ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4754/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 11 năm 2018 |
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 461/QĐ- TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;
Thực hiện Kế hoạch số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3545/SNN-CCPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông sản khó khăn.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản... theo hình thức liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn lớn để củng cố, phát triển hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.
- Phấn đấu đến năm 2020 huy động được 50% tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia có hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản.
- Hỗ trợ người dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, mở rộng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Triển khai, hỗ trợ thực hiện các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của địa phương như lúa, thanh long, quýt đường, nho, hải sản,… giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Xây dựng các mô hình liên kết trong cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, quy trình kỹ thuật; liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia mô hình thí điểm.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản trị, sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã tham gia các chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao, kể cả thí điểm đưa cán bộ hợp tác xã đi đào tạo tại nước ngoài. Hỗ trợ hợp tác xã tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ nông sản.
- Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất an toàn (GAP) cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia thí điểm mô hình liên kết.
- Hỗ trợ xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu. Tổ chức, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển nông nghiệp, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị.
- Theo dõi, tổng kết đánh giá, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
2. Hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở các địa phương
- Xây dựng ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu nông sản của đại phương; hỗ trợ cho việc xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuỗi giá trị trong việc phát triển kinh tế xã hội và vai trò nòng cốt của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay.
- Vận động, thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng hợp tác xã tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực quản trị, tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ, năng lực về thông tin; về thương mại và tiếp cận thị trường.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, cụ thể: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 57/2018/NĐ- CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp; Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018-2020.
- Hỗ trợ hợp tác xã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp có năng lực tiêu thụ nông sản; nghiên cứu tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã hiệu quả thấp để cùng sáp nhập với hợp tác xã hoạt động hiệu quả trên cùng địa bàn, trong cùng lĩnh vực.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; đề xuất hỗ trợ đặc thù cho các hoạt động xúc tiến thương mại của các hợp tác xã nông nghiệp.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế như Socodevi, SNV, Jica… để hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc các địa phương thực hiện các nội dung của Kế hoạch; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với một số Hiệp hội, doanh nghiệp, tổng công ty và các địa phương lựa chọn địa bàn tổ chức xây dựng mô hình điểm chuỗi liên kết một số ngành hàng chủ lực của địa phương
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ưu tiên hỗ trợ các dự án về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã.
- Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí triển khai Kế hoạch này trong dự toán ngân sách sự nghiệp của ngành tại thời điểm lập dự toán, gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan huy động các nguồn lực để hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
3. Sở Tài chính
- Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch này trong dự toán ngân sách theo khả năng cân đối ngân sách địa phương.
- Hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ và phối hợp kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch.
4. Sở Công thương
Phối hợp các sở, ngành hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, thủy sản; hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ.
5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước các cấp về hợp tác xã nông nghiệp và đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp về năng lực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này.
6. Hội Nông dân tỉnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện kế hoạch đối với hội viên nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Vận động các chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi là hội viên Hội Nông dân tham gia tích cực vào chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho thành viên hợp tác xã, các chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi là hội viên của Hội Nông dân.
7. Hiệp hội Thanh long, Hiệp hội Thủy sản, Hội Lâm nghiệp
- Các tổ chức hội nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương và các cơ quan liên quan để vận động, tuyên truyền người dân tham gia hợp tác xã theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và gắn kết chuỗi giá trị nông sản.
- Kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết để đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả trên địa bàn.
- Rà soát các Chương trình, Kế hoạch đã được ban hành để điều chỉnh, bổ sung nội dung, giải pháp tổ chức thực hiện và bố trí nguồn lực hỗ trợ phù hợp với Kế hoạch.
Yêu cầu các sở, ngành, các địa phương và các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.