ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 476/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 04 tháng 08 năm 2015 |
Căn cứ Thông báo kết luận của Ban bí thư tại Công văn số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”;
Căn cứ Quyết định số 16/QĐ-UBQG ngày 24/3/2015 về việc ban hành Kế hoạch truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hưởng tới đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 của Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 25/01/2014;
Căn cứ Quyết định 974/QĐ-UBND ngày 16 tháng 03 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN tỉnh Nghệ An năm 2015;
Ban VSTBPN tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hướng tới đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự đồng thuận và ủng hộ của cả hệ thống chính trị và người dân, về lợi ích tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhờ đó thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Góp phần nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
- Nội dung truyền thông cần phản ánh đúng vai trò, sự đóng góp và tham gia của nam giới và nữ giới trong quản lý, lãnh đạo. Không truyền tải nội dung, hình ảnh mang tính định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
- Hình thức truyền thông cần đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và địa bàn dân cư.
- Khuyến khích huy động mọi nguồn lực để triển khai các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Hoạt động truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tập trung triển khai thực hiện từ tháng 7/2015 đến khi kết thúc kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
- Lãnh đạo và cán bộ các cơ quan sở, ban, ngành ở cấp tỉnh và các địa phương.
- Lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí truyền thông, phát thanh và truyền hình của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và địa phương.
- Các tầng lớp người dân trong đó chú trọng đến đối tượng nam giới.
Kế hoạch này được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
- Biên soạn và xuất bản tờ rơi tuyên truyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.
- Phối hợp với các ngành có liên quan biên soạn, xuất bản bản tin, chuyên san, ấn phẩm tuyên truyền về kết quả, thành tựu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, về vai trò, vị trí và sự đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực.
- Nhân bản và in ấn các các sản phẩm tranh cổ động, pano, áp phích, sản phẩm truyền thông gắn với bộ thông điệp truyền thông bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Trong đó, lưu ý có các sản phẩm truyền thông phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng miền.
- Cung cấp kịp thời các tài liệu nguồn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, ấn phẩm truyền thông, sản phẩm truyền thông để tuyên truyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thông qua các Hội nghị, Hội thảo, khóa tập huấn của ban, ngành, cơ quan có liên quan và các hoạt động tại cộng đồng...
- Sản phẩm truyền thông có thể bao gồm sản phẩm được sử dụng làm quà tặng như Sổ, bút, đồ lưu niệm, trang phục cổ động...và các sản phẩm tiện ích khác đi kèm thông điệp truyền thông bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (hướng tới bầu cử) cho đội ngũ báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan truyền thông ở cấp tỉnh và các địa phương.
- Tổ chức đối thoại, chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới, bao gồm bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, trong đó ưu tiên chủ đề tuyên truyền về năng lực, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm kiến thức kỹ năng truyền thông về giới, bình đẳng giới trong chính trị cho đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên và cán bộ, lãnh đạo làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thành, thị.
- Hỗ trợ Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Nghệ An duy trì các chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hưởng ứng bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trên các phương tiện truyền thông như báo viết, trang điện tử và phát thanh truyền hình.
- Xây dựng các sản phẩm truyền thông, chương trình truyền hình thực tế, phim ngắn, đối thoại về vai trò, vị trí và sự đóng góp của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói chung.
- Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới với các tổ chức khác như tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các Quỹ, bên cạnh việc cùng tham gia thực hiện các nội dung truyền thông phù hợp nêu trên, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phù hợp với đặc thù đơn vị như:
- Lồng ghép việc thông tin, tuyên truyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, đối thoại giao lưu trao đổi, các sự kiện hoạt động tại cộng đồng.
- Xây dựng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới nói chung về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam nói riêng nhân các sự kiện, ngày kỷ niệm.
- Đưa thông điệp bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị vào các sản phẩm truyền thông, kênh và các phương tiện truyền thông phù hợp, sáng tạo và hiệu quả.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực Ban VSTBPN tỉnh)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương trong việc hướng dẫn tổ chức hoạt động đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ; triển khai các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các huyện, thành, thị nhằm huy động sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ chức liên quan tại Việt Nam để xây dựng các tài liệu, sản phẩm truyền thông, các thông điệp truyền thông phù hợp.
- Thí điểm tổ chức các hoạt động truyền thông cộng đồng nhằm phát hiện, cổ vũ tuyên truyền để nhân rộng các điển hình tiên tiến.
- Xuất bản và phát hành các sản phẩm truyền thông bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị cho các Ban VSTBPN sở, ngành và địa phương.
- Huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Tổ chức Oxfam và các tổ chức trong và ngoài nước khác xây dựng, triển khai “Chiến dịch truyền thông diện rộng về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị”.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai các hoạt động của kế hoạch này, định kỳ báo cáo (báo cáo sơ kết và tổng kết) và đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ban.
- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch kinh phí để tổ chức các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hướng tới đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và địa phương.
- Ban VSTBPN các huyện, thành, thị chủ động xây dựng phát hành thông điệp, pano, áp phích, tranh cổ động truyền thông bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị để truyền thông trên địa bàn huyện, thành, thị.
- Chủ động triển khai, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch truyền thông trong các hoạt động chuyên môn của đơn vị, địa phương. Phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện các hoạt động truyền thông trên diện rộng, có tính lan tỏa trong cộng đồng; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương, báo ngành để xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền theo định kỳ về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Kêu gọi và huy động thêm các nguồn lực kỹ thuật, tài chính từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia để thực hiện Kế hoạch này.
- Xây dựng báo cáo kết quả triển khai gửi Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Nghệ An trước tháng 5/2016 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; Tỉnh ủy, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam.
3. Thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Nghệ An
- Theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo thực hiện các nội dung của kế hoạch truyền thông trên lĩnh vực quản lý của sở, ngành mà thành viên đang công tác hoặc các sở, ngành, địa phương mà thành viên đó được phân công phụ trách theo dõi, đôn đốc thực hiện.
- Huy động và tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp cùng tham gia triển khai kế hoạch này.
- Chủ động kiểm tra, giám sát tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông trên các lĩnh vực quản lý.
Trong quá trình triển khai có vướng mắc đề nghị phản ánh về Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh) để được hướng dẫn và phối hợp xử lý./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.