ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4800/KH-SYT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 7 năm 2022 |
ĐẢM BẢO CÔNG TÁC THU DUNG, ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE (SXHD) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, trong thời gian qua số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố liên tục gia tăng, tính đến ngày 11/7/2022, Thành phố đã ghi nhận 26.138 ca mắc SXHD đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế (tăng 228% so với cùng kỳ năm 2021), 2.009 ca đang điều trị tại bệnh viện. Trong đó, số ca chuyển nặng và tử vong cũng tăng cao so với cùng kỳ và trung bình giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố về việc ngành y tế phải luôn sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp khi dịch bệnh SXHD bùng phát, Sở Y tế xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo các kịch bản từ 2.000 đến 6.000 ca điều trị tại bệnh viện nhằm chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiếp nhận, chăm sóc, điều trị, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong do SXHD.
1. Mục đích
- Đảm bảo tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều tuân thủ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22/8/2019 của Bộ Y tế nhằm phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo, hạn chế tình trạng bệnh diễn tiến nặng dẫn đến nguy cơ tử vong.
- Chủ động nguồn lực đảm bảo sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng các tình huống từ 2.000 đến 6.000 ca mắc SXHD điều trị nội trú tại các bệnh viện; đảm bảo công tác điều trị đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
2. Yêu cầu
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đáp ứng nhanh khi có hàng loạt trường hợp mắc SXHD.
- Huy động nguồn lực sẵn có, đảm bảo phân tuyến điều trị hợp lý giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố được Sở Y tế phân công chuyên tiếp nhận và điều trị người bệnh SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng.
- Các bệnh viện sẵn sàng mở rộng quy mô giường bệnh đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, điều trị người bệnh SXHD khi dịch bùng phát theo các tình huống.
- Các bệnh viện sẵn sàng nguồn lực để triển khai ngay khi có sự điều động của Sở Y tế. Nguồn nhân lực tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh SXHD phải được tập huấn về năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu điều trị.
1. Đảm bảo tuân thủ hướng dẫn, chẩn đoán điều trị SXHD, các biện pháp phòng, chống dịch SXHD
- Rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh SXHD. Bố trí phòng khám để tái khám các ca bệnh SXHD ngoại trú vào các khung giờ phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh SXHD và người bệnh khác.
- Triển khai tập huấn và tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD cho tất cả các bác sĩ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt các bác sĩ làm việc tại tuyến y tế cơ sở ban đầu như trạm y tế, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa hoặc bác sĩ làm việc tại khoa khám bệnh để chẩn đoán đúng, kịp thời.
- Triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu cho các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa nhằm sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp SXHD chuyển nặng do tuyến dưới chuyển đến.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông để người bệnh SXHD biết các dấu hiệu trở nặng để đến bệnh viện khám, điều trị sớm.
- Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXHD hiệu quả ngay tại bệnh viện, không để bệnh viện trở thành nơi phát sinh dịch bệnh SXHD cho cộng đồng.
- Cập nhật danh sách tổ chuyên gia về SXHD để sẵn sàng công tác hội chẩn từ xa đối với các trường hợp nặng. Các bệnh viện phổ biến danh sách, cập nhật số điện thoại chuyên gia, chủ động hội chẩn lấy ý kiến chuyên gia nhằm điều trị kịp thời bệnh kịp thời, đảm bảo an toàn người bệnh.
- Tăng cường kiểm tra công tác thu dung, điều trị người bệnh mắc SXHD theo hướng dẫn Bộ Y tế; tránh quá tải bệnh viện, kịp thời rút kinh nghiệm trong điều trị để hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
2. Chuẩn bị các cơ sở thu dung, điều trị các trường hợp SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, tính đến ngày 11/7/2022, tổng số ca SXHD đến khám là 26.138 ca, trong đó có 11.076 ca điều trị ngoại trú (42%) và 15.062 ca nhập viện điều trị (58%).
- Tỷ lệ số ca phải nhập viện (sốt cao, nôn ói, đau bụng...): 60% số ca đến khám.
- Tỷ lệ số ca có dấu hiệu cảnh báo (có nguy cơ vào sốc): 20% số ca nhập viện.
- Tỷ lệ số ca nặng (có sốc): 10% số ca nhập viện, trong đó tỷ lệ số ca nguy kịch (sốc kéo dài, suy đa tạng...) chiếm khoảng 1% số ca nhập viện. Đối với các bệnh viện tuyến cuối, tỷ lệ số ca nguy kịch có thể lên đến 3-5%.
Nhằm chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng thu dung, điều trị SXHD, Thành phố sẽ chuẩn bị nguồn lực (giường điều trị, giường hồi sức tích cực, nhân sự, trang thiết bị, dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu...) theo từng tình huống cụ thể. Hạn chế tối đa chuyển người bệnh nặng giữa các bệnh viện; trong trường hợp cần thiết phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển người bệnh SXHD nặng đến các bệnh viện.
Thành phố dự tính chia thành 03 tình huống để xây dựng kịch bản ứng phó, cụ thể như sau:
Tình huống |
Tổng số ca nhập viện mới mỗi ngày 1 |
Tổng số ca đang điều trị nội trú mỗi ngày 2 |
Tổng số ca nặng đang HSTC mỗi ngày 3 |
Tình huống 1 |
Dưới 300 |
Dưới 2.000 |
200 |
Tình huống 2 |
300 - 600 |
2.000 - 4.000 |
200 - 400 |
Tình huống 3 |
600 - 900 |
4.000 - 6.000 |
400 - 600 |
a. Tình huống 1: Tương ứng có dưới 300 ca nhập viện mới mỗi ngày, dưới 2.000 ca đang điều trị nội trú và dưới 200 ca nặng tại các bệnh viện.
TT |
Bệnh viện |
Số giường điều trị SXHD |
Số giường hồi sức |
1. |
BV Chợ Rẫy |
100 |
10 |
2. |
BV Thống Nhất |
30 |
5 |
3. |
BV ĐHYD TP.HCM |
50 |
5 |
4. |
BV Quân Y 175 |
50 |
5 |
5. |
BV Bệnh Nhiệt đới |
350 |
40 |
6. |
BV Trưng Vương |
100 |
20 |
7. |
BV Nhi đồng 1 |
150 |
25 |
8. |
BV Nhi đồng 2 |
100 |
25 |
9. |
BV Nhi đồng Thành phố |
100 |
25 |
10. |
BV Từ Dũ |
20 |
5 |
11. |
Bv Hùng Vương |
20 |
5 |
12. |
09 BV đa khoa thành phố (Trung bình mỗi BV từ 50-80 giường điều trị SXHD và 05 giường HSTC) |
540 |
45 |
13. |
23 BV quận, huyện (Trung bình mỗi BV từ 20-50 giường điều trị SXHD và 02 giường HSTC) |
645 |
45 |
14. |
11 Bệnh viện đa khoa tư nhân (Trung bình mỗi BV từ 10-20 giường điều trị SXHD) |
150 |
- |
|
Tổng cộng |
2.405 |
260 |
Trong tình huống này, ưu tiên điều trị các trường hợp nặng tại các bệnh viện như sau:
- Đối với người lớn: Bệnh viện bộ ngành, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện đa khoa thành phố.
- Đối với trẻ em: Bệnh viện chuyên khoa nhi.
Như vậy, tổng số giường trong giai đoạn này là 2.405 giường điều trị SXHD và 250 giường hồi sức tích cực (trong đó có 75 giường hồi sức tích cực tại các bệnh viện chuyên khoa nhi).
b. Tình huống 2: Tương ứng có từ 300 - 600 ca nhập viện mới mỗi ngày, 2.000 - 4.000 ca đang điều trị nội trú và 200 - 400 ca nặng tại các bệnh viện.
TT |
Bệnh viện |
Số giường điều trị SXHD |
Số giường hồi sức |
1. |
BV Chợ Rẫy |
100 |
15 |
2. |
BV Thống Nhất |
30 |
5 |
3. |
BV ĐHYD TP.HCM |
50 |
5 |
4. |
BV Quân Y 175 |
50 |
5 |
5. |
BV Bệnh Nhiệt đới |
380 |
100 |
6. |
BV Trưng Vương |
150 |
20 |
7. |
BV Nhi đồng 1 |
150 |
40 |
8. |
BV Nhi đồng 2 |
150 |
40 |
9. |
BV Nhi đồng Thành phố |
150 |
40 |
10. |
BV Từ Dũ |
20 |
5 |
11. |
BV Hùng Vương |
20 |
5 |
12. |
09 BV đa khoa thành phố (Trung bình mỗi BV từ 50-150 giường điều trị SXHD và 10 giường HSTC) |
1.210 |
85 |
13. |
23 BV quận, huyện (Trung bình mỗi BV từ 20-50 giường điều trị SXHD và 02 giường HSTC) |
1.405 |
45 |
14. |
11 Bệnh viện đa khoa tư nhân (Trung bình mỗi BV từ 10-20 giường điều trị SXHD) |
150 |
- |
|
Tổng cộng |
4.000 |
410 |
Trong tình huống này, mở rộng quy mô giường bệnh điều trị SXHD và giường bệnh hồi sức tích cực tại các bệnh viện công lập. Ưu tiên điều trị các trường hợp nặng tại các bệnh viện như sau:
- Đối với người lớn: Bệnh viện bộ ngành, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện đa khoa thành phố.
- Đối với trẻ em: Bệnh viện chuyên khoa nhi.
Như vậy, tổng số giường trong giai đoạn này là 4.000 giường điều trị SXHD và 410 giường hồi sức tích cực (trong đó có 120 giường hồi sức tích cực tại các bệnh viện chuyên khoa nhi). Các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi có chỉ định nhập viện nhưng chưa có dấu hiệu chuyển nặng.
c. Tình huống 3: Tương ứng có từ 600 - 900 ca nhập viện mới mỗi ngày, 4.000 - 6.000 ca đang điều trị nội trú và 400 - 600 ca nặng tại các bệnh viện.
TT |
Bệnh viện |
Số giường điều trị SXHD |
Số giường hồi sức |
1. |
BV Chợ Rẫy |
150 |
20 |
2. |
BV Thống Nhất |
100 |
10 |
3. |
BV ĐHYD TP.HCM |
100 |
10 |
4. |
BV Quân Y 175 |
100 |
10 |
5. |
BV Bệnh Nhiệt đới |
400 |
150 |
6. |
BV Trưng Vương |
200 |
20 |
7. |
BV Nhi đồng 1 |
200 |
70 |
8. |
BV Nhi đồng 2 |
200 |
70 |
9. |
BV Nhi đồng Thành phố |
200 |
70 |
10. |
BV Từ Dũ |
50 |
10 |
11. |
BV Hùng Vương |
50 |
10 |
12. |
09 BV đa khoa thành phố (Trung bình mỗi BV từ 100-250 giường điều trị SXHD và 10-15 giường HSTC) |
1.800 |
110 |
13. |
23 BV quận, huyện (Trung bình mỗi BV từ 50-200 giường điều trị SXHD và 02 giường HSTC) |
2.300 |
45 |
14. |
11 Bệnh viện đa khoa tư nhân (Trung bình mỗi BV từ 10-20 giường điều trị SXHD) |
150 |
|
|
Tổng cộng |
6.000 |
605 |
Trong tình huống này, tiếp tục mở rộng quy mô giường bệnh điều trị SXHD và giường bệnh hồi sức tích cực tại các bệnh viện công lập. Ưu tiên điều trị các trường hợp nặng tại các bệnh viện như sau:
- Đối với người lớn: Bệnh viện bộ ngành, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện đa khoa thành phố.
- Đối với trẻ em: Bệnh viện chuyên khoa nhi.
Như vậy, tổng số giường trong giai đoạn này là 6.000 giường điều trị SXHD và 605 giường hồi sức tích cực (trong đó có 210 giường hồi sức tích cực tại các bệnh viện chuyên khoa nhi). Các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi có chỉ định nhập viện nhưng chưa có dấu hiệu chuyển nặng.
3. Sẵn sàng trang thiết bị y tế, vật tư, dịch truyền, chế phẩm máu
Theo báo cáo của một số bệnh viện tuyến cuối, ước tính trung bình 01 ca SXHD nặng sẽ sử dụng 06 lít dịch truyền (trong đó 20% là Lactate Ringer, 80% là dung dịch cao phân tử) và 02 đơn vị máu, chế phẩm của máu. Số lượng 06 lít dịch truyền được quy đổi thành 03 chai dung dịch Lactate Ringer (loại 500ml) và 09 chai dung dịch cao phân tử (loại 500ml).
Như vậy, dựa vào từng tình huống cụ thể, cần phải dự trù dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu đảm bảo sử dụng trong 01 tháng để sẵn sàng điều trị người bệnh nặng như sau:
Tình huống |
Tổng số ca nhập viện mới/ngày |
Tổng số ca nặng mới/ngày |
Tổng
số chai dịch truyền Lactate Ringer4 |
Tổng
số chai dịch truyền cao phân tử5 |
Tổng số đơn vị máu và chế phẩm máu6 |
Tình huống 1 |
Dưới 300 |
Dưới 30 |
Dưới 2.700 |
Dưới 8.100 |
Dưới 1.800 |
Tình huống 2 |
300 - 600 |
30 - 60 |
2.700 - 5.400 |
8.100 - 16.200 |
1.800 - 3.600 |
Tình huống 3 |
600 - 900 |
60 - 90 |
5.400 - 8.100 |
16.200 - 24.300 |
3.600 - 5.400 |
a. Nhân lực chăm sóc người bệnh nội trú
Ước tính 01 bác sĩ, 02 điều dưỡng sẽ chăm sóc 30 người bệnh SXHD có dấu hiệu cảnh báo; 01 bác sĩ, 02 điều dưỡng sẽ chăm sóc 05 người bệnh nặng. Tất cả các bác sĩ, điều dưỡng cần được tập huấn hướng dẫn, chẩn đoán điều trị SXHD và bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc người bệnh nặng cần được tập huấn hồi sức cấp cứu cơ bản và nâng cao.
Như vậy:
- Trong tình huống 1, khi Thành phố có dưới 2.000 ca đang điều trị nội trú: cần có 300 bác sĩ và 600 điều dưỡng chăm sóc người bệnh SXHD, 160 bác sĩ chuyên khoa hồi sức và 320 điều dưỡng chăm sóc người bệnh nặng.
- Trong tình huống 2, khi Thành phố có từ 2.000 - 4.000 ca đang điều trị nội trú: cần có 550 bác sĩ và 1.100 điều dưỡng chăm sóc người bệnh SXHD, 320 bác sĩ chuyên khoa hồi sức và 640 điều dưỡng chăm sóc người bệnh nặng.
- Trong tình huống 3, khi Thành phố có từ 4.000 - 6.000 ca đang điều trị nội trú: cần có 800 bác sĩ và 1.600 điều dưỡng chăm sóc người bệnh SXHD, 480 bác sĩ chuyên khoa hồi sức và 960 điều dưỡng chăm sóc người bệnh nặng.
Hiện các bệnh viện có 142 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa truyền nhiễm và 2.704 bác sĩ được tập huấn hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXHD, 2.651 điều dưỡng được tập huấn theo dõi chăm sóc người bệnh SXHD; 591 bác sĩ được tập huấn hồi sức cấp cứu cơ bản, nâng cao, 2.150 điều dưỡng được tập huấn chăm sóc người bệnh nặng.
b. Nhân lực chăm sóc người bệnh ngoại trú: Bên cạnh việc các bác sĩ, điều dưỡng tại các bệnh viện được tập huấn chăm sóc, điều trị người bệnh SXHD, tất cả các bác sĩ đang công tác tại khoa khám bệnh của các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, trạm y tế cũng cần được tập huấn hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXHD theo hướng dẫn của Bộ Y tế để chẩn đoán được người mắc SXHD, hướng dẫn người bệnh theo dõi tình trạng, phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo để nhập viện viện điều trị kịp thời.
1. Các phòng chức năng thuộc Sở Y tế
- Phòng Nghiệp vụ Y: Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng kế hoạch thu dung, điều trị bệnh SXHD trên địa bàn Thành phố. Phối hợp phòng Tổ chức Cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD, hồi sức cấp cứu cơ bản và nâng cao cho tất cả các bác sĩ, điều dưỡng được phân công tham gia chăm sóc người bệnh SXHD. Hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các quy chế chuyên môn, đảm bảo tuân thủ phác đồ điều trị và tổng hợp báo cáo số liệu theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thành phố về phòng chống dịch. Triển khai việc kiểm tra đánh giá năng lực chẩn đoán, điều trị SXHD của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố.
- Phòng Kế hoạch Tài chính: Tổng hợp, phân bổ trang thiết bị cơ bản, trang thiết bị hồi sức cấp cứu chuyên sâu hợp lý giữa các bệnh viện. Hướng dẫn các đơn vị dự trù, thanh toán và đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành.
- Phòng Tổ chức Cán bộ: Chủ động chuẩn bị sẵn sàng nhân lực chuyên môn, đặc biệt nhân lực về hồi sức tích cực, truyền nhiễm. Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho các bác sĩ, điều dưỡng về chăm sóc người bệnh SXHD, hồi sức tích cực, điều trị ca bệnh nặng cho các bệnh viện khu vực, và một số bệnh viện quận huyện.
- Phòng Nghiệp vụ Dược: Phối hợp Phòng Kế hoạch Tài chính hướng dẫn các đơn vị dự trù, mua sắm vật tư y tế, hóa chất, dịch truyền... đảm bảo phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo dõi, giám sát nguồn dự trữ thuốc, dịch truyền cao phân tử nhằm kịp thời báo cáo Ban Giám đốc Sở Y tế có kế hoạch điều phối khi cần thiết.
2. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa
a. Tất cả các bệnh viện
- Sẵn sàng tiếp nhận, điều trị người bệnh SXHD theo phân tuyến, tuân thủ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22/8/2019 của Bộ Y tế.
- Rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh SXHD. Bố trí phòng khám lại các ca bệnh SXHD vào các khung giờ phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh SXHD và người bệnh khác.
- Tăng cường việc theo dõi người bệnh SXHD đang nằm nội trú trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh SXHD có diễn biến nặng lên. Ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết theo quy định.
- Củng cố và duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị SXHD” và “Đường dây điện thoại nóng” tại các bệnh viện tuyến cuối điều trị SXHD để có thể thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.
- Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu, các lưu đồ xử trí để cấp cứu người bệnh.
b. Các bệnh viện tham gia tiếp nhận điều trị theo các giai đoạn: Căn cứ vào bảng phân công tiếp nhận, điều trị trường hợp SXHD, bệnh viện rà soát lại các nguồn lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hóa chất, xét nghiệm, nhân sự) xây dựng kế hoạch tiếp nhận điều trị ca mắc SXHD theo từng giai đoạn, đảm bảo đủ nhân sự, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc, dịch truyền, chế phẩm máu,... để điều trị người bệnh theo từng tình huống cụ thể, sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.
c. Các bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện đa khoa Thành phố
- Rà soát và xây dựng kế hoạch, thực hiện đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng nhân sự để hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới khi tiếp nhận các ca mắc SXHD nặng.
- Chủ động triển khai công tác tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD, hồi sức cấp cứu cơ bản và nâng cao; duy trì “Đường dây điện thoại nóng” và “Nhóm điều trị SXHD” sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các tuyến khi cần thiết. Trường hợp ca bệnh nặng, đánh giá qua hội chẩn chuyển bệnh không an toàn thì bệnh viện tuyến cuối chủ động đến hỗ trợ chuyên môn.
d. Bệnh viện Truyền máu Huyết học: Có kế hoạch đảm bảo nguồn máu dự trữ theo từng tình huống cụ thể, đảm bảo cung cấp máu và các chế phẩm của máu cho các bệnh viện để điều trị kịp thời cho người bệnh.
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm nâng cao chất lượng điều trị, đảm bảo an toàn người bệnh, Sở Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo ngay về Sở Y tế để xem xét, giải quyết./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
PHÂN BỔ SỐ GIƯỜNG ĐIỀU TRỊ SXHD TẠI CÁC BỆNH VIỆN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4800/KH-SYT ngày 14 tháng 7 năm 2022 của Sở
Y tế)
TT |
Tên bệnh viện |
Tình huống 1 Dưới 2.000 ca nội trú |
Tình huống 2 2.000 - 4.000 ca nội trú |
Tình huống 3 4.000 - 6.000 ca nội trú |
|||
Giường SXHD |
Giường HSTC |
Giường SXHD |
Giường HSTC |
Giường SXHD |
Giường HSTC |
||
|
Tổng cộng |
2.405 |
260 |
4.000 |
410 |
6.000 |
605 |
|
BV bộ, ngành |
230 |
25 |
230 |
30 |
450 |
50 |
1 |
BV Chợ Rẫy |
100 |
10 |
100 |
15 |
150 |
20 |
2 |
BV Thống Nhất |
30 |
5 |
30 |
5 |
100 |
10 |
3 |
BV ĐHYD TP.HCM |
50 |
5 |
50 |
5 |
100 |
10 |
4 |
BV Quân Y 175 |
50 |
5 |
50 |
5 |
100 |
10 |
|
BV Thành phố |
1.380 |
190 |
2.215 |
335 |
3.100 |
510 |
1 |
BV Bệnh Nhiệt Đới |
350 |
40 |
380 |
100 |
400 |
150 |
2 |
BV Trưng Vương |
100 |
20 |
150 |
20 |
200 |
20 |
3 |
BV Nhi Đồng 1 |
150 |
25 |
150 |
40 |
200 |
70 |
4 |
BV Nhi Đồng 2 |
100 |
25 |
150 |
40 |
200 |
70 |
5 |
BV Nhi Đồng Thành Phố |
100 |
25 |
150 |
40 |
200 |
70 |
6 |
BV Hùng Vương |
20 |
5 |
20 |
5 |
50 |
10 |
7 |
BV Từ Dũ |
20 |
5 |
20 |
5 |
50 |
10 |
8 |
BV An Bình |
50 |
5 |
150 |
10 |
200 |
10 |
9 |
BV Nguyễn Trãi |
50 |
5 |
150 |
10 |
200 |
10 |
10 |
BV Nguyễn Tri Phương |
50 |
5 |
150 |
10 |
200 |
15 |
11 |
BV Nhân Dân 115 |
50 |
5 |
150 |
10 |
250 |
15 |
12 |
BV Nhân Dân Gia Định |
50 |
5 |
150 |
10 |
250 |
15 |
13 |
BV ĐKKV Củ Chi |
80 |
5 |
130 |
10 |
200 |
10 |
14 |
BV ĐKKV Hóc Môn |
80 |
5 |
125 |
10 |
200 |
10 |
15 |
BV ĐK Sài Gòn |
50 |
5 |
50 |
5 |
100 |
10 |
16 |
BV ĐKKV Thủ Đức |
80 |
5 |
140 |
10 |
200 |
15 |
|
BV quận, huyện |
645 |
45 |
1.405 |
45 |
2.300 |
45 |
1 |
BV Quận 1 |
15 |
2 |
50 |
2 |
50 |
2 |
2 |
TTYT Quận 3 |
10 |
2 |
20 |
2 |
50 |
2 |
3 |
BV Quận 4 |
20 |
2 |
50 |
2 |
50 |
2 |
4 |
TTYT Quận 5 |
5 |
1 |
10 |
1 |
20 |
1 |
5 |
BV Quận 6 |
20 |
2 |
50 |
2 |
80 |
2 |
6 |
BV Quận 7 |
20 |
2 |
50 |
2 |
80 |
2 |
7 |
BV Quận 8 |
20 |
2 |
50 |
2 |
80 |
2 |
8 |
TTYT Quận 10 |
10 |
1 |
15 |
1 |
20 |
1 |
9 |
BV Quận 11 |
20 |
2 |
50 |
2 |
100 |
2 |
10 |
BV Quận 12 |
50 |
2 |
100 |
2 |
150 |
2 |
11 |
BV Quận Bình Tân |
50 |
2 |
100 |
2 |
150 |
2 |
12 |
BV Quận Bình Thạnh |
10 |
2 |
30 |
2 |
50 |
2 |
13 |
BV Quận Phú Nhuận |
15 |
2 |
30 |
2 |
50 |
2 |
14 |
BV Quận Tân Bình |
30 |
2 |
50 |
2 |
80 |
2 |
15 |
BV Quận Tân Phú |
30 |
2 |
100 |
2 |
150 |
2 |
16 |
BV Quận Gò Vấp |
30 |
2 |
100 |
2 |
150 |
2 |
17 |
BV Thành Phố Thủ Đức |
50 |
2 |
100 |
2 |
200 |
2 |
18 |
BV Huyện Bình Chánh |
50 |
2 |
100 |
2 |
150 |
2 |
19 |
BV Huyện Củ Chi |
50 |
2 |
100 |
2 |
150 |
2 |
20 |
BV Huyện Nhà Bè |
20 |
2 |
40 |
2 |
80 |
2 |
21 |
BV Lê Văn Thịnh |
50 |
3 |
100 |
3 |
200 |
3 |
22 |
BV Lê Văn Việt |
20 |
2 |
40 |
2 |
60 |
2 |
23 |
TTYT Cần Giờ |
50 |
2 |
70 |
2 |
150 |
2 |
|
BV tư nhân |
150 |
- |
150 |
- |
150 |
- |
1 |
BV Quốc Tế Minh Anh |
5 |
|
5 |
|
5 |
|
2 |
BV ĐK Hoàn Mỹ SG |
20 |
|
20 |
|
20 |
|
3 |
BV ĐK Hồng Đức 3 |
20 |
|
20 |
|
20 |
|
4 |
BV ĐK Quốc Ánh |
20 |
|
20 |
|
20 |
|
5 |
BV ĐK Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức |
20 |
|
20 |
|
20 |
|
6 |
BV ĐK Tâm Anh TP.HCM |
5 |
|
5 |
|
5 |
|
7 |
BV ĐK Xuyên Á |
20 |
|
20 |
|
20 |
|
8 |
BV ĐK QT Vinmec Central Park |
5 |
|
5 |
|
5 |
|
9 |
BV FV |
5 |
|
5 |
|
5 |
|
10 |
BV Gia An 115 |
10 |
|
10 |
|
10 |
|
11 |
BV Triều An |
20 |
|
20 |
|
20 |
|
1 Ước tính thời gian điều trị nội trú trung bình 7 ngày/ca.
2 Ước tính số ca điều trị nội trú chiếm 60% tổng số ca đến khám tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3 Ước tính số ca nặng cần hồi sức bằng 10% tổng số ca được nhập viện.
4 Tổng số chai dịch truyền Lactate Ringer = Số ca nặng mới/ngày x 03 chai x 30 ngày.
5 Tổng số chai dịch truyền cao phân tử = Số ca nặng mới/ngày x 09 chai x 30 ngày.
6 Tổng số đơn vị máu và chế phẩm máu = Số ca nặng mới/ngày x 02 đơn vị x 30 ngày.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.