ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 452/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 31 tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2024
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 Phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 về việc ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh về việc quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Kế hoạch số 346/KH-UBND ngày 18/10/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2030.
Ủy ban dân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, cụ thể như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
1. Hiện trạng sản xuất, môi trường nuôi trồng thủy sản
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, với trên 18.000 ha diện tích mặt nước, trong đó có khoảng 2.300 ha ao hồ nhỏ, 100.000 m3 thể tích nuôi cá nước lạnh, 1.100 ha hồ chứa và hàng trăm ha ruộng canh tác hiệu quả thấp có thể chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2023 đạt trên 800 tỷ đồng góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động và phát triển thủy sản gắn với du lịch.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sản xuất nuôi trồng thủy sản Lào Cai cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tồn tại lớn về môi trường, dịch bệnh; nguồn nước ngày càng suy giảm về số lượng, chất lượng, ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp dẫn đến động vật thủy sản thường xuyên bị nhiễm bệnh. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra một số bệnh ở động vật thủy sản: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHNV), tỷ lệ chết có thể lên đến 90% đàn cá, đặc biệt ở các trại cá giống tỷ lệ nhiễm và chết có thể lên đến 100%; bệnh hoại tử tuyến tụy (IPNV), tỷ lệ chết cao (70%) ở cá hồi con (giai đoạn cá giống), với tỷ lệ tử vong tích lũy từ 10% đến 90% đàn cá; bệnh nấm, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, gây chết rải rác, chết nhiều ở mức độ nặng ở tất cả giai đoạn cá giống và cá thương phẩm trong suốt quá trình nuôi.
Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản năm 2023 chỉ tiêu COD, BOD, N-NO2-, N-NH4+ vượt giới hạn cho phép và tại một số điểm nước Độ kiềm thấp. Các mẫu cá xét nghiệm cho kết quả cá có tỷ lệ nhiễm khuẩn (Streptococcus sp, Aeromonas sp) cao và nhiễm vi rút KHV, TiLV, IHNV, IPNV, nấm mang, nấm hạt ở cường độ từ trung bình đến cao.
Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản nếu được thực hiện thường xuyên sẽ giúp thông tin, dự báo kịp thời diễn biến môi trường, dịch bệnh vùng nuôi, mùa vụ nuôi, từ đó giúp người dân chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước và phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Vì vậy, việc quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản của tỉnh là rất cần thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
2. Kết quả sản xuất thủy sản năm 2023
Sản lượng thủy sản các loại năm 2023 đạt 12.300 tấn, đạt 100,8% kế hoạch năm, trong đó:
- Nuôi thủy sản ao hồ nhỏ: Diện tích hiện có 2.300 ha; năng suất bình quân năm 2023 đạt 4,57 tấn/ha; sản lượng năm 2023 đạt 10.520 tấn.
- Nuôi cá nước lạnh đạt 900 tấn:
+ Thể tích nuôi bồn bể đạt 100.000 m3, sản lượng đạt 749 tấn, tập trung tại các huyện: Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà nhưng tập trung chủ yếu ở thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát.
+ Thể tích nuôi nuôi cá lồng 7.220 m3, sản lượng đạt 151 tấn tập chung tại thị xã Sa Pa.
- Nuôi cá hồ chứa, mặt nước lớn: Diện tích hiện đang nuôi 308 ha; sản lượng năm 2023 đạt 300 tấn.
- Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa: Số lượng lồng nuôi hiện có 627 lồng (cá nước lạnh 361 lồng, cá truyền thống 311 lồng); thể tích đạt 16.600 m3; năng suất nuôi đạt 21 kg/m3; sản lượng nuôi trồng năm 2023 đạt 350 tấn.
3. Kết quả thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản năm 2023
3.1. Thông tin về mẫu
Thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế các huyện, thị xã và các cơ sở nuôi trồng thủy sản định kỳ lấy mẫu. Đã thực hiện lấy 276 mẫu, 1.432 chỉ tiêu phân tích (trong đó: 72 mẫu môi trường nước, 729 chỉ tiêu phân tích; 204 mẫu cá, 703 chỉ tiêu phân tích) tại các điểm: Phú Nhuận và Phong Hải - huyện Bảo Thắng; Quang Kim - huyện Bát Xát; Cốc Ly - huyện Bắc Hà, Ngũ Chỉ Sơn và Ô Quý Hồ - thị xã Sa Pa.
3.2. Chỉ tiêu phân tích
- Mẫu môi trường: Phân tích nhiệt độ, pH, độ kiềm, NO2, NH4, COD, BOD, NH3, H2S, kim loại nặng (Cd, Hg, Pb), thuốc bảo vệ thực vật.
- Mẫu cá xét nghiệm: Vi khuẩn (Aeromonas sp, Streptococus sp, Edwardsiella sp), vi rút (TiLV trên cá rô phi, xác định vi rút SCV trên cá chép, xác định vi rút KHV trên cá chép, trắm cỏ, xác định vi rút (IHNV) trên cá hồi.
4. Kết quả phân tích
4.1. Mẫu môi trường
Kết quả phân tích khu vực nuôi trồng thủy sản nước lạnh môi trường nước có độ kiềm thấp; khu vực nuôi loài cá truyền thống và loài cá có giá trị kinh tế (cá nước ấm) tại một số tháng, nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 cho thấy hàm lượng BOD5, COD, N-NO2, N-NH3, N-NH4+ trong môi trường nước vượt quá giới hạn cho phép, môi trường nước có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ.
4.2. Mẫu cá
- Tại khu vực nuôi trồng thủy sản nước lạnh cá thường bị nhiễm nấm mang (Branchiomyces sp), nấm hạt (Dermocystiudium sp) ở mang và da với cường độ nhiễm từ trung bình đến nặng và nhiễm vi khuẩn Aeromonas sp, Streptococcus sp ở gan và nhiễm vi rút IHNV, IPNV trên cá hồi: Cá nhiễm nấm mang, nấm hạt chiếm tỷ lệ 66,7%, tiếp đến nhiễm khuẩn trên mang, nội tạng chiếm 45,8%, nhiễm vi rút cơ quan tạo máu chiếm 18,8% trên tổng chỉ tiêu phân tích; làm kháng sinh đồ đối với cá nhiễm khuẩn để đưa ra phác đồ điều trị.
- Tại khu vực nuôi các loài cá truyền thống và loài cá có giá trị kinh tế cá chủ yếu bị nhiễm nấm mang (Branchiomyces sp), nấm hạt (Dermocystiudium sp) ở mang và da với cường độ nhiễm từ trung bình đến nặng và nhiễm vi khuẩn Aeromonas sp, vi khuẩn Streptococcus sp, vi rút KHV trên cá trắm cỏ, cá chép, vi rút TiLV trên cá rô phi: Cá nhiễm nấm mang, nấm hạt chiếm tỷ lệ 74,36%, tiếp đến nhiễm khuẩn trên mang, nội tạng chiếm 45,88%, nhiễm vi rút TiLV chiếm 12% trên tổng chỉ tiêu phân tích; làm kháng sinh đồ đối với cá nhiễm khuẩn để đưa ra phác đồ điều trị.
5. Cảnh báo, khuyến cáo
Căn cứ kết quả xét nghiệm định kỳ hàng tháng ngành Nông nghiệp đã thông báo, khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi trồng thủy sản về tình hình dịch bệnh, môi trường nước trong ao nuôi; đồng thời hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật vào từng thời điểm nuôi và điều trị thủy sản mắc bệnh. Do vậy, đã góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng thủy sản, năm 2023 sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 12.300 tấn (cá truyền thống và loài có giá trị kinh tế đạt 11.400 tấn, cá nước lạnh đạt 900 tấn), đạt 100,8% so với kế hoạch năm.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hiệu quả, bền vững.
- Đánh giá hiện trạng môi trường thông qua mạng lưới quan trắc, kiểm soát mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi trồng thủy sản để có khuyến cáo, hướng dẫn kịp thời cho người nuôi trồng thủy sản.
- Đảm bảo các vùng nuôi đối tượng chủ lực (cá hồi, cá tầm), vùng nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế (cá chép, cá trắm, cá rô phi đơn tính), nuôi lồng bè được quan trắc và cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường.
- Kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được chuyển tải nhanh nhất đến cơ quan quản lý, người nuôi và các tổ chức, cá nhân liên quan nhằm giảm thiểu thiệt hại do tác động của môi trường trong quá trình nuôi.
2. Yêu cầu
- Thực hiện lấy mẫu tại các khu nuôi thủy sản cá nước lạnh và cá truyền thống, cá có giá trị kinh tế.
- Tần xuất lấy mẫu phù hợp theo tình hình sản xuất, thực tế, kịp thời.
- Địa điểm lấy mẫu phải mang tính đại diện cao cho khu vực để nâng cao hiệu quả cảnh báo.
- Chỉ tiêu quan trắc phân tích mẫu môi trường nước, mẫu bệnh thủy sản để cảnh báo đến người dân chủ động các biện pháp kỹ thuật phòng chống.
IV. NỘI DUNG
1. Địa điểm quan trắc môi trường
Tại các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh (vùng nuôi thủy sản ao hồ nhỏ, vùng nuôi cá lồng, vùng nuôi cá nước lạnh) theo Kế hoạch số 21/KH-UBDN ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quan, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai:
- Quan trắc vùng nuôi trồng thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm): 02 điểm tại phường Ô Quý Hồ, xã Ngũ Chỉ Sơn của thị xã Sa Pa.
- Quan trắc vùng nuôi các loài cá truyền thống, loài có giá trị kinh tế cao tại 04 điểm/03 huyện:
+ Huyện Bảo Thắng quan trắc vùng nuôi trồng thủy sản trong ao hồ nhỏ 02 điểm tại xã Phú Nhuận và thị trấn nông trường Phong Hải.
+ Huyện Bát Xát quan trắc vùng nuôi trồng thủy sản trong ao hồ nhỏ 01 điểm tại xã Quang Kim.
+ Huyện Bắc Hà quan trắc vùng nuôi trồng thủy sản trong lồng, bè trên hồ thủy điện 01 điểm tại xã Cốc Ly.
2. Đối tượng, thông số, tần suất quan trắc và giám sát
2.1. Đối tượng quan trắc
Thủy sản nước lạnh (cá tầm, cá hồi), các đối tượng nuôi cá truyền thống và loài cá có giá trị kinh tế. Kết quả quan trắc giúp người nuôi nắm được hiện trạng môi trường để có biện pháp quản lý chất lượng nước phù hợp bảo vệ môi trường, thúc đẩy đầu tư thâm canh sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao giá trị sản xuất/ha canh tác.
2.2. Thông số quan trắc
- Nhiệt độ, pH, độ kiềm, NO2, NH4, COD, BOD, NH3, H2S, kim loại nặng (Cd, Hg, Pb), thuốc bảo vệ thực vật.
- Vi khuẩn (Aeromonas sp, Streptococus sp, Edwardsiella sp), vi rút, nấm, ký sinh trùng và các tác nhân khác gây bệnh cho động vật thủy sản.
2.3. Tần suất quan trắc môi trường
- Nhiệt độ, pH, độ kiềm, NO2, NH4, COD, BOD, NH3, H2S; vi khuẩn (Aeromonas sp, Streptococus sp, Edwardsiella sp), vi rút, nấm và các tác nhân khác gây bệnh cho động vật thủy sản thực hiện quan trắc định kỳ 01-02 lần/tháng để theo dõi, đánh giá quy luật và diễn biến, biến động các chỉ tiêu phục vụ xây dựng cơ cấu giống, thời vụ hàng năm và phòng ngừa dịch bệnh phù hợp.
- Kim loại nặng (Cd, Hg, Pb), thuốc bảo vệ thực vật thực hiện quan trắc 2-4 lần/năm.
Ngoài ra thực hiện quan trắc đột xuất khi có diễn biến bất thường của thời tiết và khi khu vực nuôi có dấu hiệu xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
3. Phương pháp, thời gian quan trắc
Theo hướng dẫn tại Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện: 438.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm ba mươi tám triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách tỉnh theo Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 tỉnh Lào Cai.
(Cỏ dự toán chi tiết kèm theo)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cảnh báo môi trường, dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường, cảnh báo tới người dân; đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ, người dân để có biện pháp khắc phục kịp thời giảm thiểu thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản:
+ Tham gia giám sát chất lượng nước tại cơ sở sản xuất của mình.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản trong quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.
+ Kịp thời thông báo các diễn biến bất thường của môi trường nuôi trồng thủy sản và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
- Ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc.
2. Sở Tài chính: Cân đối ngân sách, trong phạm vi dự toán đã giao, thẩm định dự toán chi tiết do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, thống nhất dự toán làm căn cứ triển khai thực hiện.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định.
4. Các cơ quan truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn để cán bộ và nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân, giảm ô nhiễm môi trường.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn bố trí nhân lực tham gia các nội dung liên quan như: Phối hợp tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản và lấy mẫu môi trường nước và mẫu cá để thực hiện công tác phân tích, xét nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng nước và bệnh để đưa ra cảnh báo cho người dân.
- Hướng dẫn người dân nuôi trồng thủy sản quan trắc, giám sát chất lượng nước tại khu vực nuôi của mình.
- Khuyến cáo người dân thực hiện phòng dịch là chính, chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ BIỂU: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số: 452/KH-UBND ngày 31/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
ĐVT: 1.000 đồng
TT |
NỘI DUNG |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
|
Tổng cộng |
|
|
|
438.000 |
|
I |
Chi phí xét nghiệm chỉ tiêu mẫu nước, mẫu cá trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
355.240 |
Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 |
1 |
Lấy mẫu, xét nghiệm, kháng sinh đồ đối với vi khuẩn steptococus, Aeromonas, Edwardsiella, nấm, ký sinh trùng trên cá |
|
|
|
220.240 |
Thông tư số 283/2016/TT-BTC |
1.1 |
Cá truyền thống |
|
|
|
125.680 |
Thông tư số 283/2016/TT-BTC |
- |
Xác định vi khuẩn Aeromonas sp trên cá |
Chỉ tiêu |
72 |
318 |
22.896 |
|
- |
Xác định vi khuẩn Steptococus sp trên cá |
Chỉ tiêu |
72 |
318 |
22.896 |
|
- |
Xác định vi khuẩn Edwardsiella sp trên cá |
Chỉ tiêu |
72 |
318 |
22.896 |
|
- |
Kháng sinh đồ trên cá |
Chỉ tiêu |
72 |
136 |
9.792 |
|
- |
Soi tươi nấm trên cá |
Chỉ tiêu |
144 |
54 |
7.776 |
|
|
Soi tươi ký sinh trùng trên cá |
Chỉ tiêu |
144 |
42 |
6.048 |
|
- |
Xác định vi rút (TiLV, SCV) trên cá trên cá |
Chỉ tiêu |
28 |
646 |
18.088 |
|
- |
Xác định vi rút (KHV) trên cá |
Chỉ tiêu |
28 |
546 |
15.288 |
|
1.2 |
Cá nước lạnh |
|
|
|
78.240 |
|
- |
Xác định vi rút trên cá hồi |
Chỉ tiêu |
24 |
546 |
13.104 |
|
- |
Xác định vi rút trên cá tầm |
Chỉ tiêu |
24 |
546 |
13.104 |
|
- |
Soi tươi nấm trên cá hồi, cá tầm |
Chỉ tiêu |
48 |
54 |
2.592 |
|
- |
Soi tươi ký sinh trùng trên cá |
Chỉ tiêu |
48 |
42 |
2.016 |
|
- |
Xác định vi khuẩn trên cá hồi |
Chỉ tiêu |
72 |
318 |
22.896 |
|
- |
Xác định vi khuẩn trên cá tầm |
Chỉ tiêu |
72 |
318 |
22.896 |
|
- |
Kháng sinh đồ trên cá |
Chỉ tiêu |
12 |
136 |
1.632 |
|
1.3 |
Chi phí mẫu cá |
|
|
|
16.320 |
|
- |
Mẫu cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) |
Mẫu |
48 |
190 |
9.120 |
Mỗi đợt lấy 2 - 4 mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu (12 đợt x 4 con cá tầm, cá hồi) |
- |
Mẫu cá truyền thống |
Mẫu |
72 |
100 |
7.200 |
Mỗi đợt lấy 2-3 mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu (12 đợt x 6 con cá truyền thống) |
2 |
Chi thực hiện Quan trắc môi trường, lấy mẫu phân tích, xét nghiệm cảnh báo phòng trừ dịch bệnh thủy sản tại các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
135.000 |
Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 |
- |
Nhiệt độ |
Chỉ tiêu |
72 |
55 |
3.960 |
Thực tế |
- |
pH |
Chỉ tiêu |
72 |
90 |
6.480 |
|
- |
Độ kiềm |
Chỉ tiêu |
72 |
160 |
11.520 |
Thực tế |
- |
NO2 |
Chỉ tiêu |
72 |
200 |
14.400 |
|
- |
NH4 |
Chỉ tiêu |
72 |
210 |
15.120 |
|
- |
COD |
Chỉ tiêu |
72 |
200 |
14.400 |
|
- |
BOD |
Chỉ tiêu |
72 |
165 |
11.880 |
|
- |
NH3 |
Chỉ tiêu |
72 |
185 |
13.320 |
|
- |
H2S |
Chỉ tiêu |
72 |
185 |
13.320 |
|
- |
Thuốc bảo vệ thực vật |
Chỉ tiêu |
12 |
1.500 |
18.000 |
|
- |
Cd |
Chỉ tiêu |
12 |
350 |
4.200 |
|
- |
Hg |
Chỉ tiêu |
12 |
350 |
4.200 |
|
- |
Pb |
Chỉ tiêu |
12 |
350 |
4.200 |
|
II |
Chi phí lấy mẫu, gửi mẫu |
|
|
|
75.720 |
|
1 |
Phụ cấp lưu trú cán bộ lấy mẫu: 02 người x 6 điểm xã x 12 lần/năm x 200.000 đ/người/ngày |
Ngày |
144 |
200 |
28.800 |
Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2018 |
2 |
Tiền đi lại: |
Km |
12.048 |
|
30.120 |
|
- |
Lào Cai - Quang Kim (Bát Xát): 02 người x 14 km/lượt x 02 lượt x 12 lần x 4.000 đồng/km |
Km |
672 |
2.5 |
1.680 |
|
- |
Lào Cai - Cốc Ly (Bắc Hà): 02 người x 62 km/lượt x 02 lượt x 12 lần x 4.000 đồng/km |
Km |
2.976 |
2.5 |
7.440 |
|
- |
Lào Cai - Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa): 02 người x 60 km/lượt x 02 đợt x 12 lần x 4.000 đồng/km |
Km |
2.880 |
2.5 |
7.200 |
|
- |
Lào Cai - Ô Quý Hồ (Sa pa): 02 người x 40 km/lượt x 02 lượt x 12 lần x 4.000 đồng/km |
Km |
1.920 |
2.5 |
4.800 |
|
- |
Lào Cai - Phong Hải (Bảo Thắng): 02 người x 35 km/lượt x 02 lượt x 12 lần x 4.000 đồng/km |
Km |
1.680 |
2.5 |
4.200 |
|
- |
Lào Cai - Phú Nhuận (Bảo Thắng): 02 người x 40 km/lượt x 02 lượt x 12 lần x 4.000 đồng/km |
Km |
1.920 |
2.5 |
4.800 |
|
3 |
Phí gửi mẫu (chi cho người vận chuyển mẫu) |
|
|
|
16.800 |
|
- |
Lào Cai - Hà Nội và ngược lại |
Đợt |
24 |
500 |
12.000 |
|
- |
Phụ cấp lưu trú |
Ngày |
24 |
200 |
4.800 |
|
Ill |
Chi phí dụng cụ bảo quản mẫu |
|
|
|
7.040 |
|
1 |
Thùng xốp, đá lạnh: 72 thùng x 70.000đ |
Thùng |
72 |
70 |
5.040 |
Thực tế |
2 |
Gang tay: 10 hộp x 100.000đ |
Hộp |
10 |
100 |
1.000 |
|
3 |
Khẩu trang: 8 hộp x 50.000đ |
Hộp |
8 |
50 |
400 |
|
4 |
Túi Zíp |
Kg |
5 |
120 |
600 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.