc kiến nghị xử lý dứt điểm 100% các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ban hành trái pháp luật phát hiện qua kết quả rà soát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Nhiệm vụ:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Tham mưu ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy trình các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các quy định của Trung ương. Không để xảy ra tình trạng xin lùi thời hạn trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật do nguyên nhân chủ quan.
- Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính quyền điện tử, chính quyền số và chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương; kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính:
2.1. Mục tiêu:
- Đề xuất đơn giản hóa tối thiểu 5% số thủ tục hành chính và cắt giảm tối thiểu 5% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020.
- Tối thiểu 60% hồ sơ thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; 50% hồ sơ thủ tục hành chính cấp xã được luân chuyển giữa các cơ quan tham gia giải quyết bằng phương thức điện tử.
- Tối thiểu 60% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến; trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 5% trở lên.
- Số hóa 25% kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Tối thiểu 50% thủ tục hành chính của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong số đó, ít nhất 65% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt tối thiểu 30%.
- Tối thiểu 50% thủ tục hành chính đã triển khai tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích có phát sinh hồ sơ tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích đạt từ 5% trở lên; tỷ lệ kết quả giải quyết thủ tục hành chính được trả qua dịch vụ bưu chính công ích đạt từ 20% trở lên.
- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 84%. Riêng mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai đạt tối thiểu 82%.
- 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố danh mục, công khai và cập nhật kịp thời.
- 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
2.2. Nhiệm vụ:
- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 của tỉnh. Trong đó, tập trung rà soát, đề xuất đơn giản hóa các thủ tục hành chính thực hiện không hiệu quả (không có hồ sơ phát sinh hoặc là rào cản, tốn kém chi phí người dân, doanh nghiệp...). Loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không hợp lý; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai có nội dung thông tin trùng lặp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có. Rà soát, đề xuất tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Thường xuyên theo dõi, công bố và kịp thời cập nhật danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của tỉnh.
- Tổ chức triển khai việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 1860/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh và Đề án nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại được UBND tỉnh phê duyệt; trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai mô hình giải quyết thủ tục hành chính không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
- Tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương; có giải pháp giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn. Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, luân chuyển và xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên phần mềm Một cửa điện tử.
- Rà soát, lập danh mục thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình triển khai hình thức thanh toán trực tuyến đối với các thủ tục hành chính. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tổ chức, cá nhân áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính.
- Rà soát, thống kê, lập danh mục và tập hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tiến hành số hóa theo Kế hoạch số 1525/KH-UBND ngày 05/5/2021 của UBND tỉnh[1], đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Tiếp tục rà soát, lập danh mục thống kê thủ tục hành chính các cấp đủ điều kiện để cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 trong năm 2022. Đồng thời, tiến hành tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức giải quyết hồ sơ trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã triển khai.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Tổ chức hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả, tần suất sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức khắc phục có hiệu quả các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra qua kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh, kiến nghị; tổ chức đối thoại định kỳ với người dân và doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.
- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân.
- Nghiên cứu, xây dựng, kết nối và chia sẻ các cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính để tạo sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục; hướng đến mục tiêu người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó.
- Triển khai thực hiện Đề án “Phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính”.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
3.1. Mục tiêu:
- Giảm tối thiểu bình quân cả tỉnh 2% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 86%.
- Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.
3.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý so với năm 2021 (phân kỳ giảm 2% trong năm 2022).
- Xây dựng Kế hoạch tinh giản biên chế sự nghiệp giai đoạn 2022 - 2025; trong đó xác định mục tiêu, giải pháp giảm tối thiểu bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021, lộ trình từ năm 2022 đến năm 2024 mỗi năm giảm 2%, năm 2025 giảm 4% tổng biên chế.
- Hoàn thành việc rà soát sắp xếp, tổ chức lại, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bên trong và cơ cấu số lượng cấp phó đảm bảo theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Kế hoạch số 2992/KH-UBND ngày 12/8/2021 của UBND tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chỉ số PAR Index, chỉ số PAPI, chỉ số SIPAS năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của phụ huynh, học sinh đối với dịch vụ giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học; công khai đầy đủ, minh bạch các khoản thu, đóng góp của phụ huynh; không yêu cầu phụ huynh đóng góp các khoản ngoài quy định; trao đổi thông tin giữa nhà trường với phụ huynh học sinh thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động, thiết bị điện tử...
- Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh, gắn ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian chờ đợi làm thủ tục trong khám, chữa bệnh. Kiểm tra, giám sát, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sỹ và nhân viên y tế; nghiêm túc xử lý đối với các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân trong khám, chữa bệnh...
4.1. Mục tiêu:
Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
4.2. Nhiệm vụ:
- Hoàn thành phê duyệt vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức hành chính theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ.
- Hoàn thành phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ.
- Tham mưu tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức kịp thời, đúng quy định.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công vụ năm 2022 của tỉnh. Tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu trong thực thi công vụ. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người có sai phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
- Bố trí đủ 100% cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo đúng quy định.
5.1. Mục tiêu:
- Tối thiểu 5% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
- 30% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
5.2. Nhiệm vụ:
- Rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý được giao tự chủ tài chính theo phương án thu, chi tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai tự bảo đảm chi thường xuyên, đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu 5% trong năm 2022.
- Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần thuộc phạm vi quản lý giai đoạn 2021 - 2025.
- Rà soát các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thuộc phạm vi quản lý có đủ điều kiện để chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu 30% trong năm 2022.
6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số:
6.1. Mục tiêu:
- 35% hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
- 100% hệ thống báo cáo của tỉnh được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
- 85% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 65% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 40% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 5% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
6.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác với Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
- Triển khai nhiệm vụ hạng mục Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 3192/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận, phiên bản 2.0.
- Tiếp tục nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung trong các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo việc lưu trữ, chia sẻ thông tin được tập trung, tối ưu, nhanh chóng.
- Tiếp tục áp dụng tốt hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong giải quyết công việc từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã để nâng cao tỷ lệ hồ sơ công việc xử lý trên môi trường mạng.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh để tích hợp, chia sẻ dữ liệu báo cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước nhằm tổng hợp thông tin vào kho dữ liệu chung, phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước các cấp và hỗ trợ đánh giá hiệu quả được giao.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 5% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý trong năm 2022.
- Xây dựng và tiếp tục duy trì việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
7. Công tác chỉ đạo, điều hành:
7.1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý để nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính của tỉnh theo Kế hoạch đề ra và theo tinh thần Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030, Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 07/9/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao các Chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Qua đó, tạo sự chuyển biến cả về nhận thức, thái độ và hành động trong thực hiện cải cách hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước và xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.
7.2. Rà soát bố trí đúng, đủ nguồn lực, kinh phí thực hiện công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Xác định đây là nội dung có tính chất quyết định để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác cải cách hành chính.
7.3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được giao; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành chính. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương; đo lường, xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế công lập phù hợp với Chương trình tổng thể và với yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đánh giá toàn diện, khách quan, công bằng, kịp thời, phản ánh đầy đủ, đa chiều kết quả triển khai cải cách hành chính tại tỉnh.
7.4. Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn và năm 2022 của tỉnh, với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú và phù hợp với từng nhóm đối tượng, cơ quan, đơn vị.
7.5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác cải cách hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển; thay thế ngay những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp.
7.6. Chủ động đề xuất áp dụng, nhân rộng các sáng kiến, mô hình mới và các giải pháp có tính đột phá để nâng cao hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan và địa phương.
1. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch trước ngày 31/01/2022 để triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ theo quy định cho UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh, Bộ Nội vụ theo quy định.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao, đề xuất bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao./.
|
CHỦ TỊCH |
[1] Kế hoạch về “số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc phạm vi, chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ”.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.