ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 6 năm 2016 |
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú;
Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú;
Căn cứ Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú;
Căn cứ Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT , ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Sau khi xem xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 50/TTr-SGDĐT ngày 28/5/2016 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú giai đoạn 2016-2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020 với các nội dung sau:
- Huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến lớp; tạo môi trường, điều kiện ngày càng thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện của học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, nhất là học sinh dân tộc thiểu số.
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số.
- Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, giảm bớt sự chênh lệch về giáo dục giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 21 trường PTDTBT gồm 20 trường PTDTBT trung học cơ sở, 01 trường PTDTBT tiểu học (thành lập mới 11 trường, trong đó: 10 trường PTDTBT trung học cơ sở, 01 trường PTDTBT tiểu học).
II. QUY MÔ, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
Số trường dự kiến thành lập 11 trường, trên cơ sở chuyển đổi từ các trường trung học cơ sở và trường tiểu học thành trường PTDTBT giai đoạn 2016-2020 gồm: 10 trường PTDTBT trung học cơ sở, 01 trường PTDTBT tiểu học.
Dự kiến quy mô số lớp, số học sinh: Bậc tiểu học: 17 lớp, 269 học sinh; bậc trung học cơ sở: 101 lớp, 3.042 học sinh. Trong đó, số học sinh dân tộc thiểu số là 2.896 học sinh, tỷ lệ 95,20%; số học sinh bán trú là: 1.576 đạt tỷ lệ 54,41% tỷ lệ này được duy trì ổn định.
TT |
Trường PTDTBT |
Tổng số HS |
Tổng số HS bán trú |
Tỷ lệ % |
Năm dự kiến thành lập |
Huyện Lâm Bình |
|
|
|
|
|
1 |
Trường PTDTBT THCS Phúc Yên |
181 |
91 |
50.55 |
2017 |
2 |
Trường PTDTBT THCS Hồng Quang |
215 |
120 |
55.81 |
2018 |
Huyện Na Hang |
|
|
|
|
|
3 |
Trường PTDTBT THCS Đà Vị |
363 |
224 |
61.70 |
2016 |
4 |
Trường PTDTBT THCS Yên Hoa |
325 |
171 |
52.60 |
2017 |
5 |
Trường PTDTBT THCS Sơn Phú |
156 |
129 |
82.70 |
2018 |
Huyện Chiêm Hóa |
|
|
|
|
|
6 |
Trường PTDTBT THCS Phúc Sơn |
429 |
215 |
50.11 |
2016 |
7 |
Trường PTDTBT THCS số 1 Hùng Mỹ |
139 |
40 |
28.80 |
2018 |
8 |
Trường PTDTBT THCS Tri Phú |
258 |
69 |
26.70 |
2019 |
9 |
Trường PTDTBT Tiểu học Hoa Trung |
269 |
30 |
11.15 |
2019 |
Huyện Hàm Yên |
|
|
|
|
|
10 |
Trường PTDTBT THCS Hùng Đức |
602 |
320 |
53.15 |
2016 |
Huyện Yên Sơn |
|
|
|
|
|
11 |
Trường PTDTBT THCS Trung Minh |
105 |
57 |
54.28 |
2020 |
Tổng số |
3.042 |
1.576 |
|
|
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hệ thống trường PTDTBT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh dân tộc thiểu số và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập.
3.2. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông gắn với phát triển năng lực tự học, ý thức tự quản của học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ chính khóa phù hợp nội dung giáo dục đặc thù như phát huy bảo tồn văn hóa dân tộc, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, giáo dục học sinh bán trú kỹ năng sống; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở trường PTDTBT; chú trọng việc dạy học 2 buổi/ngày và các giờ tự học buổi tối trong khu nội trú.
3.3. Củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tăng cường đầu tư ngân sách, huy động, lồng ghép các nguồn lực, chương trình, dự án, ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường PTDTBT, xây dựng bổ sung các công trình phụ trợ thiết yếu phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh bán trú, gồm phòng ở nội trú, giường nằm, nhà bếp, nhà ăn tập thể, công trình vệ sinh, nước sạch, điện đáp ứng nhu cầu được ăn, ở tại trường an toàn, thuận lợi cho học sinh bán trú. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục đối với các trường PTDTBT, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
3.4. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tổ chức rà soát, bố trí đủ số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các trường PTDTBT theo quy định, đồng thời đảm bảo cơ cấu, chất lượng đội ngũ đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDT BT về chuyên môn, nghiệp vụ và các chuyên đề giáo dục đặc thù nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện cho học sinh bán trú. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Đẩy mạnh việc tự đánh giá trong cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
3.5. Tổ chức tốt công tác tuyển sinh, công tác tuyển sinh và xét duyệt học sinh bán trú được ăn, ở trong các trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ đang học trong các trường phổ thông phải được thực hiện công khai, dân chủ, công bằng, đúng đối tượng và theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách và các quyền lợi khác cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường PTDTBT theo đúng quy định.
1. Tổng kinh phí để thực hiện: 159.103 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập: 33.801 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên, nhân viên và học sinh: 125.302 triệu đồng.
2. Phân kỳ thực hiện Kế hoạch
- Năm 2016: 23.085 triệu đồng.
- Năm 2017: 23.733 triệu đồng.
- Năm 2018: 34.414 triệu đồng.
- Năm 2019: 38.441 triệu đồng.
- Năm 2020: 39.428 triệu đồng.
3. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch
- Kinh phí cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm của tỉnh.
- Kinh phí xây dựng cơ bản hằng năm của tỉnh.
- Kinh phí lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kinh phí huy động hợp pháp từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện tăng cường công tác quản lý, giáo dục trong các trường phổ thông dân tộc bán trú nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục các trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết việc triển khai kế hoạch hằng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổng hợp những vướng mắc, phát sinh của các sở, ngành, địa phương để tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo kịp thời.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh hằng năm lồng ghép, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học hằng năm nhằm hoàn thành chỉ tiêu phát triển hệ thống trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Hằng năm, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ và học sinh các trường PTDTBT theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí thực hiện Kế hoạch theo các quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước.
4. Sở Nội vụ
Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo định mức biên chế sự nghiệp trong các trường PTDTBT theo đúng quy định hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh các trường PTDTBT.
5. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, và Ủy ban nhân dân các huyện tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc về nhiệm vụ, mục đích tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, tính chất chuyên biệt của trường phổ thông dân tộc bán trú.
6. Ủy ban nhân dân các huyện
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển trường PTDTBT trên địa bàn theo lộ trình đảm bảo hiệu quả.
- Chỉ đạo thực hiện việc xét duyệt và phê duyệt kết quả xét duyệt học sinh bán trú của các trường PTDTBT trên địa bàn; xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú cho từng năm học theo đúng quy định.
- Quyết định thành lập, chuyển đổi trường PTDTBT; thu hồi quyết định thành lập; chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc quyết định cho phép tổ chức hoạt động, đình chỉ tổ chức hoạt động các trường PTDTBT trên địa bàn theo đúng Quy chế hiện hành.
- Căn cứ lộ trình phát triển của trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo việc lập hồ sơ thành lập trường PTDTBT, tổ chức thẩm định điều kiện, trình thành lập trường PTDTBT và quyết định việc thành lập trường PTDTBT theo quy định.
- Đảm bảo điều kiện về đội ngũ: Bố trí đủ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các trường phổ thông dân tộc bán trú nhằm đáp ứng công tác giảng dạy và quản lý học sinh bán trú theo quy định.
- Hằng năm, huy động, lồng ghép và bố trí kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo quy hoạch đất xây dựng các trường PTDTBT;.
- Đảm bảo các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên các trường PTDTBT và học sinh bán trú để các trường PTDTBT tổ chức tốt việc ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho học sinh bán trú.
Định kỳ, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phát triển hệ thống trường PTDTBT tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020; căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh, bổ sung, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động gửi văn bản đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.