ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 30 tháng 01 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TÔM MẶN LỢ NĂM 2024
Thực hiện Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025; trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 49/SNN-TS ngày 08/01/2024 và ý kiến thống nhất của các Thành viên UBND tỉnh bằng phiếu Giấy và điện tử, UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi tôm mặn lợ năm 2024” trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm nước mặn lợ để có cơ sở dữ liệu về các thông số môi trường nước phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả, bền vững.
- Quan trắc, giám sát chất lượng nước nhằm cung cấp thông tin, cảnh báo chất lượng môi trường, kịp thời khuyến cáo đến người dân các biện pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm.
2. Yêu cầu
- Công tác tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa giữa các cấp, các ngành, địa phương cơ sở để triển khai đồng bộ.
- Thực hiện các biện pháp quan trắc, cảnh báo đến tận các vùng nuôi tôm mặn lợ.
- Chủ động các thiết bị, dụng cụ để phục vụ công tác quan trắc kịp thời.
- Kết quả quan trắc, giám sát chất lượng nước phải được cung cấp kịp thời, khuyến cáo đến người dân các biện pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng quan trắc: Tôm nuôi mặn lợ.
2. Thời gian thực hiện: Tháng 4 năm 2024 đến tháng 8 năm 2024.
3. Địa điểm và số mẫu quan trắc
*Tiêu chí chọn vùng và điểm quan trắc:
- Vùng quan trắc môi trường là vùng nuôi tôm mặn lợ tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng quan trắc phải phục vụ lợi ích cho cộng đồng.
- Điểm quan trắc có tính ổn định, đại diện cho toàn vùng, xác định được tọa độ.
- Không trùng lặp với các chương trình quan trắc môi trường khác của Trung ương.
* Địa điểm quan trắc: thực hiện tại 7 xã của 7 huyện/thành phố/thị xã trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Nguồn nước cấp vùng nuôi tôm ao đất:xã Đan Trường- huyện Nghi Xuân, xã Đỉnh Bàn - huyện Thạch Hà, xã Thạch Mỹ - huyện Lộc Hà, xã Thạch Hạ - thành phố Hà Tĩnh, xã Cẩm Lộc - huyện Cẩm Xuyên, xã Kỳ Ninh - thị xã Kỳ Anh, xã Kỳ Thư - huyện Kỳ Anh (tại vị trí cống cấp hoặc kênh cấp chung của toàn vùng đã được xác định vị trí tọa độ).
Bảng 1: Tọa độ các điểm nước cấp quan trắc
TT |
Địa điểm |
Tọa độ điểm nước cấp |
Ghi chú |
|
Tọa độ X (°B) |
Tọa độ Y (°Đ) |
|||
1 |
Đan Trường |
18.707672 |
105.763035 |
|
2 |
Thạch Hạ |
18.392551 |
105.899222 |
|
3 |
Đỉnh Bàn |
18.416360 |
105.929199 |
|
4 |
Thạch Mỹ |
18.407667 |
105.881988 |
|
5 |
Cẩm Lộc |
18.234371 |
106.085980 |
|
6 |
Kỳ Ninh |
18.119190 |
106.338272 |
|
7 |
Kỳ Thư |
18.105655 |
106.275689 |
|
* Số mẫu và thời gian quan trắc:
Bảng 2: Số mẫu và thời gian quan trắc
TT |
Địa điểm |
Tháng (số lượng mẫu thu theo tháng) |
Tổng |
||||
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|||
I |
Mẫu định kỳ |
|
|||||
1 |
Đan Trường |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
2 |
Thạch Hạ |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
3 |
Đỉnh Bàn |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
4 |
Thạch Mỹ |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
5 |
Cẩm Lộc |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
6 |
Kỳ Ninh |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
7 |
Kỳ Thư |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
II |
Mẫu đột xuất |
05 |
|||||
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
75 |
Ghi chú: thu mẫu đột xuất khi có sự cố xảy ra về môi trường, dịch bệnh, hoặc có hiện tượng bất thường gây bất lợi cho nghề nuôi.
4. Thông số và tần suất quan trắc
Bảng 3: Thông số và tần suất quan trắc
Điểm quan trắc |
Thông số quan trắc |
Tần suất quan trắc |
Ghi chú |
Quan trắc khu vực nước cấp |
Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ trong, độ mặn, độ kiềm |
2 lần/tháng |
Thông số kiểm tra tại hiện trường |
N-NH4+, N-NO2-, P-PO43- ,TSS, mật độ và thành phần tảo độc, Vibrio sp |
2 lần/tháng |
Thông số kiểm tra tại phòng thí nghiệm |
* Tần suất quan trắc:
Thành lập tổ công tác để kiểm tra, lấy mẫu quan trắc chất lượng nguồn nước cấp các vùng nuôi tôm mặn lợ tập trung trên địa bàn toàn tỉnh với tần suất 02 lần/tháng.
5. Dụng cụ và phương pháp quan trắc
Các thông số Nhiệt độ, độ mặn, độ trong, pH, độ kiềm, oxy hòa tan đo tại hiện trường bằng máy đo và các bộ test môi trường.
Các chỉ tiêu môi trường như Chất hữu cơ lơ lửng (TSS), N-NH4+, N-NO2-, P-PO43-, mật độ và thành phần tảo độc,Vibrio sp … được kiểm tra tại phòng thí nghiệm.
Đơn vị thu mẫu: Chi cục Thủy sản phân công cán bộ phối hợp với địa phương tiến hành thu mẫu gửi đơn vị phân tích mẫu, kiểm tra các chỉ tiêu tại hiện trường.
Đơn vị phân tích mẫu: hợp đồng với đơn vị có các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực thực hiện nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản.
6. Xử lý kết quả, thông tin quan trắc
Sau mỗi đợt quan trắc, kết quả sẽ được xử lý, gửi về các địa phương và các đơn vị liên quan bằng văn bản; được đăng tải trên trang web ngành (Website: sonongnghiephatinh.gov.vn) và các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh, đồng thời báo cáo kết quả quan trắc về Cục Thủy sản.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch: nguồn sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bố trí trong dự toán đầu năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nguồn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện một số nội dung sau:
a) Chi cục Thủy sản:
- Phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Trên cơ sở khối lượng công việc hàng năm, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Phân công cán bộ phối hợp với địa phương và các hộ nuôi thu mẫu gửi đơn vị quan trắc, kiểm tra các chỉ tiêu tại hiện trường. Tổng hợp làm văn bản thông báo kết quả quan trắc, công văn khuyến cáo gửi các huyện, thị xã ven biển, thành phố Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước đồng thời tăng cường quản lý vùng nuôi, hướng dẫn các cơ sở nuôi quy trình nuôi trồng thủy sản an toàn, hiệu quả, các biện pháp quản lý môi trường,…
- Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện; định kỳ, đột xuất tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, tham mưu đề xuất Cục Thủy sản, UBND tỉnh để chỉ đạo.
b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
Tăng cường, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: theo dõi và tích hợp kết quả quan trắc vào dữ liệu môi trường nền của Tỉnh phục vụ công tác quản lý. Thực hiện theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước mặt các vị trí tiếp nhận nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, khu chăn nuôi, khu dân cư đổ vào khu vực cấp nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh; thông tin cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những diễn biến bất thường để phối hợp khuyến cáo người nuôi trồng có kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình và cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục truyền thông các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, về các giải pháp quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển và thành phố Hà Tĩnh: chỉ đạo các phòng, bộ phận có liên quan, UBND các xã trong vùng quan trắc phối hợp với đơn vị quan trắc, các đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch quan trắc đã được phê duyệt. Chỉ đạo, triển khai kịp thời các biện pháp xử lý, phòng ngừa và khắc phục khi nhận được bản tin quan trắc, cảnh báo môi trường của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Ủy ban nhân dân xã và cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng quan trắc:
- Phối hợp, hỗ trợ đơn vị quan trắc, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường được kịp thời, hiệu quả. Khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản báo ngay cho UBND xã để báo cáo UBND huyện/thị xã/thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; thu thập, ghi chép đầy đủ các số liệu, thông tin có liên quan và kịp thời cung cấp thông tin, số liệu về môi trường khi có yêu cầu của cơ quan quản lý. Áp dụng các biện pháp xử lý, phòng ngừa, khắc phục theo hướng dẫn của cơ quan quản lý.
6. Đơn vị quan trắc môi trường:
- Phân tích, xử lý số liệu, tổng hợp kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo kế hoạch quan trắc môi trường được phê duyệt.
- Sau khi có kết quả quan trắc, đơn vị quan trắc phải gửi báo cáo và bản tin quan trắc môi trường đến Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổng hợp cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường và các thông tin khác có liên quan cung cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị, địa phương, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh theo quy định; theo chức năng, nhiệm vụ, tham mưu, đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.